Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Hội thảo 60 năm Chiến Thắng Điện Biện Phủ



                   ĐĂNG KÝ THAM DỰ HÔI THẢO QUỐC GIA

                “ĐIÊN BIÊN PHỦ VÀ HIÊP ĐỊNH GENÈVE-NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ”

Họ Và Tên: TRỊNH THÀNH CÔNG      
Nơi công tác: KHOA LỊCH SỬ- ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH                    
Địa chỉ cư trú : 40/17/11 NGUYỄN VĂN ĐẬU P.6 Q. BÌNH THẠNH                
Điện thoai liên lạc : DĐ 0918333920- ĐT Cố định (08) 66831867                     


ĐỀ TỰA THAM LUẬN: MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIÊN BIÊN PHỦ VÀ SỰ HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN TRONG ĐÔNG-XUÂN 1953-1954 CỦA BÔ TỔNG TƯ LÊNH QĐNDVN &  KẾ HOẠCH NAVARE

.TÓM TẮT NÔI DUNG THAM LUẬN :  

   Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, độ dàicủa thời gian có lẽ cũng đã đủ để nhìn lại và xem xét một cách khách quan và toàn diện hơn về một sự kiện đã từng làm “chấn động toàn cầu”, “tại sao Điện Biên Phủ” và “ tại sao dấu chấm hết của  cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai kéo dài 9 năm lại được đặt ở một vùng rừng Tây Bắc cách Hà Nội hơn 200 km đường chim bay, chứ không phải là Sài Gòn, Hà Nội vốn là những trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của chế độ thuộc địa từ đương thời ? Tại sao Điện Biên Phủ vốn không nằm trong “kế hoạch Navare”, cũng như chưa bao giờ được coi là “ chủ trương chiến lược” của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1953 ( như cách nói của một số các tác giả trong một số các tài liệu giáo khoa), có chăng theo Đại tướng Tổng tư lệnh QĐNDVN Võ Nguyên Giáp lúc đó chỉ là “ kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954”,lại trở thành một trận chiến lịch sử mang tầm vóc chiến lược, nhưng rồi từ những kết quả với nhiều hạn chế của Hiệp định Genève về Đông Dương 1954 cả hai bên tham chiến chủ yếu là Việt Minh và Pháp đều không thỏa mãn nhưng vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận.                                                                           
   Tác giả tham luận không hy vọng có thể giải mã một cách trọn vẹn những vấn đề đã đặt ra, chỉ mong nhận được nhiều những phản hồi trong sự trao đổi dưới góc độ mang tính khoa học, để có góp phần làm sáng tỏ phần nào những trăn trở xung quanh một vấn đề lịch sử còn nhiều ẩn số khá lý thú và hấp dẫn.  





HỘI THẢO QUỐC GIA :                                                                                                  .            
ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HIỆP ĐỊNH GENÈVE –NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ                    .                                             
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ SỰ HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN CỦA BỘ TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG ĐÔNG-XUÂN 1953-1954 & KẾ HOẠCH NAVARRE.                                                          .                                                        Trịnh Thành Công   Khoa Lịch Sử- Đại học Sư pham Tp Hồ Chí Minh

  
 60 năm đã qua kể từ thời điểm lá cờ mang dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam phất cao trên nóc hầm của tướng De Castries tại Điện Biên
 
Phủ, độ lùi của thời gian có lẽ cũng đã đủ để những ai quan tâm tới một sự kiện đã từng làm “chấn động địa cầu”, bình tâm giở lại từng dòng tài liệu, nhìn lại và suy ngẫm. Tại sao Điện Biên Phủ ? như tựa đề một cuốn sách của P.Rocolle ( Pourquoi Điên Biên Phủ ?) cũng như tại sao dấu chấm hết của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai đối với người Pháp lại được đặt ở một vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, mà không phải là Hà Nội - trung tâm  của đồng bằng Bắc Bộ, hay Sài Gòn đầu não của chế độ thuộc địa đương thời ? Tại sao Điện Biên Phủ vốn chưa bao giờ có trong cái gọi là “kế hoạch Navarre” cũng như đối với Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, theo Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp vốn chỉ là “kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954” chứ không hẳn là “chủ trương chiến lược” như cách nói của giới truyền thông sau 1954 ở Miền Bắc Việt Nam, lại trở thành một trận chiến mang tầm vóc chiến lược, nhưng rồi từ những kết quả với nhiều hạn chế từ Hội nghị Genève về Đông Dương 1954, mà cả Việt Minh và Pháp- chủ thể của cuộc chiến tranh Đông Dương, dù thắng hay bại, đều không thỏa mãn nhưng vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận. Trong phạm vi cho phép của một hội thảo, tác giả tham luận chỉ mới bước đầu đặt lại một số vấn đề và hy vọng nhận được những phản hồi từ các nhà nghiên cứu và những người quan tâm, trong sự đối thoại dưới góc độ khoa học, để phần nào làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử còn nhiều ẩn số khá lý thú và hấp dẫn..I. Hình thái chiến trường Đông Dương trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.  