Bản thân mình là một thằng lười mà viết càng lười hơn .Nhưng nghi đến thời ky ở trường trỗi rất nhiều kỷ niệm lại kéo về trong tâm tưởng ,nhưng viết ra thì thật là khó mình thuộc loại dốt văn mà.
nghĩ mãi mới ra một cách nhớ lại theo thời gian nhớ đến đau viết đến đấy ,để các bạn cùng hồi tưởng với mình.
VÀO TRƯỜNG
Cương hôi câp2 là học sinh trường Nguyen Trãi2 (để phân biệt với NT3 lúc đó mới đươc thành lập ở đường Giang Văn Minh ).1965 đang học ở lớp 7D cùng lớp với Lê Việt Bắc .Một hôm giờ ra chơi Bắc khoe với mình :" ngày mai tao đi học ở trường thiếu sinh quân đấy " . Thế là trưa đi học về mình bắt mẹ vào hỏi các chú trong thành xin cho mình lên trương . Lúc đó khoảng tháng 2 tháng 3 năm 65 sau vụ vịnh Bắc Bộ năm 64 các gia đình ở Ha Nội đã đưa các con đi sơ tán rồi . Ba chị mình được giao nhiệm vụ đi quản lý hai em gái mình ở nơi sơ tán ở nhờ nhà người bà con họ hàng ở Thường Tín Hà Đông . Mình còn ở Hà Nội là có trách nhiệm chủ nhật đưa gạo và đồ tắc tế cho chị và hai đứa em ở nơi sơ tán . Khi đó ý bà mẹ mình cũng không muốn để mình đi nhưng vì cứ đòi đi lý do là ở nhà toàn con gái nên bà suy nghĩ cân nhắc rồi cũng vao trong thành bộ đội xin cho mình đi .Thế là mình đi khám sức khỏe rồi làm hồ sơ rồi lên trường . Mình lên trương là không theo đợt tổ chức của bộ đội nên phải tự đi . Ông anh rể chông bà chị cả mình đưa đi . Đi tàu hoả từ HN lên ga Sen Hồ rồi đi nhờ xe com măng ca của bộ đội đến phố Thắng rồi vào trai Hòe . Luc đi trên tàu găp bố con Khắc Kh̀ảm cũng vào trường nên bốn người cùng đi . Trương lúc bấy giờ là doanh trại của cán bộ chuẩn bị đi B nên cũng khá đơn sơ ,toan bộ la nhà tranh tre nứa lá tường trát rơm trộn đất sét quét vôi . Cả doanh trại khoảng 3-4 ha nằm trên một quả đồi thâp miên trung du thương thấy . đằng sau bếp và nhà ăn có một dong nông giang lòng 3-4m nước khá trong anh em chúng ta hay ra tắm , còn lại xung quanh doanh trại là các đồi trẩu .Theo trí nhớ của mình doanh trại hơi giống hình thước thợ . Nhà bếp va nhà ăn vuông góc với hai dãy nhà . K3 (thưc ra lúc ở trại Hòe mới có 3 lớp ,lớp 7 k3,lớp 6 k4,lớp 5 k5 ) ở dãy phía đông k5 ở dãy đối diên qua môt cái sân chiều rộng bằng đúng chiều dai của dãy nhà ăn dãy nhà của mấy ông cán bộ đi B
Hêt dãy nhà của k3 & k5 môt cái sân bóng đá khá rộng dãy nhà của k4 nằm ở hai đầu sân bóng -về điểm này Cương nhớ không rõ lắm nhưng chăc chắn là k4 nằm ở phía sân bóng . Thế là bắt đầu cuộc sống doanh trại ,cuộc sống tập thể .
