Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Lan- một loài hoa vương giả

Hoa Lan hay Phong Lan là loại hoa nhiều sắc hương, được mệnh danh là "Vương giả chi lan" tức vua của các loài hoa- Là "Thiên hạ đệ nhất hương".  Nhiều người thích màu này sắc kia, hương này vị nọ nhưng ai cũng công nhận: Phong Lan có một vẻ đẹp kiêu kỳ quyến rũ. Lan là một trong bốn loài hoa tứ quý, tứ quân tử  : Mai- Lan- Cúc- Trúc...
      Thú chơi hoa Lan đã có từ rất lâu với câu nói: “Vua chơi lan, quan chơi trà”.
         Lan là loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn và không ở đâu có sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp trong tự nhiên và bản tính hướng thiện của người đời như giới chơi lan...Thời nay, hoa lan vẫn luôn được xếp vào vị trí hàng đầu trong những loài hoa.

          Lan được người chơi chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan. Trong đó, phong lan lại có hai nhánh là bản địa (Việt Nam) và Catlan ( Lan du nhập vào Việt Nam). Catlan tuy hơn Lan bản địa về màu sắc nhưng kém về mùi hương. Bởi Lan bản địa là Lan vừa có hương vừa có sắc, hương thì ngọt ngào quyến rũ, sắc thanh tao ấn tượng.
Phong Lan Phi Điệp 
Người chơi Lan miền Bắc chủ yếu chú trọng sưu tầm Lan thuần Việt, họ thưởng hoa theo lối truyền thống tao nhã và luôn tôn trọng niêm luật: màu hoa, giò hoa, thân lá... phải được trau chuốt chỉn chu, tỉ mẩn để bất cứ giò Lan nào cũng là tác phẩm nghệ thuật !
Lan Đai Châu ( Ngọc Điệp- Nghinh Xuân)
Có khoảng 2500 loài Lan, nhưng nổi tiếng là giống Lan :

 Tam Bảo Sắc- Thiết Bảo Sắc- Tiểu Kiều- Đại Kiều- Hoàng Thảo; Phi Điệp- Công Phi Tiên-Vảy Rồng- Đuôi Chồn- Đuôi Cáo- Bắp Ngô- Thanh Mạc- Tiểu Mạc- Thanh Ngọc- Cẩm Tú- Mạc Biên- Thanh Trường- Thanh Đoản- Hoàng vũ-  Trần Mộng Yên Tử…v.v...
 Lan  Hài  Đỏ- ảnh tư liệu
   Quí và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan Hài Đỏ, lan Ngọc điệp (chuỗi ngọc)- dân gian hay gọi là Ngọc điểm; Đái châu (Đái có nghĩa là chuỗi, Đái châu: Chuỗi ngọc); Đuôi chồn....
     Loài hoa này có nguồn gốc từ rừng sâu nhiệt đới và hoa của nó có màu rực rỡ, hay nở đúng dịp xuân về. Mỗi giò Ngọc Điệp thường có từ ba đến bốn ngọn, nếu giò nào có tới mười ngọn là cực hiếm, bởi số hoa sẽ tương ứng với số ngọn.

Lan Trần Mộng- ảnh tư liệu
      
Kế đến là lan Trần Mộng. Huyền thoại kể rằng: khi Trần Nhân Tông rời kinh thành về Yên Tử, Quảng Ninh trong đêm ngủ trong Ngài mộng thấy có người đến yết kiến và dâng tặng một giò hoa rất đẹp. Sáng ra, nghi nghi hoặc hoặc hoặc nhà vua đi sâu vào trong núi thì bắt gặp tại một khe sâu có một loài hoa lạ, đẹp và vô cùng thuần khiết. Đời sau người ta gọi loài hoa này là lan Trần Mộng (giấc mộng của vua Trần) để chỉ về điển tích rũ sạch bụi trần bước vào cõi thiền của ông vua hóa Phật- vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Một nhành lan Hồ Điệp vươn ra trước mặt Thần Trà như một cần câu cá - TRÀ- HOA
      Lan là loài cây “bán âm, bán dương”, tức là không thể chịu hạn hoặc chịu úng. Việc chăm sóc đòi hỏi nhiều điều tỉ mỉ, lý tưởng nhất để lan phát triển là môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên được tưới dưới dạng sương nhiều lần trong ngày.
Giò Lan Đai Châu mới ương- VT đặt tên là Mai Châu Lan (lan rừng ở Mai Châu)