và sựhình thành “Kế hoạch Navarre”. Tháng 5-1953 H.Navarre sang nhận chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dươnđể thay cho người tiền nhiệm là R. Salan, kỳ vọng của chính giới Pháp đối với ông ta là “để uốn nắn lại tình hình, cứu vãn danh dự nước Pháp Nhưng đối với H.Navarređây là một “ Vinh dự khủng khiếp, rơi xuống đôi vai… hết bất ngờ…không một yếu tố nào trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, có thể giải thich cho việc tôi được chỉ định vào chức vụ này. Tôi chưa bao giờ phục vụ tại Đông Dương…Tôi tự đánh giá là rất chưa dủ khả năng cho nhiệm vụ này”(1) Tuy nhiên sau đó H.Navarre cũng đã được thuyết phục bởi R.Mayer-Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ. Từ khi bùng nổ chiến tranh Đông Dương, chỉ trong vòng chưa đầy 8 năm, chính phủ Pháp đã 19 lần thay đổi và đã đưa sang Đông Dương 5Cao ủy và 6 Tư lệnh các lực lượng viễn chinh. H.Navarre sinh năm 1898, tướng bốn sao, nguyên là Tham mưu trưởng của thống chế Juin- Tư lệnh các lực lượng OTAN (NaTo) tại Trung Âu, sau hơn một tháng khảo sát tình hình ở Đông Dương, H.Navarre trở lại Paris ngày 3-7-1953, để đệ trìnhmột kế hoạch mang tên ông ta, trước Hội đồng các tham mưu trưởng ( Le Comité des Chefs d’ étatmajor), tuy đã được chuẩn y nhưng Hội đồng này tỏ ra nghi ngại về khả năng đáp ứng các đề nghị trong kế hoạch về phương tiện chiến tranh từ chính phủ Pháp. Ngày 24-7-1953 tại điện Élysée, Hội đồng quốc phòng nước Pháp đã được triệu tập dưới sự chủ trì của Thủ tướng Laniel với sự hiện diện của Bidault-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;P.Reynaud- Phó Thủ tướng; Pleven-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; M.Jacquet- Tổng trưởng các “quốc gia liên kết”;E.Faure- Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống chế A.Juin… H.Navarre đã miêu tả tình hình Đông Dương sau bẩy năm chiến tranh, một bức tranh không mấy lạc quan “Sự ‘mục ruỗng’ của chúng ta ở đồng bằng Bắc Bộ là một ví dụ tiêu biểu cho tất cả tình hình trên khắp Đông Dương ở những mức độ khác nhau… Tấm bản đồ Đông Dương tại Bộ Tham mưu ở Hà Nội được H.Navarre gọi một cách mỉa mai là “Tấm bản đồ bệnh giang mai” hay “Tấm bản đồ lên sởi” ở đây hình thái chiến tranh Đông Dương được thể hiện“ Mầu trắng là những nơi chúng ta làm chủ hoàn toàn, không chiếm tới một phần tư toàn bản đồ…Mầu hồng là vùng ta tranh chấp với Việt Minh: chỉ một phần ba cho đến một phần tư. Cuối cùng là mầu đỏ những nơi Việt Minh làm chủ hoàn toàn. Mầu đỏ chiếm hơn phân nửa bản đồ…Bản đồ này cho thấy rõ một tình hình ngược đờilà, tại vùng châu thổ sông Hồng…chúng ta cắm chốt một phần lớn lực lượng-tương đương với 5 sư đoàn được phân bố vào trên 1000 điểm- nhưng đó lại là căn cứ chính của địch quân. Trên tổng số 7000 làng thì có hơn 5000 làng là hoàn toàn hoặc là một phần nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh. Chính nơi đây đã cung cấp cho họ một phần lớn cán bộ chính trị và quân sự,bộ đội, gạo, và đủ các loại mặt hàng hậu cần”(2). Quả thực H.Navarre đã tiếp thu từ người tiền nhiệm của ông ta là R.Salan một thực tế chiến trường với nhiều mảng tối. Quân đội viễn chinh Pháp đang mất dần quyền chủ động chiến lược, bế tắc trong chỉ đạo chiến thuật trên toàn cõi Đông Dương. Có thể nói kế hoạch Navarre đã được hình thành trên cơ sở kế thừa những nội dung chủ yếu trong chủ trương chiến lược mà R.Salan đã đề ra từ tháng 3-1953 với một chương trình hành động 30 tháng (4/1953-9/1955)(3). Tuy nhiên theo H.Navarre “ Việc bảo vệ vùng Bắc Lào” đã là “một vấn đề rất nghiêm trọng” ngay khi bắt đầu triển khai nghiên cứu các phương án thực hiện kế hoạch và nó có thể tạo ra cho ông ta “ nhiều khó khăn nghiêm trọng hơn trong chiến dịch sắp diễn ra” Trong ba phương án có thể xẩy ra trong dự báo về hoạt động của Việt Minh trong Đông-Xuân 1953- 1954,  H. Navarre không tán thành chủ trương của R. Cogny và cho rằng ưu tiên tuyệt đối cho đồng bằng Bắc Bộ là đề cao đối phương, cũng như nếu đối phương tấn công “sẽ không tạo ra cho chúng ta  những vấn đề phức tạp…chúng ta chống cự tại chỗ” hơn thế nữa “nếu tiến công lực lượng đối phương ngoài đồng bằng thì có thể cải thiện được tình hình” Về khả năng thứ hai là một cuộc tấn công uy hiếp miền nam Đông Dương, H.Navarre cho rằng “Rất có thể đối phương sẽ từ Vinh tiến theo dải bờ biển hoặc dọc theo sông Mê Công, cũng có thể