Nhớ ngày đầu tiên vào trường ,lúc đến doanh trai đã sang buổi chiều ,nộp giấy tờ xong bậc phụ huynh ra về ,Cương và Khảm chưa có bat nên phải ăn sau mới mượn được bát ,Chiến Thăng bị mât bát cũng cùng ăn . Mình nhớ lúc đó hôi Dương Thanh ,Việt Bắc ,Hữu Hoàng xúm vaò chọc Chiến Thắng bao hai thăng mình phải ăn nhanh lên không Thắng ăn hết phần .Sau này mới biết Chiến Thắng ở nhà quen ăn ngon rồi nên vào mâm ăn hết cái gì ngon là buông bát ra về . Nghe nói Bùi Vjnh tức quá lấy bát của CT vưt đi ̃.Kể lại cho vui các bạn đừng tự ái nhé .Hồi đó vì mới thành lập nên lên trường chủ yếu là các bạn gần thành cửa bắc ; khu 25 Phan Đình Phùng khu Ly Nam Đế ,khu Trần Phú ,Điên Bien Phủ ,khu Nam Đồng . K3 chia thành 2 lớp ,1 lớp học Trung văn ,1 lớp hoc Nga văn tiếp tục theo trương trình của các trương ở Ha Nọi . Nhưng lúc này cuộc sống sinh hoạt thì khác hẳn ở nhà , hoàn toàn giống như cuộc sống của một anh lính . 11 chế độ sinh hoạt trong ngày của bộ đội được thực hiện nghiêm chỉnh . Cũng sáng dậy gấp chăn màn ,tập thể dục ăn sáng theo hiệu lệnh kẻng ,cũng kiểm tra nội vụ theo diều lệnh quân đội , tập điều lệnh đội ngũ của quân đội , cũng báo đọng khẩn cấp tính thời gian như anh lính . Chỉ có vài điểm khác là :
Thứ nhất : Lúc đó anh em chúng ta mới co 13 14 15 tuổi
Thư hai : Các bậc Phụ huynh của chúng ta có lẽ sợ nhà nước còn nghèo nên xung phong đóng tiền nuôi dưỡng chúng ta
Thứ ba : lúc đó vì tập trung vào chiên đấu nên trường vhQĐ tạm thời không chiêu sinh là bộ đội số lượng lớn nên các cô giáo thày giáo của trường VHQĐ chuyển sang dạy chúng ta vì thế tên và con dấu của trường đều là trường VHQĐ ,sau này lấy tên là trương Nguyễn văn Trỗi nhưng tất cả giấy báo điểm gửi về nhà chúng ta đều đóng dấu trường VHQĐ (dưới bài này tôi sẽ đưa một phiếu báo điểm cho các bạn xem )
Về điểm này có rất nhiều bạn băn khoăn và hay tự đặt tên cho trường chúng ta là trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi ; Nhưng điều này là không chính xác ,vì nếu tra văn bản giấy tờ thì không tìm đâu ra trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi . Nhưng về thực chất lúc đó chúng ta là những chú thiêu sinh quân không thể gọi khác đi được . Với cách đào tạo ren luyện như vậy chỉ có các trương thiếu sinh quân mới có .
Bắt đầu cuộc sống của những chú lính nhỏ cũng khá hay ,mình không biết có bạn nao nhớ nhà tối lên giường trùm chăn khóc lén không chứ mình thi không . Lên lớp học thì vẫn học trương trình phổ thông bình thường , ngoài giờ học trên lớp là sự xen kẽ giữa các buổi tự ôn và tập quân sự . Phải nói là lúc đó viêc tập quân sự anh em chúng ta rất nghiêm chỉnh và rất chính qui ,đồng thời các thầy cô duy trì việc học tâp , rèn luyện của chúng ta nghiêm khắc đúng như trong doanh trại quân đọi (bởi vi các thầy cô đều là sĩ quan quân đội mà ). Ngày thường có rât ít thời gian rỗi .Sáng dâỵ vệ sinh cá nhân tâp thể dục ,đi ăn sáng ,kiểm tra nội vụ xong lên lớp học . Trưa về ăn trưa rồi ngủ trưa , chiều học ôn và tập quân sự . Tất nhiên học vẫn là chính nhưng mọi hoạt động đều phải đi theo đội ngũ như trong doanh trại quân đội .Có lẽ anh em chúng ta sống quá quen với nếp sống đó rồi nên thấy rất bình thương nhưng giờ nghĩ lại so sánh vơi các trương nội trú khác thì mới thấy cuộc sống sinh hoạt như thế là rất nghiêm nhặt .Một lẽ nữa là đại đa số chúng ta đều ở trong quân đội nên cách sinh hoạt như thế là tất nhiên . Thời gian đó có lẽ thoải mái nhât là chủ nhật .