Làn Hồ Điệp
   Trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy , nguyệt quế, để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn xung quanh.
     Lại có những loại  Lan rất kỳ lạ với tên : lan Trúc Mai, thân lá như Trúc và hoa nở như hoa Mai.
lan  Trúc  Mai.
       Những ngày vừa qua, thời tiết Hà Nội quá ư là giá lạnh, vậy mà hoa và rau nhà Văn Trung vẫn xanh mướt và trổ hoa. 

Cây cũng hiểu rõ lòng người mong mỏi nên trổ hoa rất tuyệt .
Lan phi điệp
Bàn Trà ở góc nhỏ
       Những lúc thong thả, pha ấm trà ngon, ngắm vườn Lan không gì thư thái hơn.

 Niềm vui lao động này xin trân trọng giới thiệu với các bạn: vườn Lan nhà Văn Trung đón Tết.

Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích

Bài và ảnh Văn Trung

21 nhận xét:

Tualinh nói...

Đúng là rất đẹp! tuyệt mỹ của sắc hương thiên nhiên tinh khiết.

TrunDC nói...

Ai đó đã nói "cuộc đời là sự trở về"... Những năm tháng nghỉ hưu rỗi rãi và nhất là sức khỏe còn cho phép thì trồng hoa, xum họp bên con cháu và kết giao bè bạn là điều mình thấy ý nghĩa nhất .Cảm ơn Tualinh đã chia sẻ.

thaichi nói...

Hoan nghênh V Trung Đã "Trở lai" đã có nhiều người nói-Lại có câu "Hạ cánh "An toàn" nghĩ kỹ có "Bay" đâu mà phải "hạ cánh".Cái quí nhất là mình làm được những cái mình thích.Vua mà chơi-thích Lan thi ai thích chơi lan đã là vua rồi.Vua Văn Trung. Hoàng Thượng Lan Anh minh

TrunDC nói...

Không dám và không thích làm Vua hay Hoàng Thượng, nhưng tớ thích nhât câu này: "Cái quý nhất là làm được những gì mình thích " ...nhưng cái "thích" ( like) ấy còn nhiều lắm....Thái Chi ạ

Unknown nói...

Văn Trung này, sao người xưa lại xếp hoa Lan vào "tứ quân tử" như cậu nói nhỉ ? Hoa Lan hương sắc và mềm yếu là thế cơ mà ??? Cậu có thể giải thích được không ?

TrunDC nói...

Yên Bình Nguyễn: MAI- LAN- CÚC TRÚC được cổ nhân gọi là "tứ quân tử " là bởi phẩm cách chịu lạnh giá và giữ khí tiết. Người ta gọi Lan là Thiên hạ đệ nhất hương, được nổi danh trong thế giới loài hoa về hương thơm bởi Lan có phẩm cách của kẻ sĩ, của người quân tử: Đạm bạc- nguyên sơ- Hoang dại...Lấy chính hương thơm của mình để ngợi bản thân mình; không cầu khoác vinh hiển bên ngoài mà là giá trị tự thân:
- Lan sinh trong rừng sâu k hông vì ngoại cảnh mà mất đi hương thơm
- Quân tử tu đạo, lập đức không vì nghèo khổ mà thay đổi tiết tháo.

Tualinh nói...