ở cả hai hướng đó cùng  một lúc để liên lạc với liên khu V. Vấn đề này còn khủng khiếp hơn, vì như vậy thì toàn bộ miền Trung và miền Nam Đông Dương bi uy hiếp. Dĩ nhiên phải sẵn sàng ngăn chặn.” (4)Về khả năng thứ ba liên quan tới Tây Bắc và Thượng Lào, H.Navarre tỏ ra rất quan ngại “ vì đây là một vấn đề tế nhị hơn nhiều… không bảo vệ Thượng Lào thì về phương diện quân sự có thể không xẩy ra hậu quả nghiêm trọng ngay tức khắc nhưng đó sẽ là mầm mống của một thảm họa chung trong vòng một vài tháng sau. Về phương diện chính trị, quyết định đó còn nguy hiểm hơn nữa…bỏ rơi Luang Prabang-kinh đô chính trị và tôn giáo của họ một biểu tượng sự thống nhất của đất nước này-để nó rơi vào tay đối phương mà không có một trận đánh thì chẳng khác nào nhìn nhận sự bất lực của chúng ta trong việc bảo vệ những người luôn tin tưởng vào ta. Ngoài lý lẽ tối quan trọng này còn các vấn đề khác. Mỹ trợ giúp chúng ta ở Đông Dương tại vì ta bảo vệ một vùng trọng yếu của vùng Đông Nam Á :Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai. Để quân địch tiến đến sông Mê kông có nghĩa là việc phòng thủ này đã thất bại. Phản ứng của nước Mỹ là một việc phải quan tâm” (5). Với các lập luận được xem xét trên cả hai phương diện quân sự và chính trị, chủ trương của H.Navarre là phải bảo vệ vùng Thượng Lào. Nhưng có lẽ ông ta đã không nhận được một quyết định rõ ràng từ chính phủ Pháp. B. Fall trong sách “Điện Biên Phủ-một góc địa ngục” cho biết: theo hồi ký của J.Laniel- thủ tướng Pháp lúc đó, H.Navarre đã nhận được chỉ thị bỏ nước Lào nếu cần thiết và khuyến cáo ông ta nên đọc lại “biên bản cuộc họp ngày 24-7-1953 của Hội đồng Quốc phòng” H.Navarre đã phản ứng rằng: không hề biết tới một biên bản như thế trước khi đọc cuốn sách của J.Laniel; nếu có một biên bản như thế thì nó đã không được ghi một cách chính xác. Cũng theo B.Fall : tướng Catroux Chủ tịch Uỷ ban điều tra của Chính phủ Pháp 1955 cho rằng “Cuộc hành binh Điện Biên Phủ chỉ có ý nghĩa nếu Chính phủ Pháp muốn giữ Lào, hoặc chí ít cũng là một bộ phận lớn của nước đó, cho nên điều rất quan trọng là phải biết được H.Navarre có được thông báo đầy đủ hay không về những ý đồ của Chính phủ Pháp trong vấn đề này. Theo H.Navarre, trong cuộc họp đầu tháng 7-1953 Hội đồng Tham mưu trưởng cũng đã khuyên ông ta trong nhiệm vụ “không bắt buộc phải bảo vệ vùng Bắc Lào bằng mọi giá” và quan điểm này cũng đã được khuyến cáo tới Hội đồng Quốc phòng trong cuộc họp ngày 24-7-1953 và sau đó được thông báo một cách gián tiếp cho H.Navarre. Uỷ ban điều tra của tướng Catroux cũng cho biết: các quan điểm của Chính phủ Pháp về vấn đề Bắc Lào chỉ được nói rõ trong một chỉ thị gửi M.Jacquet- Tổng trưởng “các quốc gia liên kết” ngày 13-11-1953 và H.Navarre chỉ nhận được chỉ thị này vào ngày 4-12-1953, khi cuộc hành binh Castor của tướng Gilles cùng 6 tiểu đoàn dù đã hoàn tất tại Điện Biên Phủ với mật danh D.Z“Natacha” từ hai tuần trước đó. Cũng theo B.Fall ,đối với H.Nava rre “Cuộc hành binh Điện Biên Phủ đã được gợi đến trong phiên họp của Hội đồng Quốc phòng ngày 24-7, nhưng chỉ nhắc qua thôi,vì trong ý nghĩ của của tổng tư lệnh nó chỉ có tầm quan trọng thứ yếu và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của ông. Vả lại ông đã có quyết định về vấn đề này rồi”(6) .Tuy không có một quyết định nào được đưa ra tại Hội đồng Quốc phòng ngày 24-7-1953 xung quanh việc bảo vệ Thượng Lào, nhưng với H.Navarre đây là “một nhiệm vụ lớn lao và có tính bắt buộc” vì ngày 28-10-1953 ở Paris Chính phủ Pháp đã ký một hiệp ước xác nhận việc Lào gia nhập khối Liên hiệp Pháp đồng thời cam kết trách nhiệm bảo vệ Lào. Đầu tháng 11 M.Jacquet- Tổng trưởng “các quốc gia liên kết” cũng khẳng định “Nếu Việt Minh chiếm được vùng Luang  Prabang và áp sát sông Mêkông thì nó sẽ tạo ra một cú sốc với dư luận nước Pháp và sẽ không thể nào tiếp tục cuộc chiến tranh được”(7). Như thế vấn đề Thượng Lào đã không còn phải bàn cãi, nhưng việc phòng thủ đối với một vị trí có tầm cỡ chiến lược này như thế nào ? Phương án cuối cùng của H.Narre là “ Phòng thủ một cách trực tiếp” bởi do “ thiếu thốn về phương tiện…cho nên dù có muốn có muốn làm khác đi” cũng không thể được, vì thế phương án “phòng thủ một cách gián tiếp bằng cách tung lực lượng từ vùng châu  thổ, buộc Binh đoàn tác chiến Việt Minh, hoặc ít nhất một phần lực lượng của nó phải ra mặt đối đầu” mặc dùcó tính khả thi cao, “nằm trong chiến lược chung cho chiến trường”( tức kế hoạch Navarre) đã không thể được lựa chọn. Tháng 5-1953  qua trao đổi với R.Salan, H.Navarre cũng đã tính đến một phương án có sự kết hợp giữa phòng thủ trực tiếp với phòng gián tiếp còn gọi là phòng thủ từ xa theo đó các trọng điểm giao