Жди меня
Константин Симонов
Đợi anh về
(Konstanchin Simônốp)
(Konstanchin Simônốp)
Đợi anh,anh sẽ về
Chỉ cần em gắng đợi,
Dù lá vàng mưa dội
Gợi nỗi buồn tái tê,
Dù tuyết rơi,gió về
Dài thêm ngày vô vọng,
Dù nắng hè rát bỏng
Thiêu đốt nỗi chờ mong
Em ơi,chớ nản lòng
Em của anh,hãy đợi.
Dù ai kia thay đổi
Quên hết những ngày qua,
Dù biền biệt nơi xa
Chẳng một dòng thư tới,
Dù bạn bè mệt mỏi
Bắt đầu chán mong rồi.
Em ơi,giữ vững lòng
Em của anh gắng đợi.
Đợi anh,anh sẽ về
Đừng chúc gì điều tốt
Cho ai đó thầm thì :
Cần quên đi đúng lúc,
Dù mẹ già con dại
Cũng tin anh chẳng còn,
Dù bạn em mỏi mòn,
Thẫn thờ bên bếp lửa
Viếng hồn người nơi xa
Thì em ,chớ ngã lòng
Dốc chén tình cùng bạn.
Đợi anh,anh sẽ về
Diệu kỳ như không thể,
Trông chết cười ngạo nghễ
Người chưa hề rơi lệ,,
Với họ chỉ là : may,
Họ đâu hiểu điều này
May mắn nào có thể.
Trong tứ bề đạn lửa,
Giữ muôn trùng nguy nan,
Có tình em nồng nàn,
Cùng anh vượt cõi chết.
Chỉ hai ta mới biết
Anh vẫn sống trở về
Bởi vì em biết tin,
Lau đi dòng nước mắt
Giữ vẹn tròn hẹn ước,
Bởi tình em yêu anh
Mạnh hơn lẽ thường tình
Vượt trên đời gian khó.
Dễ gì có ai đó
Biết như em đợi chờ.
03/2012
Tualinh dịch
Chú giải : Hầu ACE một bản dịch 'cây nhà lá vườn' bài thơ Xô Viết quen thuộc với chúng ta từ tuổi học trò :"Đợi anh về" của Nhà thơ Nga Konstanchin Simônốp, qua lời dịch nổi tiếng của Nhà Thơ Tố Hữu..
'Dịch lại' ở đây trước hết để tỏ lòng kính cẩn 'Tiếp bước Cha Anh' trước các bậc tiền bối Cha Chú.,thứ hai là để...thực hiện nghiêm minh điều thứ nhất.
Con cháu nói sai,xin Cha Chú trách phạt : đánh đòn 'dơ cao đánh sẽ' ạ.
Bản dịch được sự góp ý 'chỉnh lý' ngôn từ của đại muội HNN. Rất mong có thêm nhiều bản dịch khác nữa của các bạn.
( Có thể tham khảo bảng đối chiếu các bản dịch với bản Tiếng Nga tại đây và ở đây nữa )
Hiện bên TT cũng đang có nhiều bản dịch hay,mời qua xem.
16 nhận xét:
aglkjl;a
TS nói tiếng gì vậy?
Thử mic :-)
@HT.N : ừ nhỉ,chỉ có thể là như vậy.
TL : Thanh Sơn nói tiếng Hoằng hóa !
Bản dịch của TL hay lắm ,bởi ngữ nghĩa thật sống động,chân chất gây xúc cảm.
DS
Văn học của bác rất TINH
DỊCH ngay 1 bản thơ tình tiếng Nga
U - Li - A - Nốp thua xa...
Giờ mới thấy anh DS còm ở vườn k3 đấy nhé.
TK8 'hóm' thiệt,trong ấy ít nhiều đều có cái sự 'tinh'.
Nhân lục bát tinh dịch của TK8, xin kể lại chuyện nhà văn Brazin G. Amado kể, theo cuốn "Hải trình ven bờ". Nhưng phải xin lỗi các anh trước...