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
trúc che ngang mặt chữ điền"
(trích 'Đây thôn Vĩ Da',Hàn Mặc Tử)
Câu cuối của khổ thơ này chính là ý cảnh về khóm trúc(là trúc) trồng ở lối vào (che ngang) cái sân (chữ điền) trước của ngôi nhà vườn (Huế).
Thực tế TRÚC ko chỉ có trong thơ văn mà đã được cổ nhân 'kết cấu' vào kiến trúc khu nhà ở ,nhằm biểu lộ sự thượng tôn khí chất 'Quân Tử' của gia chủ.
MAI-LAN-TRÚC-CÚC,theo tui hỉu là 4 loại hoa cây tượng trưng cho '4 khí chất' tạo nên (và cần phải có đủ) một người-được gọi là 'Quân tử'.
Tách rời từng loại riêng biệt ra thì chỉ tượng trưng cho một 'khí chất' cao quí nào đó, nhưng chưa mang đầy đủ ý nghĩa 'Quân tử'.
-'LAN' : như anh TRunDC đã luận giải.
-'TRÚC' ; theo anh Chí Nhân giải thich là tượng trưng cho khí chất 'chính trực' trong bất cứ hoàn cảnh nào.Và đây là tính chất đặc trưng 'nổi bật' nhất cho người 'Quân tử',đến mức đôi khi chỉ nhắc hình tượng này tức là có ý nói về 'Quân tử'.
Bất cứ thân cây (hay cành cây) nào đặt xuống đất mà đốt cháy thành tro đều bị biến dạng cong queo rồi để lại chỉ còn một đám 'tro tàn'. Cây trúc thì khác : dẫu đã cháy hết nó vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu thân thẳng với các đốt.Nhìn vào vẫn nhận ra được một thân trúc vừ cháy thành than,
Với đặc tính độc đáo như thế,TRÚC ko hổ danh được cổ nhân chọn làm hình tượng cho người 'Quân tử'.
Vậy nên trong tạo phối cảnh ở nhà,trông hay đặt chậu trúc nên ở vị trí trước cửa vào nếu như muốn biểu lộ sự đề cao đức tính 'quân tử' của gia chủ. Bố trí ở chỗ khác, khóm trúc chỉ còn mang ý nghĩa 'cây cảnh' bình thường có tác dụng tạo ko gian xanh làm mát mắt con người mà thôi. (Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ đấy ạ)
-Thế 'MAI'-'CÚC' thì sao,nó mang ý nghĩa gì của người quân tử? Mong các liền anh liền chi cho ý kiến luận giải giúp, góp thêm phần rôm rả những ngày trước thềm năm mới.

Unknown nói...

Tuán Linh đưa ra đề nghị rất hay. Mình có biết mấy câu thơ có nói về MAI và CÚC thế này:

"Xuân thiên MAI nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật HỒNG hoa đấu hảo kỳ
CÚC ngạo tình thu hương vạn lộc
TÙNG lăng đông tuyết ngọc thiên chi"

Khuôn khổ đạo đức ngày xưa cho phép kẻ sĩ thành thạo trong một số lĩnh vực đài các cao sang qua tài nghệ chơi đàn- bản lĩnh đánh cờ- nỗi vui ngâm thơ đọc sách và ý thích thưởng hoa ngoạn cảnh. Bản nhạc đời ru đưa nhiều nhà thơ thời trước có giai điệu phổ biến là buồn lắng mênh mang; hoạ hoằn hơn thì vui tươi nồng nàn; tâm hồn nhà thơ hoà nhập với bầu trời, cảnh vật; rung động theo từng cánh cúc nở, từng nhánh hoa tàn. Nhưng sợi tơ lòng thi nhân không chỉ rung lên những tình cảm riêng tư mà còn cộng hưởng với tần số bổng trầm của ngoại giới, hoà điệu với nụ hoa khép mở, với tiếng thoảng đài hoa rơi rụng...
- Lô Đồng (790-835), một nhà thơ đời Đường, đã thi vị hóa hoa mai với người đẹp (hay người đẹp với hoa mai?:
Mỹ nhân hề! mỹ nhân!
Bất tri mộ vũ hề! vi triêu vân ?
Tương tư nhất dạ mai hoa phát
Hốt đáo song tiền nghị thị quân
Người đẹp này! người đẹp!
DỊCH: Chẳng hay (bây giờ) là mưa chiều hay mây sớm ?
Một đêm nhớ nhau MAI nở hoa
Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng ...
Và:
- Lư Mai Pha, một thi nhân đời Tống, đã so sánh MAI và TUYẾT qua hai câu:
Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
Tuyết khước thâu Mai nhất đoạn hương
DỊCH:
Mai nên nhường tuyết ba phân trắng
Tuyết phải thua mai một bậc thơm
- Chu thần Cao Bá Quát:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai )
MAI lại cùng với TÙNG và TRÚC họp thành tuế hàn tam hữu( ba người bạn của mùa đông), hàm chứa nghĩa tình cao khiết khăng khít
Có tới 250 loại hoa Mai, người ta chia hoa Mai ra 4 loại theo màu sắc: hoàng mai, bạch mai, hồng mai, và thanh mai. Ở VN có các loại Mai :Mai Tứ quý màu vàng có 5 cánh và Song Mai màu trắng, có nhiều ở miền Bắc, nở từng cặp 2 bông một. Nhất chi mai có mầu đỏ hồng, thường gặp ở miền Nam
Xin một vài thiển ý về hoa MAI, BYN đưa ra ngõ hầu cùng mọi người. Cảm ơn Tuấn Linh đã cho cơ hội được trao đổi ở đây.