thông chiến lược ở Tây Bắc- Thượng Lào như Mường Khoa, Sốp Nao, Điện Biên Phủ sẽ được chặn giữ, đồng thời mở các cuộc hành binh tấn công vào những địa bàn trọng yếu do đối phương kiểm soát, để kềm giữ một bộ phận chủ lực của Việt Minh, nhằm giảm áp lực cho Thượng Lào và châu thổ sông Hồng.Nhưng H.Navarre đã không thể đưa ra một sự lựa chọn nào khác, bởi không có trong tay một lực lượng đủ mạnh trên cả hai phương diện quân lực và phương tiện chiến tranh, hơn nữa các “phương án kết hợp” không đảm bảo chắc chắn sẽ thu hút được chủ lực đối phương, nhưng lại có nguy cơ để trống đồng bằng trong ít ra là ba tuần.Về phương thức phòng thủ, H.Navarre đã loại trừ việc sử dụng các lực lượng cơ động, để thực hiện chiến thuật phòng ngự vận động ngay trên đất Lào, chủ yếu do những hạn chế về lực lượng và năng lực khi tác chiến trên trên địa hình rừng núi xa lạ ở Tây Bắc Đông Dương, và quyết định lựa chọn một chiến thuật “theo cách gọi cổ điển là “chiến tranh chiến lũy” hoặc theo cách gọi hiện đại là hệ thống những “con nhím” hay hệ thống “cụm cứ điểm”… đây chính là phương cách tướng Salan đã xử dụng năm ngoái” (8). H.Navarre cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của phương án chiến thuật này               “ Phương pháp này có thể cho một giải pháp không tốt lắm, nhưng suy cho cùng đây là giải pháp duy nhất có thể có được”Vậy khu vực nào sẽ được chấp nhận cho cho phương án phòng thủ trực tiếp ?Xem xét, cân nhắc toàn diện trên cả hai phương diện chính trị và quân sự, H.Navarre nhận thấy không thể thực hiện việc phòng thủ trực tiếp Thượng Lào tại Luan Prabang hay Viên Tiane.H.Navarre phân tích “Từ xứ Thái, nơi tập kết của Việt Minh, các con đường dẫn qua Lào tập trung thành hai nhánh. Cả hai con đường đều hướng về vùng Mêkông Thượng. Con đường phía Đông đi qua Sầm Nứa và cao nguyên Trao Ninh,về Paksanne,Luang Prabang và Vien Tiane. Nó được kiểm soát bởi một cứ điểm trong vùng cánh đồng Chum, do tướng Salan lập ra từ mấy năm trước. Con đường đi về phía tây, tốt hơn nhiều, xuất phát từ Tuần Giáo, đi qua Điện Biên Phủ và thung lũng Nậm U, có đường sông có thể di chuyển được, hướng về Luan Prabang, sau đó đến Vien Tiane… con đường thứ hai này sẽ được Việt Minh sử dụng” (9) Như thế “ Để ngăn cản Việt Minh tiến sát đến bờ sông Mêkông mà không cần phải giao tranh, vừa giữ được các lực lượng cần thiết có thể uy hiếp được ta tại các nơi khác, ta chỉ có một giải pháp duy nhất: chặn ngay con đường họ sẽ đi qua bằng một cứ điểm” Cứ điểm đã được chọn đó chính là Điện Biên Phủ, sau khi đã loại trừ Lai Châu. H.Navarre khẳng định về “ giá trị chiến lược của Điện Biên Phủ đã được xác lập từ lâu” và dẫn lời nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn của các nhà báo của Đảng Cộng sản Ý và Đảng Cộng sản Pháp “Việc chiếmđóng Điện Biên Phủ cómục đích sâu xakhác, mục đích này được Bộ Tham mưu Mỹ rất quan tâm là, biến nó thành một trong những căn cứ không quân quan trọng ở vùng Đông Nam Á… Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược rất quan trọng…Quân đội viễn chinh Pháp đến đây là để phòng thủ đất Lào và tái chiếm vùng Tây Bắc Việt Nam. Nếu hoàn tất kế hoạch này, địch quân sẽ có một căn cứ không quân và lục quân đè nặng sức ép lên phía sau lưng chúng tôi, buộc chúng tôi phải tản ra trong vùng giữa châu thổ và Điện Biên Phủ” Cũng theo H. Navarre, người tiền nhiệm của ông ta- R.Salan cũng rất coi trọng giá trị của Điện Biên Phủ, tài liệu đề ngày 25-5-1953 trước khi mãn nhiệm kỳ ở Đông Dương, khi nói về việc phòng thủ Thượng Lào, R.Salan viết “Phải củng cố lực lượng hiện tại bằng cách tổ chức một trung tâm kháng cự mới tại Điện Biên Phủ. Tôi đã ra lệnh tái chiếm khu vực này ngay từ đầu tháng giêng năm 1953, khi tôi nhận định nó rất cần thiết cho sự an toàn của của kinh đô Luang Prabang”(10). Tuy nhiên H.Navarre đã nhận thấy “Điện Biên Phủ cũng có những hạn chế rất lớn về mặt sử dụng không quân”. Nhận định về chỉ thị ngày 2-11-1953 của H.Navarre cho R.Cogny về việc đánh chiếm Điện Biên Phủ từ ngày 15 đến 20-11-1953, chậm nhất là ngày 1-12-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng “ Đây chỉ là một hành động dự phòng, nhằm che chở cho Lai Châu và Thượng Lào… và nắm lấy số lúa gạo đáng kể trên cánh đồng Mường Thanh có thể lọt vào tay đối phương. Nó không hề liên quan tới những tin tức về một cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.”