Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

THÔNG BAO





3 nhận xét:

Tualinh nói...

Trang 2 ko đọc được!

Phan Tất Thành nói...

Nơi ra đời ngày thương binh - liệt sĩ 27/7/1947
Nằm sát thị trấn huyện Đại Từ (Thái Nguyên), xã Hùng Sơn là một trong những địa bàn trung tâm thuộc An toàn khu (ATK) của Trung ương trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chính vì thế, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, đặc biệt là sự kiện lễ công bố ngày Thương binh toàn quốc (sau gọi là ngày Thương binh-liệt sỹ) vào ngày 27/7/1947 tại xóm Bàn Cờ.
Theo tư liệu nghiên cứu của Bảo tàng Thái Nguyên, đầu năm 1947, giữa lúc bộn bề công việc kháng chiến, nhưng Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ vẫn quyết định nhiều chủ trương, chính sách về thương binh-liệt sỹ. Tháng 6 năm đó, Bác Hồ đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh để “đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa và yêu mến thương binh”. Đầu tháng 7, Ban vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc được thành lập, trong cuộc họp tại xã Phú Thịnh (huyện Đại Từ), đã xác định rõ mục đích, yêu cầu và chọn thời gian cụ thể. Ông Lê Tất Đắc, Cục phó Cục Chính trị đề xuất: Ngày 27 tháng 7 là thích hợp vì có sự trùng hợp của nhiều con số 7 dễ nhớ. Ông liền ứng khẩu thành thơ: “Dù ai đi đông, đi tây/Hai bảy tháng Bảy nhớ ngày Thương binh”. Được mọi người tán đồng, “ngày tốt” được báo cáo lên Bác Hồ, và được Người có thư gửi Ban Tổ chức. Nội dung có đoạn: “Ngày 27 tháng 7 là một dịp cho đồng bào ta bày tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh... Tôi xin xung phong gửi tặng 1 chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, 1 tháng lương của tôi, 1 bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng”.
Nơi công bố ngày Thương binh toàn quốc được tổ chức ở xóm Bàn Cờ, đó là nơi mỗi độ xuân về, dân các làng tụ hội chơi cờ trên bãi đất rộng khoảng 1.500m2, xung quanh um tùm cây rừng. Bên cạnh cây đa cổ thụ có nghè Ông, thờ vị Tiến sỹ Đồng Doãn Giai (1736) và nghè Bà, thờ công chúa Mai Hoa. Do địa thế đẹp, ý nghĩa cả về lịch sử, cả về sự bí mật, nên địa danh này được chọn làm nơi tổ chức ngày lễ trọng đại. Ông Lê Tất Đắc, người chủ trì buổi lễ, kể lại: “Vào khoảng 18 giờ thì cuộc mít tinh bắt đầu, với khoảng 300 người tham dự. Tôi thay mặt Ban tổ chức đọc thư của Bác Hồ gửi nhân ngày “Thương binh-liệt sỹ toàn quốc”. Tiếp đó là phát biểu của đồng chí Lê Tỵ, đại biểu thương binh; rồi bà Bá Huy (tức Nguyễn Thị Đích), Bí thư Hội Phụ nữ cứu quốc xã Lục Ba (Đại Từ), nơi có trại an dưỡng số 1 mới thành lập cách đó một tháng, nói lên tình cảm trách nhiệm của phụ nữ và nhân dân đối với thương binh... Buổi mít tinh kết thúc trong tiếng hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!””.
Khu di tích Bàn Cờ, địa điểm công bố ngày Thương binh-liệt sỹ toàn quốc (ngày 27/7/1947) đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm diễn ra sự kiện lịch sử này (27/7/1997). Khu di tích đã được Nhà nước đầu tư, tôn tạo với diện tích 3.000m2 gồm: Nhà lưu niệm, sân hành lễ, bia đá, tu bổ nghè Ông, nghè Bà... Bia ghi sự kiện này là tảng đá hình trụ, chóp nhọn, cao 3 mét, nặng gần 7 tấn. Đây là một trong những công trình văn hóa to đẹp của tỉnh Thái Nguyên. Hằng năm, cứ vào dịp 27/7, khu di tích đã được đón rất nhiều đoàn khách từ khắp mọi miền đất nước về đây thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đó cũng là biểu hiện cao đẹp của sự tiếp nối truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa-Uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta, như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn..
Sưu tầm Phan Tất Thành ( Chí Chóp K3 )

chí nhân nói...

có thể các bạn chưa biết về liệt sỹ Ngô Ngời.năm 1979 Ngô Ngời nhận chỉ thị ra bắc tập trung học , để đi Liên Xô học. Anh xin ở lại để tham gia xong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam rồi sẽ về học sau. cuộc chiến ác liệt xe tăng do anh chỉ huy bị bắn cháy . khói lửa cuồn cuộn trong xe, cửa xe rất hẹp ,anh nhường đồng đội ra trước, mọi người chui ra được. không còn đù thời gian cho mình . Anh đã hy sinh . có nhiều trường hợp hy sinh trong chiến tranh . nhưng cách hy sinh của Anh đúng là của một Anh hùng . chúng tôi kính cẩn nghiêng mình thắp cho Anh một nén nhang." chuyện do 1 đồng đội sống sót trong chiếc xe tăng đó kể lại"