Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Suối Bom Bo


Một bức ảnh của Trỗi K3 được quyền công bố
(Bài gửi đăng SRTKL tập 3)



Có thể Đồng đội Trỗi không tin khi tôi đang sở hữu một bức Ảnh, chụp toàn cảnh ngay tại khu rừng núi năm xưa tại Thái Nguyên, bên con Suối Bom bo năm nào thuộc Xã An Mỹ. Con Suối đã chứng kiến nhiều vô kể những kỷ niệm
“Một thời tuổi thơ Thiếu sinh quân”. Bức ảnh dẹp lắm với cảnh thiên nhiên núi rừng không bao giờ dổi thay dù đã 45 năm, dẹp hơn cả là cảnh Nuy, Trần Truồng, của những Thiếu sinh Quân năm xưa khi đó chỉ 10, hay 11 hoặc 13,14 tuổi, nay đã là các “Thiếu sinh U60”, la hét cười nói bơi lội, lặn ngụp, kệ cho dòng nước trôi, chảy, chúng tôi sướng, và núi rừng cũng sung sứơng cùng Chúng tôi.
Tuổi U60 mới cảm nhân, và nhớ lai hình ảnh năm xưa tôi là đứa con Trai, là cháu Đích tôn mới 14 tuổi lên đường “Nhập Ngũ”. vào học Trường TSQ Nguyễn văn Trỗi, đóng quân tai rừng núi bên con suối này mà chúng tôi gọi nó là Bom Bo. ...Chúng tôi Tự hào đã trở thành “Trai nam nhi_Rất nhí “ nhỏ con được mang trên người bộ Quân phục ngay tại nơi đây.
Những thế hệ đi trước trong gia dinh tôi như Ông Nội, các Cô Chú rồi Bố tôi đều là Bộ đội Cụ Hồ…Ba thế hệ Bộ dội, và tiếc là khi có con lại là gái không nối tiếp …Khi đó không ai xa lạ_ Các Bác các Cô Chú thậm chí cả Người quen với gia đình đều nói Nó lên đó làm sao chịu nổi, chứ chưa nói học tập và rèn luyện, có theo được không? Từng đợt, từng tốp lẻ, rồi hàng chục rồi hàng trăm cứ thế lên Trường….. Các Anh Chị K1,2 Chúng Tôi K3 và các Em K4,5,6…7, 8 hầu như ở các tỉnh, đông nhất là Hà nội , mặt búng ra sữa, toàn thư sinh công tử bột, lần lượt vè đây với con suối này. Tất cả dược mang bộ quân phục mang cái mác Học Viên và cứ thế sống học tập rèn luyện lao động theo chế độ, kỷ luật của môt Quân Nhân. Cũng lập tổ Tam tam, 3 người sau mỗi ngày học tập lao động là dốc bầu tâm sụ, góp ý cho nhau phấn đấu học giỏi, phấn đấu vào Đòan, thậm chí có lúc còn tâm sự riêng với Súng. Những khẩu súng vô tri vô giác nếu súng đối với binh sỹ được ví như Vợ, còn với chúng tôi TSQ, ví như người Tình, người yêu một khi không biết giãi bày với ai, hay phải dấu kín một bí mât riêng, ngoài súng bên người, còn có con suối, rừng núi này, ghi lại một cách âm thầm những ước mong mau tốt nghiệp để đi chiến đấu , mau dược sống chung trong không khí cả nước đang chống Mỹ cứu nước, mau được như một kẻ trưởng thành và bây giờ tại con suối này chúng tôi đồng đội khóa 3 số Đại tá hay cán bộ cao cấp, chiếm phần đông và dần dần về hưu đang vô tư, lặn ngụp bơi lội. Hình ảnh đó, có Tôi và có Đồng đội sao Tôi lại không biết ơn và sao có thể không ghi nhớ. “Bởi cái gốc của vấn đề”, một khi kết qủa với đa số thât trọn vẹn, và không như ý với ai còn dở dang, bề bộn, luôn vô tư vượt qua.