(11). Có thể nói quyết định của H.Navarre về cuộc hành binh Castor, tái chiếm Điên Biên Phủ đã không nhận được sự đồng tình từ R.Cogny và các sĩ quan dưới quyền, trong cơ quan tham mưu Bắc Bộ. Tham mưu trưởng lục quân Bắc Bộ- Đại tá Ba- stiani trong tờ trình  ngày 4-11-1953 gửi H.Navarre  đã có phản ứng gay gắt “Tôikhông tin rằng việc chiếm đóng Điện Biên Phủ có thể cứu vãn được Lai Châu, nếu Việt Minh muốn thanh toán khu tác chiến Tây Bắc…việc chiếm đóng Điên Biên Phủ chỉ là để bảo vệ nước Lào mà hiện nay chưa có gì bị uy hiếp cả. Có lẽ theo Bộ Tham mưu thì chiếm đóng Điên Biên Phủ là để ngăn chặn Việt Minh tiến sang Luan Prabang và làm cho Việt Minh không lấy được gạo ở vùng này. Nhưng ở xứ này người ta không thể ngăn chặn địch trên một hướng. Đó là một khái niệm ở Châu Âu mà ở đây không có giá trị gì…Tôi tin răng dù muốn hay không, Điện Biên Phủ cũng sẽ trở thành “vực thamr nuốt các tiểu đoàn… trong lúc đồng bằng ngày càng bị uy hiếp rõ rệt, người ta lại chôn một lực lượng tương đương với ba binh đoàn cơ động cách xa Hà Nội 300km, nghĩa là toàn bộ lực lượng mới được tiếp viện, mà đáng lẽ với jực lượng ấy chúng ta có thể giáng cho Việt Minh những đòn cần thiết. Đó là cách bảo vệ nước Lào tốt nhất…” (12)II.  Kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954 của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.  nhândân Việt Nam đã được hoạch định như thế nào.?Xung quanh quyết định tái chiếm Điện Biên Phủ bằng cuộc hành binh Castor (Hải ly) ngày 20-11-1953 của H.Navarre,  Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết lúc đó “Navarre chưa hề biết gì về những ý đồ quân sự của ta trong Đông -Xuân 1953-1954“(13).              Vậy “ ý đồquân sự” hay kế hoạch tác chiến Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 thực sự là gì và đã từng bước được hoạch định như thế nào ? Theo Đại tướng Hoàng Văn Thái, lúc đó là Tổng Tham mưu phó- Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam “ Theo chỉ đạo của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV- Tháng 1-1954, Bộ Tổng Tham mưu đã nghiên cứu và xây dựng phương án tác chiến cho mùa khô 1953-1954…Vấn đề quan trọng nhất là chủ lực ta sẽ đánh vào đâu ?” (14). Đã có sự phân tích và cân nhắc trong sự lựa chọn giữa Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ, Lai Châu và Nà Sản, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có nhận định về tập đoàn cứ điểm Nà sản “là một biện pháp ngăn chặn mới có tính chiến lược của địch. Người Pháp gọi nó bằng thuật ngữ “chiến lược những con nhím”(stratégie des- hérissons)… Salan đã chỉ thị cho D.Larinet  phải thiết lập căn cứ vững chắc chung quanh một sân bay nằm giữa vùng rừng núi. Nó sẽ “buộckẻ thù chiến đấu trên một địa hình thuận lợi cho sự phối hợp các loại vũ khí của chúng ta, có một sân bay bảo đảm việc tiếp tế thường xuyên cho những đơn vị chiến đấu.” Đây cũng là căn cứ xuất phát của những cuộc tiến công lớn, đồng thời là nơi sẵn sàng đương đầu có lợi với các cuộc tiến công.”(15). Như thế Nà Sản đã được lựa chọn như là hướng tiến công chủ yếu của chủ lực ta, bởi vì “ do địch giữ Nà Sản, khu giải phóng Tây Bắc của ta chưa hoàn chỉnh. Địch thả dù gây phỉ ở vùng Thuận Châu và lan xuống vùng Sơn La” Phương thức tác chiến có thể là bóc vỏ hoặc xuyên tâm. Nhưng tình hình đã thay đổi một cách bất ngờ, từ 8 đến 12-8-1953 H.Navarre đã cho rút bỏ toàn bộ tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đánh giá của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp “ Địch đã khéo léo nghi binh đánh lừa ta…Navarre giành thắng lợi đầu tiên bằng một cuộc rút lui” Tình hình mới, buộc Bộ Tổng Tham mưu phải xác định lại hướng hoạt động tác chiến chủ yếu của chủ lực trong mùa khô 1953-1954. Đại tướng Hoàng Văn Thái cho biết “ Ta có thể đánh Lai Châu như dự kiến, nhưng chỉ riêng Lai Châu không thể là hướng tiến công chủ yếu vì ở đây không thể sử dụng số lượng lớn bộ đội chủ lực. Vả lại đánh thắng địch ở Lai Châu không thể tạo chuyển biến lớn về chiến lược. Còn các hướng Thượng Lào, Trung Lào, Bình- Trị- Thiên, tuy địch yếu nhưng lại quá xa, khó tiếp tế, ta không thể sử dụng lực lượng lớn” (16). Đối với đồng bằng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhận định “ Ta chưa thể mở một cuộc tiến công lớn ở đồng bằng, nơi Navarre đã bầy sẵn thế trận và ta chưa có khả năng hạn chế sức mạnh của máy bay và pháo địch. Do đó ở đồng bằng vẫn phải tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với vận động đánh nhỏ của bộ đội chủ lực”(17). Và như thế “Chỉ có một phương án là sử dụng từng bộ phận bộ đội chủ lực thay phiên đánh địch ở đây nhằm mục đích rèn luyện”(18). Hạ tuần tháng 9-1953, Bộ Tổng Tham mưu đã nhận được bản “ Kế hoạch Navarre” cùng một bản đồ tình báo do Trung Quốc thu nhận được và chuyển giao cho Việt Nam (19). Nếu như trước đây, các cơ quan tham mưu của Bộ Tổng tư lệnh không thể hoặc chưa thể nắm được “kế hoạch Navarre” thì giờ đây đã có thể hình dung được phần nào ý đồ chiến lược cũng như phương thức tác chiến của địch, vì thế hình thành chủ trương                   “ chọn Lai Châu và Trung Lào là những hướng hoạt động đểphân tán các lực lượng cơ động chiến lược của Pháp đang tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc hoặc Tây Bắc là hướng kéo chủ lực địch ra để đánh tiêu diệt” (20).                                                                        