HĐT nói...

Rất đáng tiếc là , trong cái thời đại CNTT này , chỉ 1 cái " click " - là ta có cả trăm đáp số cho mọi vấn đề , để rồi ai cũng trả lời na ná như nhau !.
Lại nữa , trong những vấn đề như VT , TL đặt ra , ta lại bị những bậc danh nho , danh thơ , danh họa ..." Hướng dẫn dư luận " nên dễ cỡ nhận thức và xúc cảm giống nhau , ko mới và ko " độc " .
Trúc thì như TL nói , còn Tùng : đứng một mình trăm năm nơi mỏm núi , bão tuyết mưa sa mà tấm thân luôn thẳng tắp ...bắt chấp mọi đổi thay giông bão ...thì đc ví với ng quân tử thật có cái lý của nó .
Còn Mai ứ ? - đặc biệt mai trắng xứ Bắc : biểu thị cho tấm lòng kiên trinh , trong sáng vô ngần ...cái mà đâu chỉ có ơ ng quân tử ? - thục nữ - anh thư đấy chứ ?. Việc ông thánh họ Cao chỉ cúi mình trước cành mai thì có thể do nó ĐEPj ( chỉ cần vậy thôi ) - chứ chắc gì nó đã tượng trưng cho k/n quân tử ?. Ơ thì đành : cành mai mảnh mai , nhỏ bé , khẳng khiu ...ở giữa trời ...cho dù giông tuyết vẫn ko chết , để rồi một sáng XUÂN thấp thoáng sẽ bừng nở trắng ngần ... Hiểu nó là quân tử hay anh - thư đây ? Toi xin nghiêng về hình tượng thứ 2 ...chịu đựng , thủy chung son sắt !.
Hoa là tinh tuý của đất trời , vẻ đẹp của nó thật khó so sánh ...từ thuộc vào từng con người , từng tâm trạng và sở thích . Lan của VTV đẹp thật . Nhưng nếu đem so sánh với một nhánh hồng vừa chớm nở , đẫm sương mai , rung rinh trong gió sớm ...thì ko biết cái nào đẹp hơn , vương giả hơn ?. Cúc cũng thế . Đẹp , sang trọng - và hơn nữa , dù có héo rũ thì cũng gục trên tấm thân trứng cáp của mình - chết đứng : cái chết Từ Hải : ng quân tử . Người ta luận thế ..., rằng màu vàng trượng phu , bền bỉ với thời gian , đó là niềm tin , là sự lựa chọn ...v...v .,.

He he ! Tôi cũng chẳng biết nữa , nên xin góp vài lời !.

HĐT nói...

Nói thêm : " bố " Quát giỏi ( thánh mà ) , ngông và rất ....chơi !. Vì vậy , gặp nhành Mai thì bố ngả mũ , chứ gặp .....chân dài tên Mai thì ko khéo bố " lăn quay " xuống đất chứ chả chơi !
Phàm những chàng có tí chất " nghệ " đều na na thế cả : Trần Chiến , Lê Công , Tuấn Linh , Văn Trung .....và cả TUI nữa , he he !.