Được tự do đi chơi và nghỉ ngơi . Nhớ lại hồi ấy ra phố Thăng sang nhât là ăn phở của HTX ăn uống ngoài phố Thắng ,bây giờ cũng chẳng nhớ được mùi vị của nó nhưng nhớ là ăn ở đấy là ngon rồi .một lần ra phố Thăng cùng Quốc Chính Trung Việt và Ha Đông ,điqua trại Cờ thấy một con chim (hình như là con cà cưỡng họ nhà sáo ) bị mắc lưới tơ của một con nhện to chân vằn đen vằn vàng ở trong bụi tre già (Con nhện này quả là đặc biệt nếu hồi ấy mà bắt cả con nhện thì bây giờ có một tiêu bản động vật quí hiếm rồi ) .Quốc Chính vào bắt đưa cho Trung Việt ,về Trung Viêt nôi được một thời gian thả ra thì nó đi mất . Thời giaǹ nghỉ không đi chơi thì ra nông giang tắm nước trên miền trung du khá trong và mát ,dòng nông giang không sâu chi độ ngang ngực nhưng thế là bơi đươc rồi . Nhưng dòng nông giang̃ này có một đoạn ống ngầm để đóng hoăc mở nước cho dòng nong giang thấp hơn một chút ,thế là có sáng kiến lặn qua ống ngầm sang bên kia .theo trí nhớ của mình thì Phi Hùng là người đầu tien lặn qua ống ngầm sau đó anh em theo cũng lặn qua được . Học hết học kỳ 2 lớp 7 thì bọn mình chuyển sang trại cờ thi hết cấp 2 .Lúc này nhà trường chuẩn bị chuyển lên Đai Tư Thái Nguyên . Khóa 3 lên lớp 8 nhà trường băt đầu tổ chức câp 3 vì thế có khóa 1 (lớp 10 ) và khòa 2 ( lớp 9) . Và như thế là sang hồi 2 " Yên Mỹ Đại Từ Thái Nguyên"
Ng Cương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Hồi đó ,khi được lên thăm các anh ,ấn tượng lớn nhất là dòng nông giang này ,vừa sạch vừa mát lại không sâu ,em cũng đã được tắm ở đó một lần ,rất đã . Em Võ
Ở trường mới TQ, K3 xuống giúp K8 làm vệ sinh cá nhân. Cả mùa đông tuyết trắng, người kcó mồ hôi nên chúng e nghĩ chẳng cần tắm làm gì, đầu đứa nào cũng có chấy(chí), cả trung đội có 1cái lược bí, fải xếp hàng đợi đến lượt. K3 người chịu trách nhiệm "làm thịt" em là a Bình "tây".
Nay em muốn cảm ơn a Bình và gửi cho a Bình vài cái ảnh, xem trong dsách kcó mobil, Mail - các anh chị K3 có thể giúp em không ? thanks
nmtuấnK8
tunoto@yahoo.com.vn YM:tuancafe
0909231549
Phụ huynh đóng tiền cho con đi học trường Trỗi không phải là xung phong vì sợ nhà nước còn nghèo, mà chế độ tài chính nó phải thế. Dù rằng cái được về kinh tế, tinh thần an tâm công tác, ... hơn nhiều cái phải đóng góp.
Mà với quân đội thì giữ được đội giáo viên của nhà trường cho thời gian sau bằng cách dậy dỗ bọn trẻ cho bố mẹ chúng an tâm cũng là tối ưu, hơn là điều các thầy cô đi làm việc khác.
Tóm lại Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi là phương án tình thế tối ưu khi đó với tất cả các bên liên quan. Năm 1970 tình thế thay đổi thì phương án tình thế không còn cần thiết nữa nên Trường giải tán các cháu chứ các thầy vẫn ở lại là vì thế.
Phạm Bình, NR 8458091, CQ 8249461.
Tôi có xem bài của Đại tá Tuấn Linh (hình như có cả chức danh tiến sỹ nữa) viết về thời kì trường Trỗi ở Trại Hòe. Xem mà thấy tồi tội cho mấy thằng lỏi con (tính theo tuổi hồi đó, chứ nay thì các "bố" thành bố, thành ông cả rồi).
Nghĩ cho cùng, con cái mà ẵm bế mãi cũng không được, phải cho chúng chà xát với đời thì mới nên người (ví dụ đã nên người như lính Trỗi chẳng hạn).
HCQuang K4
Đăng nhận xét