Nhân hội đồng hòa bình thế giới họp, đâu ở LX, Êrenbua mời các bạn văn Amado, Ximonop... về nhà. Trước mặt Quách Mạt Nhược là vợ chồng Ximonop, bà vợ Vêra rất đẹp, lại mặc áo "khoét già tay kéo". Chuyện đủ cả. Nhà văn Trung Hoa ko góp lời, bỗng đứng dậy ra sau ghế Vêra, đưa hai tay úp lên gò bồng đảo. Tất cả lặng đi. Rồi Quách đi ra ngoài.
Amado thuật lại với giọng hết sức nể Quách. Có thể vì có một Vera như thế mà "nhà văn trung úy" k.Ximonop sinh ra "Đợi anh về" chăng? (lý giải kiểu này nó hơi dung tục nha)
DỊCH xong xuất bản ngay là THÔ DỊCH. Có suy xét, tham khảo, chỉnh lý, đối chiếu với các bản dịch khác là TINH DỊCH. TINH DỊCH là các bản dịch ĐỂ ĐỜI, thậm chí TRUYỀN CHO ĐÒI SAU.
Mạn fép múa rối với các Liền Anh, Liền Chị K3, nhất là múa rìu trước mặt bác TC - Vì cái VĂN của bác là NGHỀ, k fải loại VĂN GIẢI TRÍ BỐ LÁO như cháu, :-)
TL: cậu nói "mạn phép", nhưng tớ thấy ở đây một thái độ tự tin. Tố Hữu dịch rồi, ai nấy thuộc rồi, phổ nhạc nữa, nhưng tôi có một bài thơ ấy của riêng tôi, chữ này nó phải sang thế này tôi mới hả, cái nhịp điệu thế này mới nói hết được tinh thần. Bảo dịch là sáng tác cũng ko ngoa ở chỗ ấy.
Còn bảo "sai / đúng" càng vô cùng. Tố Hữu chắc dịch qua tiếng Pháp. Cậu và HNN chắc qua tiếng Nga, đã khác nhau. nhưng tớ đoán bản của cậu sát nghĩa hơn, và cảm thấy của HNN chữ mạnh hơn. Thế thì ai sai ai đúng được!
Dịch xong, "đứa con" mình người đọc (ở đây là bạn bè) đón về, lại mỗi ông một đoạn thích / không thích nữa. Dù gì thì gì, cái "mạn phép" bối rối của mình cũng được chia sẻ.
Mà ko có những cá nhân tự tin thì chả lấy đâu ra trăm hoa đua nở, xã hội sẽ đồng phục lắm.
@TC :
- 'Dịch' lần nữa bài 'Đợi anh về',dù muốn hay ko cũng 'chạm' tới 'tượng đài',vì cách hiểu của phần lờn chúng ta hiện nay là 'xiên' như vậy, còn cho đây là sự 'tiếp bước' tiền bối thì e là ít người nghĩ như thế.Âu cũng là cái 'phong kiến' thăm căn cố đế,vì chỉ ngại hoặc qui về sự 'phạm húy'.
Mình chỉ muốn dịch từ nguyên bản TN, và lời dịch của Cụ T.H là nền móng,nguồn gốc của bản dịch này.Ko có bài 'Đợi anh về' ngày ấy thì cũng ko thể có cảm hứng để dịch lần nữa cậu ạ. Hơn nữa là 'cây nhà lá vườn' dùng trong 'nội bộ' nên ko có áp lực chi cả-cái mà cậu gọi là 'tự tin'.
Vấn đề 'dịch sau' có liên quan 'biện chứng' rất hay với những bản dịch có trước,khi có dịp sẽ trao đổi kỹ thêm nhé.
- Một vấn đề cậu nêu ra cũng là 'căn cốt' : hình tượng 'nghệ thuật' người 'đọc' tiếp nhận và cái mà TG muốn 'gửi tới' đôi khi ko hoàn toàn trùng lặp. Chẳng có chuyện đúng/sai ở đây.Bản chất của 'nghệ thuật' là vậy.