TrunDC nói...

Ư hừm....mọi người sôi nổi quá ! Sao HĐT lại phải "đáng tiếc" cho cái thời buổi CNTT này cơ chứ ? Thông tin nhiều, tài liệu lắm, ....cũng như Siêu thị- Chợ búa hoa quả, rau củ, thức ăn tràn ngập, ê hề...nhưng cái giỏi của người đi chợ là mua gì cho tươi, nấu thế nào cho ngon chứ ?
- Cứ chân dài là đẹp, không đẹp kiểu này thì đẹp kiểu kia, dịu dàng là tính cách đẹp; đanh đá cũng cực kỳ hấp dẫn- nhu mỳ cũng rất hay- cá tính lại càng tốt...cứ gì phải chân dài tên Mai mới lăn quay ??? Tớ lăn quay trước tất cả phái đẹp...nhưng mà chuyện đó cách đây 45 năm về trước. Vậy mà bây giờ khái niệm chân dài và những gì tương tự vẫn lẩn quất trong đầu ông nội HĐT được. Thiệt không hổ danh Đông quỷ....he ...he

Bành Thạch nói...

Thấy HĐT gọi: bố Quát" tự nhiên mình nhớ đến cái tay Hoàng- trong ĐÔI MẮT nó chửi: " Tiên sư anh Tào Tháo". Hay thật ! Đúng là lịch sử lặp lại.

Thu Cúc nói...

- Đọc comment của Tuấn Linh thấy hào hứng viết một cái gì đó thật hết mình
_ Đọc comment của THĐ tự nhiên chùng lại sự hào hứng.
Chẳng biết nói gì ở đây ngoài việc để lại vài dòng lưu dấu đã ghé thăm Blog Bantroik3:
Vì tiếc xuân nên Mai nở hai lần
Vẻ đẹp Mai ta say mê yêu thích
Mai trắng tuyết, Mai hoàng, Mai xích
Đều soi mình trong tích Nhị Độ Mai.

hadongtran nói...

Luận về đẳng cấp và vẻ đẹp của muôn loài hoa , thì thật là 1 câu chuyện ...vô cùng !. Vì ngoài cái đẹp tự thân của nó , hoa còn gắn với tình đời , tình người qua trải nghiệm riêng tư của mỗi chúng ta .
Khi đang 1 mình rảo bước nơi thành phố lạ , ta bỗng nhìn thấy những bông hoa phượng vĩ la đà ...chợt trong ta lại ào về , ăm ắp những kỉ niệm tuổi thơ ...! : những trưa hè chang chang nắng , một chú bé đầu trần , trốn ngủ đi dính ve suốt dải Tăng Bạt Hổ , Hàng Chuối , Phạm đình Hồ ...
. Thế rồi , bất giác trong ta lại ngân lên giai điệu thiết tha , mê đắm : " ... Trong câu thơ của em anh không có mặt ...câu thơ về một thời yêu đương ....anh không buồn mà chỉ tiếc ....em không đi hết những ngày đắm say ...." , Thì ra , người lính trận trở về , một chút giận hờn , một chút xót xa ...nhưng trên hết vẫn là sự cảm thông , thấu hiểu về cái giá của chiến thắng và nỗi đau vốn có của thời binh lửa !....
Có ai trong chúng ta ko biết câu chuyện mà ngày nay gần như đã trở thành kinh điển . Ngày ấy Trịnh còn rất trẻ , sống ở đất cố đô . Hàng ngày , 2 buổi , từ tầng 2 chàng thường thấy 1 cô gái trẻ đẹp , mảnh mai đi về qua ngôi nhà của mình .... Trái tim anh chợt dâng lên , xao xuyến .
Bỗng mấy hôm liền ko thấy bóng người đẹp ngang qua , lo lắng , thẫn thờ ...chàng đành mạnh dạn đi đến nhà người con gái mà chàng chỉ mới làm quen đc trước đó ít hôm . Thì ra cô gái " bịnh " - và hai người thẹn thùng chẳng nói được với nhau bao điều . Trước khi chàng ra về , nàng bẻ vội và tặng chàng 1 cành Hoàng lan nho nhỏ ...!
Vậy đó , chỉ một cành hoa nhỏ , rất đỗi bình thường , nhưng với Trịnh đó là 1 vuu vật , quí giá và đẹp nhất trên đời , gắn với tuyệt phẩm một đời của người nhạc sĩ vĩ đại : " Diễm xưa " !.