Cuối tháng 9 đầu tháng 10-1953 tại bản Tỉn Keo, thôn Lục Giã, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, thuộc căn cứ địa Việt Bắc, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã được triệu tập để bàn về hoạt động quân sự Đông-Xuân 1953-1954, chủ trương tác chiến trong Đông- Xuân 1953-1954 đã được xác định “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tấn công vào nhưng hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do; trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch…” (21) Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng cho biết “Tổng quân ủy đề nghị:… Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công hướng lên Tây Bắc, tiêu diệt quân địch còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân địch ở Thượng Lào. Hướng thứ hai là Trung Lào.Hướng thứ ba là Hạ Lào vớisự phối hợp của bộ đội Pathét Làonhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Hướng thứ tư là bắc Tây Nguyên” (22) Vì hành động địch chưa rõ rệt “ Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm : “ Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Triển khai kế hoạch tác chiến, Đoàn bộ Đại đoàn 316 cùng với Trung đoàn 174 vượt sông Đà, tiến lên Tây Bắc, cùng với hai trung đoàn 98 và 176 vốn vẫn đứng chân ở đây, tiến công tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải  phóng Tây Bắc, để sau đó sử dụng trung đoàn 148 phối hợp với bộ đội Pathét Lào tiến công giải phóng Phong Xa Lỳ .                       Ngày 19-11-1953 Bộ Tổng tư lệnh triệu tập Hội nghị cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên tại Đồng Đau, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, để phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến Đông –Xuân 1953-1954 . Tại Hội nghị này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định “Hướng chính là Tây Bắc, kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng Lai Châu và mở rộng căn cứ kháng chiến, uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch, tao điều kiện thuận lợi cho việc tac chiến sau này. Lực lượng sử dụng hai đến ba đại đoàn. Hướng phụ là Trung Lào, lực lượng sử dụng hai trung đoàn. Hướng phối hợp là đồng bằng…” Trong khi đó H. Navarre với ý đồ tái chiếm Điện Biên Phủ, đồng thời ngăn chặn hoạt động của chủ lực Việt Minh đang có xu hướng tấn công Tây Bắc, đã quyết định thực hiện cuộc hành binh Castor (Hải Ly), trong các ngày từ 20 đến 22-11-1953, sáu tiểu đoàn Âu-Phi, bao gồm 4500 tên đã nhẩy dù xuống cánh đồng Mường Thanh, đánh chiếm Điện Biên Phủ. Như vậy tình huống chiến lược mới đã xuất hiện, cần phải gấp rút điều chỉnh kế hoạch, Tổng Quân ủy nhận định “ Vô luận rồi đây tình hình có thay đổi thế nào, địch nhẩy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta…ta vẫn chủ động kế hoạch tác chiến chiến lược đã được thảo luận nhất trí. Hướng chính vẫn là Tây Bắc, nhằm giải phóng vùng Lai Châu, củng cố và mở rộng căn cứ Tây Bắc, phát triển sang phối hợp với bạn ở Thượng Lào, buộc địch phải phân tán lực lượng của chúng hơn nữa, tạo điều kiện thuận lơi tác chiến quy mô lớn hơn” (23). Từ tháng 10-1953 tại Hội nghị Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết Hội nghị trên tinh thần chọn Tây Bắc hướng hoạt động chính trong Đông-Xuân 1953-1954. Như vậy Chiến dịch Tây Bắc II đã được hoạch định. Ngày 26-11-1953 Bộ Tư lệnh tiền phương của chiến dịch đã được hình thành và lên đường đi Tây Bắc bao gồm Hoàng Văn Thái- Tổng Tham mưu phó; Lê Liêm- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Đặng Kim Giang- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp; Đỗ Đức Kiên- Cục phó Cục Tác chiến. Toàn bộ thời gian hoạt động của chiến dịch được dự kiến chia làm hai đợt (chỉ là dự kiến bởi vì sau này đã có sự thay đổi về căn bản so với kế hoạch ban đầu) :                                                                                    
Đợt 1: Đại đoàn 316 đánh Lai Châu, kết thúc vào cuối tháng 1-1954, sau đó nghỉ khoảng 20 ngày để chấn chỉnh và củng cố để tiếp tục đánh Điên Biên Phủ.                                               
Đợt 2 : Tấn công Điện Biên Phủ thời gian dự kiến 45 ngày, nếu địch không tăng cường có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4-1954, sau đó sẽ tiếp tục phát triển sang Thượng Lào uy hiếp Luan Prabang. (24). 
