(BS.LÊ QUYÊN)
Thuật ngữ "Cảm" theo Ðông y để chỉ những tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thường vào cơ thể. Yếu tố thường gặp nhất là lạnh, và những rối loạn cơ thể do nhiễm lạnh được gọi là cảm lạnh. Ðông y gọi cảm lạnh là "Thương hàn" – nó khác với bệnh Thương hàn (Typhoid) của Tây y.
Khi hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn tà, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Chính khí, tức khí dương (hay còn gọi là khí thái dương), là năng lực tự vệ của cơ thể con người chống lại tất cả mọi sự tấn công của những biến chuyển khí hậu, thời tiết bên ngoài (gió, mưa, lạnh, nóng, khô...). Khí dương này ở trên bề mặt da vào ban ngày và lui vào trong tạng phủ vào ban đêm. Do đó, người ta dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, nơi có gió lùa hoặc trong môi trường quá lạnh.
Khí dương (hay khí thái dương) trong cơ thể do 2 kinh mạch thống lĩnh là kinh Túc thái dương bàng quang và Thủ thái dương tiểu trường. Sự phân bố của 2 kinh này chi phối toàn bộ phần sau cơ thể, được xem như hàng rào ngoài cùng để bảo vệ cơ thể. Khi khí lạnh phá vỡ được hàng rào này và xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân.
Vì sao bị cảm?
Dĩ nhiên thủ phạm chính là khí lạnh, nhưng như đã nói trên, khí lạnh chỉ xâm nhập cơ thể và gây bệnh được khi khí dương của cơ thể suy yếu hoặc khi khí dương "chìm" vào trong. Một số yếu tố thuận lợi làm giảm sức chống đỡ của cơ thể là:
- Lao lực hoặc lao tâm: Làm việc quá sức mà không để ý đến sức khỏe hoặc không có điều kiện bồi dưỡng cơ thể đúng mức sẽ làm khí dương bị phân tán, suy yếu.
- Ăn uống lạnh: Ăn uống quá nhiều đồ lạnh làm cơ thể bị khí lạnh tấn công từ bên trong, do đó khi gặp khí lạnh bên ngoài thì không đủ sức chống đỡ.
- Lo buồn thái quá: Lo nghĩ, buồn bực quá nhiều làm ăn uống kém nên cơ thể suy mòn, khí dương suy giảm.
- Ban đêm khí dương lui vào sâu trong cơ thể (đã nói ở phần trên). Thời gian dễ bị cảm lạnh nhất là từ 11 giờ khuya đến khoảng 3 giờ sáng.
Ðánh gió
Mục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương để cho thấm qua da.
Vật liệu gồm 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại) cạnh tròn, không bén và 1 chai dầu (cù là, dầu nóng...). Có thể dùng 1 củ gừng tươi thay thế cho dầu.
Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng đánh vào vùng đó theo chiều hướng lên hay xuống cũng được. Gọi là "đánh" nhưng thật ra là cạo nhẹ nhiều lần cho mặt da nóng lên. Như đã nói, đây là vùng chi phối của 2 kinh Thái dương trong cơ thể.
"Ðánh" gió đến lúc nào thì ngưng? Thường đánh cho đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh, đau nhức cổ gáy. Ða số người dân hiện nay thích đánh gió cho đến khi lưng bầm tím vì cho như thế là "có gió", bầm tím bao nhiêu càng hiệu quả vì "gió" bị trục ra ngoài càng nhiều(!). Ðây là quan niệm sai lầm vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể chúng ta sẽ đáp lại bằng một loạt các chuỗi phản ứng làm những Mastocyte (dưỡng bào) bị vỡ, phóng thích ra một số chất hóa học, trong đó có chất Histamin. Chất này gây ra một số triệu chứng của sự dị ứng và làm tăng tính thấm của các mao mạch dưới da. Do đó, khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu. Vết bầm "có gió" chính là sự xuất huyết dưới da.
Nếu dùng củ gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.
Khi nào không nên đánh gió? Vì mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phương pháp này không thể dùng trong trường hợp cảm nắng, trúng nắng. Nếu làm có thể gây nguy hiểm.
Cháo giải cảm: Tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi. Có khi chỉ cần xắt vài lát hành ta, thêm ít hạt tiêu là đã thành một tô cháo giải cảm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Bá cáo các bác, nhà em không chịu trách nhiệm về nội dung đâu nhé. Nói trước kẻo các bác rầy: trung sỹ bộ binh lại đòi đi bắt mạch, bốc thuốc.
Về "Cháo giải cảm": anh Nam Cao đã nhờ Thị Nở đổ vào mồm Chí Phèo nên các bác yên tâm. Các bài thuốc khác thì "Lang Băm" HCQ vẫn "chịu trách nhiệm về nội dung".
Nhưng nếu không trúng gió thì cạo có rách da cũng không bầm tím được . Còn khi đã trúng gió thì cạo nhẹ cũng bầm tím . Có đại ca nào giải thích được vì sao không ?
NHQue:
Chịu. Người ta nói "cái đồ phải gió" rồi đấm lưng nhau thùm thụp, vậy là: chả ai biết cái thứ "phải gió" nó ra răng. Vì thế, bầm tím hay không bầm tím thì ... chịu.
Tôi thích những thông tin này
Sự thật về đông trùng hạ thảo Việt Nam bạn nên biết
https://dongtrunghathaonepa.com/
Giải mã bí mật đông trùng hạ thảo là gì?
Tác dụng đông trùng hạ thảo
Đăng nhận xét