TrunDC nói...

Mọi người đâu hết cả rồi ? Thế hoa CÚC không ai nói gì đến nữa hay sao ?

Tualinh nói...

TrunDC,CÚC nè:

Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon,là có ý chí thách đố thiên nhiên,thách đố nghịch cảnh.
Cúc không chịu nở cùng lúc với các loài hoa khác, chỉ nở vào tiết lạnh của mùa thu -mùa mà hầu như các loại hoa khác không thể ra bông. Do sự biệt lập đó mà Cúc tượng trưng cho tiết tháo của kẻ sỹ: không a dua, không siểm nịnh.
Cúc mang một dáng vẻ rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành.
Vì vậy người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những người muốn xa lánh vòng danh lợi.

( Nguồn : internet )


( Cúc mang một dáng vẻ rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành. hoa cúc thường dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượi ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt. )

Sánh với CÚC chỉ có thể là MAI . Hoa Mai nở khi tiết trời còn lạnh lẽo, báo hiệu mùa xuân về, tượng trưng cho cốt cách thanh nhã của người quân tử.

TrunDC nói...

Cám ơn TL nhé mặc dù là của nguồn internet...vẫn làm cho người đọc cảm nhận được tất cả.

Tualinh nói...

Anh TrunDC: ko hỉu chữ 'mặc dù' trong comm có ý gì ?

TrunDC nói...

À. Tualinh. "Mặc dù" nghĩa là Internet cũng là sách- sách điện tử- là tư liệu...dù là gì đi chăng nữa thì cũng phải dày công đọc, suy ngẫm, hiểu và huy động nó đúng lúc đúng chỗ...đó là biến báo có trình của người cao chữ...he...he...phải ko TL ???

Tualinh nói...

Anh TrunDC ơi,ý này tui hỉu chớ (vì anh đã phat biểu ở một comm trước đó và tui hoàn toàn tâm đắc). hehe...Theo 'dòng chảy' của bài đăng mà 'sống, học tập và làm theo...người quân tử' thì chí ít tui cũng phải nhớ ra câu 'người quân tử ko để í tới tiểu tiết'.
Ấy là muốn 8 một chút về 'tình huống' dùng chữ 'mặc dù' trong 'văn cảnh' comm bài này của anh thui. Như tui đọc thì câu văn đã viết có ý (diễn dịch) 'chê' cái thắng internet,nhưng 'mày' đã...vv..Giả thử nếu đặt mặc dù trong 2 nháy thì ý văn sẽ khác và 'thâm túy' hơn nhiều...haha...
Nhân đây cũng muốn phát biểu những cảm nhận về 'văn phong' của bạn sau khi đọc được những gì bạn đã đăng : trôi chảy ,liền lạc, khúc triêt (ảnh minh họa đẹp ,rõ mầu sắc) và... tinh tế. Bạn đã rất cân nhắc câu chữ để diễn đạt nội dung cần 'nói' ra. Vì hy vọng vào một 'cao thủ' ở bạn sẽ dần dần bộc lộ trong sân chơi vui vẻ cho bạn be này,mà tui 'gãi' một cái thôi mà. Chẳng vì gì cả vì 'sự hoàn thiện bản thân' của lứa tuổi 'già' chúng mình trong giai đoạn 'thong thả' nghỉ hưu.
Mong là 'đúng sai' ở phát biểu này ko có gì đáng để TrunDC bận tâm nhé.

'Xuân đã về,xuân vẫn mơ màng...'

Chúc VT sang năm mới 2014 có nhiều thành công mới!

TrunDC nói...

OK. Tualinh. Năm bờ oăm TL...he...he....