KHÓA 3 NGUYỄN VĂN TRỖI
TRÊN TỪNG CÂY SỐ
(Kỳ 5)
Ngày 3-1-1976,
toàn trường tập trung tại trường Trưng Vương (Hà Nội). Một ngày chờ đợi… Chiều
tối, từng đại đội được xe ô tô đưa ra ga, lên tàu liên vận. Không có cảnh đưa
tiễn bịn rịn, cũng không hát hò hoành tráng: các lớp được phân công lên theo
toa. Từng trung đội kiểm tra quân số, nhận chỗ, ổn định vị trí. Tàu chầm chậm
chuyển bánh… Phố phường Hà nội mờ mờ trong ánh đèn phòng không. Qua cầu Long
Biên, thị trấn Gia Lâm… những hàng cây, những con đường cứ lùi về sau vun
vút…Khuya, có tiếng thầy Phú, chính trị viên, nhắc nhở: “Sắp đến cây số 0, địa
đầu của Tổ quốc rồi đấy. Nhìn lại đất nước mình một lần nữa đi, các em…”Cả toa
nhoài người về phía cửa sổ…Không ai cười nói…Một không khí thiêng liêng bao
trùm…Tất cả trầm tư, xúc động…
Trần Hồ Bắc
Đến trường “Y
Trung”, đại đội được bố trí chỗ ở trong các lớp học. Mỗi trung đội ở gọn trong
một lớp. Giường tầng, có chăn bông ga, đệm ấm áp. Phòng Ban chỉ huy đại đội ở
cuối lớp. Toàn trường ăn tập trung. Ngày đầu chia ra, ăn theo lớp. Lớp này ăn
xong, lớp khác vào. Có nhóm ăn xong ra cửa, lại bị các cô chú người Trung Quốc
đưa vào… ăn tiếp. Phải giải thích, mọi người mới hiểu và cười ồ…
Các lớp tiếp
tục chương trình học kỳ 1. Lần đầu tiên học viên được học trong các lớp có bảng
kính, xóa bằng bàn xoa. Học sinh 2 người học một bàn. Buổi sang lên lớp, buổi
chiều tự học. Do phòng học chưa bố trí đủ, giờ tự tu tiến hành ở nhà ăn hoặc
phòng ngủ, vẫn rất nghiêm túc.
Việc ăn, ở vừa
ổn định thì dịch màng não bùng phát. Đã có học sinh các lớp khác phải đi cấp
cứu, đưa ra bệnh viện Quế Lâm. Thành phố cử bác sĩ vào trường, cùng bác sĩ Oánh
tiến hành thăm khám, dập dịch. Toàn trường thực hiện cách ly, hạn chế thăm
viếng, giao lưu giữa các đơn vị, cơm cũng được chia về từng trung đội, sinh hoạt
“gọn” trong từng trung đội, từng lớp…
Nhà trường tổ
chức chiếu phim đèn chiếu, kể chuyện các anh hùng, dũng sĩ miền Nam,
chiếu tại mỗi lớp. Phim do thầy Phạm Lực vẽ. Lời thuyết minh được thu vào băng,
thơ của thầy Chi Phan, đệm Piano của thầy Hồng Tuyết… rất thu hút.
