Không biết từ bao giờ trong dân gian lưu truyền câu: Thứ nhất chơi chữ, thứ nhì chơi tranh, thứ ba chơi sành, thứ tư chơi cảnh... Chơi chữ đứng đầu trong bốn thú chơi tao nhã của người xưa.
Không cần kén chọn nội thất để hiện hữu như chơi tranh, không kén chọn đẳng cấp xã hội như chơi sành- sứ cổ vật; cũng không kén chọn giàu sang hay khốn khó,... Ai cũng có thể chơi chữ nếu yêu thích vẻ đẹp và ý nghĩa của từng con chữ.
(Trên đầu chữ NHẪN một con đao)
Người dân Việt xưa tuy cuộc sống nghèo nhưng rất ưa chuộng chữ "Thánh hiền". Mỗi dịp tết đến xuân về, người ta thường đến xin chữ các ông đồ về treo
|
lên tường nhà, trang trí như một bức tranh trong dịp tết với tâm nguyện học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng và mong điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. |
|
Người già xin chữ "Phúc"- "Lộc"- "Thọ"; con trẻ xin chữ "Thành", chữ "Đạt"; sĩ tử đi thi thì xin chữ "Đăng khoa"; Chồng vợ- Anh em- Bạn bè và một số mối quan hệ khác thì xin chữ "Nhẫn", chữ "Tĩnh", chữ "Định"....hay các câu: Phúc mãn đường; Đức lưu quang...
Thiên hạ kính trọng thầy đồ về sự học, sự hiểu, sự nho nhã, khiêm cung và khẳng khái...Thầy đồ cũng vì thế mà rất giữ gìn. Người xin chữ và cho chữ đều rất cung kính, nghiêm cẩn. Những năm đầu thế kỷ XX, chữ Nho bị yếm thế. Người ta quay lưng với chữ Nho và sống cách tân hối hả trong sự nuối tiếc của những nhà Nho và những người ưa nếp sống cũ.
Gần đây, cuộc sống ổn định hơn, no đủ dư rả hơn, người ta quay lại khôi phục những giá trị truyền thống như chơi chữ trong dịp tết đến xuân về. Để tôn vinh chữ Việt và cũng là để cho dễ đọc, ai cũng đọc được và tự hiểu theo cách của mình...thế là thư pháp Việt ra đời và phát triển bên cạnh thư pháp chữ Nho truyền thống.
|
6 nhận xét:
Chơi chữ là thú chơi tao nhã, nhưng không phải ai cũng biết chơi. Mình cũng chưa thuộc loại "biết chơi" nên cũng chẳng dám chơi chữ. Có rất nhiều trường hợp, khách đến nhà chỉ chữ treo trên tường hỏi đây là chữ gì, chủ nhân cũng chẳng biết, hoặc nhầm chữ nọ thành chữ kia. Ngay cả hoành phi, câu đối nơi bàn thờ Tổ tiên, có nhiều người cũng không biết đọc như thế nào, và khi đọc còn chưa biết thì chắc gì đã hiểu được nghĩa của những chữ đó.
Tết năm ngoái, có một thầy đồ ở Sơn Tây tặng mình mấy chữ "Tri bất tri thượng" mà cho đến giờ mình có treo đấy, nhưng hiểu hết nghĩa của mấy chứ đó thì chưa. Huhu.:(
- Sáng nay ở Văn Miếu khai mạc cho chữ rồi. Không biết sau vụ Đồ thi- đồ đểu ấy thì mọi người đón nhận cái thú này thế nào nữa.
- "Tri bất tri thượng" là câu của Lão Tử, theo tôi nghĩa là: Biết điều không biết là cao (siêu).
Nói chơi chữ thì mình hiểu là có 2 cách chơi .Thứ nhất chơi chữ theo kiểu ngữ nghia như chơi đối chữ (ra câu đối và đối lại lối chơi này thì thường các nhà nho đố nhau .Cách thứ 2 là chơi tranh chữ mà TQ gọi là thư họa.Truyền thống này ở ta thường chơi vào dịp tết âm lịch các gia đình có hiểu biết thường ra xin chữ của các cụ đồ nho chữ đẹp viết lên giấy điều mong ước năm mới có được như "phúc lôc thọ' làm ăn thì xin chữ tài người về hưu thì xin chữ tâm,hay chữ tĩnh đang phẫn đấu điều gì mà gặp khó khăn thì xin chữ nhẫn ,con cháu đang học hành thì xin chữ Trí ..v..v và ..v..v.Nhưng cách chơi tìm hiểu kỹ thì rất cầu kỳ .Tìm được thầy chữ đẹp rất khó,rồi giải trình nguyện vọng hoàn cảnh của mình thầy đồ theo đấy mà khuyên treo chữ gì ,như thế nào thì dùng chữ trí (trí thức) hay dùng chứ chí (chí hướng},thế nào thì dùng chữ tài (tài lộc} hay chữ tài (tài năng}..v v.. nói chung là cầu kỳ rắm rối .Thôi vài lời chém gió các bạn đừng cười nhé
OK NgCuong50. Ông chiết tự rõ ràng tường tận thế là rất dễ hiểu. Là cách dựa vào sự đa nghĩa của từ ngữ. Ví dụ như : Da trắng vỗ bì bạch (!). Giai thoại giữa bà Đoàn Thị Điểm với trạng Quỳnh...
Vậy ra chữ "Nhẫn" gồm 2 chữ chồng lên nhau là chữ "Đao" đặt trên chữ "Tâm". Bầy tui mới suy ra rằng "Nhẫn" nghĩa là "Tâm Đao".
Theo Hán- Việt, chữ "Nhẫn" được tạo bởi hai chữ: chữ "đao" và chữ "tâm" và thể hiện theo cách: chữ "đao" đặt trên chữ "tâm". Người xưa nói: Luyện tính "nhẫn" như lúc nào cũng có lưỡi dao đè lên người là vậy.
Đăng nhận xét