Nhớ những ngày đầu, chúng tôi cùng nhau vào rừng chặt tre, tìm nứa, vác củi về nơi gọi là doanh trại để dựng lán trại, thật khẩn trương để kịp ngày khai Trường, không thể tưởng tưởng nổi vì có đứa nào phải làm những việc như thế. Rồi 15 tháng10 năm 1965 . Từ khóa 1 đến 5 ( lớp 6 đến lớp 10) trên dưới nghìn học viên TSQ, với bộ quân phục, mũ gắn Quân hiệu Quân đội Nhân Dân VN trên cổ áo không có ve đỏ, không có sao … Chúng tôi chỉnh tề dứng thành đội ngũ, tự hào đón buổi lễ khai Trường…Có nghĩa từ ngày hôm nay được gia đình xã hội công nhận là Bộ đội Cụ Hồ, đây sẽ là thế hệ nối tiếp Chống Mỹ cứu nước. Đối diện trên lễ đài toàn thể Thầy Cô giáo, các đại diện trong ngoài Quân đội trang nghiêm chào cờ, tuyên bố ra mắt, không ồn ào không phô trương, rất bí mật. Im lặng nuốt từng lời, nghe các phát biểu. Với ai lúc này tôi không rõ nhưng tôi rất xúc đông và nhớ mãi … Chưa qua một, hai giờ đã có không ít các TSQ lần lượt thụp xuống, bị say nắng, chưa quen …Riêng K3 chỉ vài Bạn còn các lớp nhỏ nhiều hơn đang được các Thấy cô giáo và y bác sỹ nhanh chóng đưa ra ngoài, sơ cứu ,cho nghỉ ngơi…Đa số vẫn đứng nghiêm dồn đội hình vào thế chỗ tới phút cuối. Như vậy đó mỗi khi gặp lại nhau luôn kể lại và nhớ về khu đất bằng phẳng được tạm phát quang dùng cho buổi lễ. Tôi nhớ như in xung quanh rậm rịt cây cối …Buổi lễ được ghi hình bởi các Bác làm Điện ảnh QĐ…Ngày hôm đó “an toàn tuyệt đối, tránh được con mắt điện tử của máy bay Mỹ…Chỉ Chúng tôi biết. Rồi và rồi…

Đã có nhiều Bạn đồng lứa không phải là TSQ “ thực sự muốn” được như chúng tôi . Chúng tôi dưới cái nhìn thời chiến bị xem là né tránh tìm đường thuận lợi trong khi mọi thanh niên trên toàn quốc đang hừng hực xung phong đi cứu nước. Có biết không bao gian khổ thời chúng tôi phấn đấu dể vượt qua. Chúng tôi không chặn lòng bởi có niềm tin. Có thể vài người không thấy hết giá trị mà Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã mang lại. Chúng tôi biết chỉ có công ơn các Thầy cô giáo người được chọn lựa, là người xuất sắc nhất dạy dỗ chúng tôi, mới được như hôm nay, chúng tôi có môi trường với nề nếp, kỷ cương Quân Đội mới tạo ra giá trị đó. Sau 45 năm bản thân tôi và nhiều các Học viên đã thấu hiểu về truyền thống Trường tạo bản lĩnh, phát triển và trưởng thành dù trong hoàn cảnh nào…Có hơn ba chuc dồng đội đã hy sinh, không ít được công nhận là Anh hùng, liệt sỹ, thương bệnh binh. Tương ứng với ai đó đã có các Bạn là TSQ hiện đang giữ chức vụ Thứ bộ trưởng, phó Thủ tướng và nhiều Bạn trong Quân đội mang hàm tướng, và đếm không hết những sỹ quan cao cấp Thượng, đại tá…

Thái Chi

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

"...Các Anh Chị K1,2 Chúng Tôi K3 và các Em K4,5,6…7, 8 "
Bài tràn đầy những kỷ niệm, hay và xúc động, tuy nhiên có điều là khoá dưới chưa chắc đã là "em", học muộn hơn không có nghĩa là ít tuổi hơn, Trỗi 7,8 tóc bạc nhiều hơn khoá 2 cơ đấy.
BT

tualinh nói...

Xem bức ảnh này nhớ lại : ở vách bờ phía bên trái Bom bo có một cây trám cao vút thẳng đứng. Nhìn thấy quả chi chít ở trên cành mà ko tài nào lấy được.lúc đó ở K3 duy nhất chỉ có Tống Thái Liên là đủ sức ném đá tới vòm lá.Một lần theo anh Liên đi tắm,tôi đã chứng kiến anh ấy ném-bằng tay trái,hết sức mạnh-trám rơi lả tả,mấy thằng nhỏ con tụi tôi tha hồ nhặt và 'chén' ngay tại chỗ. Cây đó là trám đen.
Cám ơn anh T.T.Liên!

Nặc danh nói...

Bức ảnh thật tuyệt! Ai bảo chỉ chân dài mới dám nude! Bụng bia cũng nude được chớ bộ!

4SG

HCQuang nói...

Địa danh "lịch sử".
Hồi đó bà con gọi là "suối Bom bom". Do có bài hát "Tiếng chày trên Sóc Bom bo" nên sau này quân ta (có lẽ vậy) mới chuyển thành Bom bo.
Chả biết tui nhớ đúng không.