Thượng tướng Trần Sâm sinh ngày 5/4/1918. Quê quán: xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông tham gia cách mạng từ năm 1938 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Tháng 8/1945, ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa và giành chính quyền ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tháng 9 năm đó, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban tỉnh Quảng Trị. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ năm 1946, ông gia nhập Vệ quốc đoàn và trưởng thành từ chính trị viên Chi đội Thiện Thuật, đến Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 (Trung đoàn Trần Cao Vân - Trung đoàn chủ lực của Trị Thiên Huế). Ngày 18/5/950, ông được cử vào Bộ Tư lệnh Liên khu 4. Từ năm 1950 đến 1953, ông là Phó chỉ huy trưởng Phân khu Bình Trị Thiên rồi Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 4. Từ năm 1953 đến năm 1957, ông là Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1954, ông là Ủy viên Đảng ủy tiếp quản Thủ đô, là một trong số 11 uỷ viên do ông Trần Quốc Hoàn làm Bí thư. Từ năm 1957 đến 1960, ông giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Năm 1960,Viện Kỹ thuật Quân sự trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng được thành lập trên cơ sở Viện Nghiên cứu Quân giới, ông đã được cử làm Viện trưởng đầu tiên, từ năm 1960 đến năm 1963. Từ năm 1963 đến năm 1965, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Sau đó, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt nam qua các giai đoạn (1965 -1974 và 1975 -1976). Ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật trong thời gian từ năm 1974 đến năm 1975. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông được giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư (1976 - 1982). Từ năm 1982 - 1990, Ông trở lại Bộ Quốc phòng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ 1982 - 1986, ông còn kiêm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Kinh tế. Ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV, đại biểu Quốc hội các khoá III, V, VII. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác. Ông mất ngày 13/8/2009 tại TP.HCM.
Mời các bạn K3 tập trung tại Nhà tang lễ BQP Số 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp vào lúc 11hoo sáng thứ năm 20/08 để viếng bác Trần Sâm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Xin gửi lời chia buồn đến gia đình anh Trần Hùng k3.
HThành ơi, chia buồn với gia đình Trần Hùng thì "chuẩn" rồi, còn chia buồn với Trần Hùng thì ... không được.
HCQuang
Ừ, hồi trước cùng ở đơn vị cũ.
Đăng nhận xét