   Ngày 6-12-1953 tờ trình của Tổng Quân ủy gửi Bộ Chính trị cho biết “ Thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày” Lực lượng sử dụng với “ quân số tổng quát 42.000 người…chuẩn bị theo tinh thần “đánh chắc, tiến chắc” (25). Điều trùng hợp ngẫu nhiên, cũng ngày này (6-12-1953), R.Cogny- Tư lệnh Bắc Bộ đã chỉ thị cho trung tá Trancart thực hiện cuộc hành binh Pollux rút toàn bộ lực lượng chính quy Z.O.N.O ( Zone OpérationelNord-Ouest- Vùng tác chiến Tây Bắc) tương đương ba tiểu đoàn, theo đường không vận về Mường Thanh. Nhiều vấn đề được đặt ra với cơ quan tham mưu của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam “Việc rút chạy khỏi Lai Châu nhằm mục đích gì ?... khách quan mà xét…nếu địch co cụm…tổ chức phòng thủ chu đáo thì một đai đoàn của ta tiến công giải phóng Lai Châu không phải là không khó khăn…Điều mâu thuẫn là địch muốn trụ lại ở Điện Biên Phủ để chặn đường ta phát triển sang hướng Thượng Lào nhưng chúng lại rút chạy khỏi Lai Châu. Chúng không nghĩ rằng với Lai Châu giải phóng,ta đã giành được một thế chiến lược có lợi. Từ Lai Châu chúng ta có thể phát triển sang Phong Sa Lỳ mà không cần qua hướng Điện Biên Phủ”(26). Cũng theo Đại tướng Hoàng Văn Thái,phần nào những điểm cơ bản trong hoạt động của địch đã được Bộ Tổng Tham mưu kiểm soát , nhưng những điểm quan trọng chủ yếu nhất, sau này ta mới nắm được qua tin tức tình báo. Cần phải biết rằng chủ trương tác chiến ban đầu được xây dựng với hai phương án, ngay cả khi H.Navarre chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ ngày 3-12-1953, Bộ Tổng Tham mưu vẫn bảo lưu khả năng địch tấn công Việt Bắc. Nên nhớ rằng ngày 28-11-1953 H.Navarre đã không chấp nhận đề nghị của R.Cogny về việc đánh lên Việt Bắc. Cho đến  thượng tuầntháng 12-1953, quyết tâm của Bộ Chính tri là tập trung cho Điện Biên Phủ vì khă năng địch đánh lên Việt Bắc không còn.  Đặt vấn đề vì sao H.Navarre quyết định đánh chiếm Điên Biên Phủ… phải chăng ông ta đã không còn giữ ý đồ thực hiện một bước quan trọng trong “kế hoạch Navarre”: duy trì thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ trong mùa khô 1953-1954 ? Đại tướng Võ Nguyên Giáp lý giải  “ H.Navarre đã thấy rõ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ ở miền Bắc Đông Dương…lý do bảo vệ nước Lào được H.Navarre nhấn mạnh sau Điện Biên Phủ thất thủ, chỉ là cách làm nhẹ trách nhiệm. Quyết định đánh chiếm Điên Biên Phủ liên quan đến những chủ trương lớn trong điều hành chiến cuộc của H.Navarre                                                                             Với một lực lượng cơ động lớn tập trung ở đồng bằng, ông ta cho rằng, không thể thụ động nằm im chờ một cuộc tấn công của Việt Minh. Và ông ta “cần có một đòn tiến công khác trên chiến trường chính, nơi đối phương vẫn để binh đoàn chủ lực nằm im, chưa bộc lộ ý đồ” Giải pháp mà H.Navarre đã lựa chọn là Điện Biên Phủ với sự có mặt của một số tiểu đoàn dù, ông ta và cơ quan tham mưu tin rằng “Việt Minh không thể duy trì ở thượng du quá quá 2 đại đoàn…Tập đoàn cứ điểm Nà Sản hồi đầu năm đã vô hiệu hóa 2 đại đoàn Việt Minh”  Việc đánh chiếm Điện BiênPhủ có khả năng ngăn chặn được một cuộc tấn công lên Tây Bắc, xa hơn nữa là Thượng Lào. Và nhất là nó có thể thu hút một số đại đoàn Việt Minh, giảm nhẹ áp lực với đồng bằng…làm phân tán khối chủ lực Việt Minh trì hoãn một cuộc tổng giao chiến trong mùa khô 1953-1954 trên chiến trường chính Bắc Bộ” (27)… “Khác với R.Cogny…H.Navarre không mong một cuộc đụng đầu ở Điên Biên Phủ”. Vai trò chủ yếucủa Điện Biên Phủ là “chiếc nhọt tụ độc” ở Bắc Bộ để H.Navarre rảnh tay triển khai cuộc tiến công chiến lược ở Nam vĩ tuyến 18 theo kế hoạch đã được vạch ra.  Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận “ Điện Biên Phủ không hiện diện trong “kế hoạch Navarre” không có nghĩa là nó chỉ là một việc làm mang tính chất ứng phó nhất thời…  Trước sau Điện Biên Phủ chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong kế hoạch, nhưng vẫn là một nước cờ chiến lược đã được H.Navarre tính trước những hệ quả một cách tỉnh táo”   
 . Đến đây câu hỏi “ Tại sao Điện Biên Phủ” đã được chính những người trong cuộc lý giải. .                          ----------------HẾT---------------
                  .                                                               