Tết Nguyên Đán
1967, Tết đầu tiên xa nhà, xa Tổ quốc. Liên hoan đón giao thừa được tổ chức
trên lớp: có cành đào, có câu đối đỏ, thầy trò hái hoa dân chủ, ca hát văn nghệ
chúc mừng năm mới. Bữa ăn ngày Tết có bánh chưng, trong đó có bánh chưng của bà
con xã Yên Mỹ (Đại Từ, Thái Nguyên) gửi sang. Thật cảm động…
Giữa những
ngày buốt giá, dịch bệnh đe dọa, đại đội nhận được tin bố Tất Tuấn hi sinh tại
chiến trường. Thêm một tin buồn, ai cũng xúc động, muốn chia sẻ tình cảm đối
với bạn…
Sang học kỳ 2,
đại đội chuyển vị trí đồng thời với tổ chức lại biên chế: Đại đội 9 tách ra làm
2, gồm đại đội 91 và 92. Đại đội 92, ban chỉ huy gồm thầy Phong, thầy Thuân và
thầy Kha, có hai trung đội: Trung đội 2 – trung đội trưởng Vương Minh Sách và
trung đội 4 – trung đội trưởng Nguyễn Việt Hùng. Đại đội 91, ban chỉ huy có
thầy Bính, thầy Phú và ba trung đội. Trung đội 1 (học Trung văn, có học viên
nữ) do Lê Trịnh Tường làm trung đội trưởng. Trung đội 3 (học Nga văn, có học
viên nữ) do nguyễn Tiến Dũng làm trung đội trưởng. Trung đội thứ ba gồm các bạn
học yếu, do Tống Thái Liên làm trung đội trưởng. Trung đội này có hai tiểu đội,
một học Nga văn, một học Trung văn. Tại các trung đội, còn các thầy bộ môn nằm
tại chỗ để cùng quản lý học sinh, nắm lực học, kịp thời tổ chức kèm cặp, phụ
đạo học tập…
Bước vào một
thời kỳ buồn: một số học viên trong đại đội bị lôi cuốn vào xung đột giữa các
“bồ”. Anh em trong đại đội bất ngờ khi
có người bịt mặt vào đánh: có người bị truy đuổi, có trường hợp đánh nhau cả
trên đường. Khó có giải đáp về nguyên nhân, nhưng mất đoàn kết, xô xát… thì tất
cả mọi người đều phải có trách nhiệm. Các lớp tổ chức tổ tự vệ, bảo vệ lẫn
nhau, can gián khi có đánh nhau. Ban chỉ huy đại đội tập trung những học viên
dễ va chạm, đưa đi cách ly. Đau xót là một số học viên bị xử lý kỷ luật, phải
về nước…
Nề nếp học tập
trở lại bình thường. Các thầy bộ môn nằm tại chỗ, chủ động tiến hành phụ đạo,
bồi dưỡng kiến thức, lôi cuốn toàn đội vào các sinh hoạt học tập tập thể. Lại
có cả các buổi ngoại khóa về văn học của thầy Chi Phan, về âm nhạc của thầy
Hồng Tuyến… khiến không khí thi đua học tập “nóng” lên. Nhiều hoạt động văn thể
được tổ chức. Đại đội 9 đứng ra đăng cai trọn một đêm văn nghệ trước toàn
trường. Chương trình do thầy Chi Phan biên
soạn và dàn dựng, có “hoạt tượng” giới thiệu hình ảnh đại đội, có tấu nói (Mạnh
Quân), có múa (Phương Tùng, Phương Anh) có tốp ca nam (Phạm Nguyễn – Ac Coóc,
Mạnh Quân, Nguyễn Thắng, Công Minh, Anh Minh, Hồ Bắc…)
Năm học lớp 9
kết thúc. Một năm học khá vất vả với những biến động về chuyển trường, chuyển
vị trí, đối phó dịch bệnh, chia tách lớp, “đánh nhau”. Thực sự đây cũng là năm
học mà tập thể đại đội được thử thách về tình đoàn kết, tình đồng đội, tính kỷ
luật. Qua thử thách, ai cũng trưởng thành, tiến bộ, trở thành “Trỗi lớn” trong
toàn trường
*****
Nghỉ hè, kỳ
nghỉ đầu tiên trên đất Trung Quốc. Không có những chuyến xe của các cơ quan,
đơn vị đến đón, không được sum họp cùng gia đình như hai kỳ nghỉ hè trước.
Nhưng hoạt động hè của hai đại đội vẫn rất sôi nổi: huấn luyện quân sự, học
ngoại khóa văn hóa, mỹ thuật, thể thao, tham gia quản lý hè các em cấp 2, cùng
nhà trường chuyển sang vị trí mới ở Phong Khẩu. Hàng tuần liền, anh em học viên
làm nhiệm vụ khiêng vác lên xuống vật tư, vật dụng doanh trại, đưa vào nhà mới,
tiếp đến là san lấp, dọn ẹp sân bãi, đường đi. Các trung đội phân công công
việc, bố trí lao động. Anh em lao động rất hăng. Còn nhớ, đòn gánh quang sọt
luôn bị gãy, đứt vì chiến sĩ ta gánh vượt định mực
Cuối hè, đại
đội được xem văn nghệ do các bạn Trung Quốc diễn. Trong chương trình, có cả ca
sĩ từ Quế Lâm đến, hát bài hát Việt Nam rất hay. Mặc dù giữa buổi diễn, trời đổ mưa, tất cả học sinh Việt Nam
vẫn chăm chú xem và cổ vũ. Các bạn Trung Quốc rất khâm phục và cảm động…
(Còn tiếp)
Trần Hồ Bắc
9 nhận xét:
Xin được sửa một chút ở câu đầu : 1976 thành 1966 . Chắc do HB gõ nhầm phím !