Lấy một ví dụ về câu chuyện Vua hề Sác lô tới một thị trần dự thi đóng giả Sác lô.Kết quả Ô. được chấm đạt giống chính ông ở giải 3,ko giống bằng 2 người khác đoạt giải 1,2. Câu chuyện có vẻ hài ước : người đóng vai chính mình,ko giống bằng người khác đóng giả mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ thêm một chút thì thấy chiều sâu của vấn đề : Bản chất của nghệ thuật là thế.
Nếu một tác phẩm ko đem lại những cảm xúc riêng cho cá thể,liệu nó có 'nghệ thuật' ko? Cũng như thế nếu nó mang lại cho tất cả mọi người một nội dung cảm thức giống hệt nhau.
Lời lẽ tự 'tát vào mặt' ở 'chú giải' là một lời khấn 'xin phép' của hậu bối,thế hệ con cháu trước đấng bậc tiền nhân Cha Chú tiền bối. Thành tâm và cần phải làm như vậy. Ai muốn chê bai cũng chẳng sao.
Hì...hì...dẫu sao đây cũng là chuyện trong ngõ, chẳng có gì ghê gớm cả.
TL: "Thật hơn cả sự thật", thì là bản chất nghệ thuật rồi. Có chuyện bịa mà người ta vẫn tin hơn cái cốt lõi
Mấy hôm nay dư luận văn nghệ khá xôn xao vụ bổ nhiệm Nguyễn Bình Phương làm phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Phương có tài, trước có truyện ("Đi" thì phải) trên Văn nghệ bị đì.Lại mới ra truyện in nước ngoài, đâu về chiến tranh biên giới 79. Cá tính nghệ sĩ có vẻ cao hơn ý thức kỉ luật, cả kỉ luật về tư tưởng. Nhiều người bảo phải do một cấp rất cốp mới quyết được.
Mình thích thơ tay này, văn thì ko đọc nổi, hẳn là mới quá. Và nghĩ đến Mạc Ngôn bên TQ, "Báu vật của đời" của nó có nhân vật quốc dân đảng oai hùng lắm, còn mảng "chính diện" xưa nay lại èo uột. nhưng MN lại là nhà văn quân đội hàng đầu, ăn lương sáng tác loại 1
Cũng là "nói zdậy mà ko phải zdậy" chắc?
Các bác TL & TC lập luận "rắn" quá ! Vưỡn biết : đàn ông , ai cũng phải có QĐiểm & lập trường vững vàng ... xét cho cùng , các bác cùng QĐ đấy , chỉ có cách "nói" là khác nhau mà thôi ! Tôi không biết "nói" , chỉ thích làm thơ thôi . Có điều gì sái , các bác bỏ quá cho nhé !
Lâu không thấy LTS đáp từ nhỉ !
Có vẻ như TL không được tự tin lắm khi đăng bản dịch bài thơ.
Trước tiên nói về tiêu chí dịch sát, chắc chắn là TL đã làm được. Nghệ thuật dịch cũng rất nhuần nhuyễn, tuy rằng vẫn đi theo lối mòn thơ năm chữ của tiền bối nhưng đã thêm câu để làm rõ nghĩa nguyên bản, đó là một cố gắng sáng tạo nhằm làm 'mềm" bài thơ.
Tuy nhiên, ĐAV của TH, Tuy rằng chưa theo sát nguyên bản nhưng một thời nó đã là một tượng đài sừng sững trong hành trang người VN ra trận, b/t đã hình thành nên một lối mòn trong tâm tưởng hai thế hệ và còn rơi rớt đôi chút đến lớp trẻ ngày nay, vì vậy dễ hiểu là bài thơ của TL phải rất cố gắng để tìm một chỗ đứng trong 'mảnh đất cằn' ấy.
Một bài thơ, hoặc dịch thơ ra đời đúng lúc, là rất quan trọng. Không ai muốn chờ đợi nữa, thì họ không khoái- cắt nghĩa cho sự thờ ơ (nếu có) với bài thơ này (Đợi anh về-Ximonop) Họ không còn thấy hứng thú với bài thơ nữa, nhưng xin đừng làm vậy với những cố gắng của TL, và của các bạn khác như HNN, TH, Sự nhiệt tình như ngọn lửa, nếu thiếu gió e rằng khó bùng cháy. Cố lên TL.
Đăng nhận xét