Các bác k3 hồi ký, có điều k4 chúng tôi chưa lý giải được là tại sao mấy lần di chuyển sau này đều là k4 đi trước: chuyển từ trường cũ sang Phong Khẩu, rồi từ TQ về VN đi Quân Chính.
Trường hợp về VN đi Quân Chính, có thể do k3 còn phải thi tốt nghiệp nên về sau chăng?
À, sửa bài của a.HB: ngày xưa là xã An Mỹ, bây giờ là Mỹ Yên.
Có lẽ dùng tên Yên Mỹ thì sẽ không trúng vào thời gian nào cả.
Tôi nhớ là : tối 1/1/1967 bọn mình từ trường Trưng Vương lên đường sang TQ chứ ko phải 3/1 . Không hiểu tui có nhầm ko , HB xem lại nhé !.
Hồi dịch màng não , đại đội mình có 02 đưa bị nặng nhất , nhưng may là đều thoát chết .
1) Phùng Tuấn Sinh .
2) Trần Hùng .
Hình như cả 2 đứa đều bị " đục sọ " - sau Trần Hùng phải về VN điều trị tiếp .... Khi sang béo quay vì " nạp " nhiều chất bổ quá , he he !.
Ừ mình cũng nhớ là 1/1/1967 lên tàu đi TQ cũng phải thôi vì tránh máy bay Mỹ đánh bom mà
Nhớ một chi tiết : tập kết ở Ga Hàng Cỏ,khi lên tầu,mọi người được lệnh bỏ chiếu lại ở nhà đợi trung tâm (chiếu gập lại đeo sau balô). lần đầu tiên tôi 'được' vào gian giữa Nhà Ga HC,thấy cũng 'oách'! hehe...
Cólẽ mình nhâm.Chung mình lên tâu sang Trung Quoc là ngay1- 1-1967.Chi tiét bỏ lai chiéu thì mình hoàn toàn khong nhơ .Ngay cả viêc Trân Hung,Tuân Sinh bi viêm mang não minh cung quên Cam ơn cac ban. Mong cac bán sưa giúp
Tôi nhớ là chúng mình chuyển từ Tàu VN ( khổ 1.1 ) sang Tàu TQ ( khổ 1.45 ) ở ga Bằng Tường . Xuống Tàu , cả bọn được nghỉ ngơi , làm vệ sinh tại ga ....sau đó vào nhà ăn làm 1 " trận " nhớ đời . Đang từ chỗ đói kém , nay các chú nhóc vào mâm 10 người , thức ăn la liệt , vừa nhiều vùa ngon vừa đẹp mắt ....chà chà , ăn ko xuể ....!
Và suốt thời gian trên Tàu đi tới QL , bữa nào cũng chén vô tư ....bao nhiêu chiến thuật từ lâu đã được áp dụng nhuần nhuyễn như : " đầy -vơi -đầy " , " đầy - vơi - lèn " ....đều bị cho vào sọt rác .
Sở dĩ đoạn đường HN - QL các chú nhóc được ăn ngon quá mức như vậy , hình như do sự nhầm lẫn của chuyên viên 2 nước . Đại loại , các cụ nhà ta " cho chúng nó ăn tiêu chuẩn 2 đồng " ( tiền VN ) thì phía bạn lại hiểu là 2 " tệ " ( tiền TQ ) ....ha ha !
Ủa, cái hồi chia ra 91 và 92, mấy anh k3 học Nga , Trung lẫn lộn vậy hả!
Tụi em k6 chia rõ ràng C61 học Nga văn, C62 học Trung.
HMK6
Đăng nhận xét