CHÚ THÍCH
 1. H.Navarre- Đông Dương hấp hối- Hồi ký ( bản dịch Phan Thanh Toàn) - Nhà xuất bản Công An Nhân dân 2004- tr 16.
2. H. Navarrre- Sđd- tr 71
3. H.Navarre- sđd- tr
4. H.Navarre- sđd- tr 121
5. H. Navarre- sđd- tr 123
6. Bernard Fall- Điện Biên Phủ một góc địa ngục- ( bản dịch Vũ Trấn Thủ) - Nhà xuất bản Công An Nhân dân –Công ty Văn hóa Phương Nam 2004-tr 94
7. H.Navarre- sđd- tr 266
8. H.Navarre- sđd- tr 267
9. H.Navarre- sđd- tr 266
10. H.Navarre- sđd- tr 271
11. Võ Nguyên Giáp- Điên Biên Phủ điểm hẹn lịch sử- Hồi ức (Hữu Mai thể hiện) - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân- tr 68
12. JulesRoy- Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp - (bản dịch Bùi Trân Phượng)- Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 1994 tr
13. Võ Nguyên Giáp- sđd- tr 68
14. Hoàng Văn Thái- Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 1984- tr 29
15. Võ Nguyên Giáp- Đường tới Điện Biên Phủ- Hồi ức (Hữu Mai thể hiện) Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2001- tr 355
16,18. Hoàng Văn Thái- sđd- tr28
17. Võ Nguyên Giáp- Điểm hẹn lịch sử- tr 21
19. H.Navarre-Thời điểm của những sự thật-(bản dịch Viện Lịch sử Quân sự) Nhà xuất bản Công An Nhân dân 1994. Về bản “Kế hoạch Navarre”Đại úy J.Pougé, thư ký riêng của H.Navarre cho biết : Thực chất chỉ là bản “báo cáo tình hình kèm theo kiến nghị” được H.Navarre trình bầy bằng miệng trước Hộ đồng quốc phòng Pháp 24-7-1953, để giữ bí mật, báo cáo do tự tay ông ta viết, không giao cho thư ký đánh máy, báo cáo chưa được chính thức chấp nhận. H.Navarre cho rằng : cái gọi là “kế hoạch Navarre” chỉ là do báo chí tự đặt ra theo trí tưởng tượng quá mức và đươc một cách giải thích tùy tiện.
20. Hoàng Văn Thái- sđd- tr 30
21,22. Võ Nguyên Giáp- sđd- tr 26
23. Võ Nguyên Giáp- sđd- tr 43
24. Võ Nguyên Giáp- sđd- tr 47
25. Võ Nguyên Giáp- sđd- tr 48
26. Hoàng Văn Thái- Điện Biên Phủ chiến dịch lịch sử- Nhà xuất bản QĐND- tr 53 27. Võ Nguyên Giáp- Điểm hẹn lịch sử- tr 75                                                       .                                              -------------------------------------
TÀI LIÊU THAM KHẢO                                                                                     
1. B. Fall- Điện Biên Phủ một góc địa ngục- Nxb Công An Nhân dân 2004                            
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiên tranh trực thuộc Bộ Chính tri    -   Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học      Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia  2000                                                          3. H.Navarre- Đông Dương hấp hối-Hồi ký (bản dịch Phan Thanh Toàn)                            -                      - Thời điểm của những sự thật (bản dịch Viện Lịch sử Quân sự)                                 . Nhà xuất bản Công an Nhân dân 2004                                                                                 
 4. Hoàng Văn Thái- Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954                                            -       - Điện Biên Phủ chiến dịch lịch sử    -Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 1984, 1994                                5. Hồ sĩ Khoách- Hà Minh Hồng-Võ Văn Sen- Lịch sử Việt Nam 1945-1975  -    Tủ sách Đại học KHXH-NV- Nhà xuất bản Mũi Cà Mau 1998                                               
6. J.Roy-Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp(bản dịch Bùi Trân Phượng) - Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 19947. Lê Mậu Hãn (chủ biên)- Đại cương Lịch sử Việt Nam T III                                                     -    Nhà xuất bản Giáo Dục 1997                                                                                                   8. Võ Nguyên Giáp- Đường tới Điện Biên Phủ- Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử                   -                                  Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2001                                                 
9. Viện KHXH Việt Nam- Viện Sử họcLịch sử Việt Nam TX( 1945-1950); TXI (1950-1954)-Nxb Khoa học Xã hội 2009                 .                                
---------------------------------------
                                  .                                                                          Tp. Hồ Chí Minh 1 Tháng 4 Năm2014       .                                                                                           Trịnh Thành Công





9 nhận xét:

TC nói...

Trước mình nghĩ giống đại tá Pháp (?)là ko hiểu sao lại phải tập trung binh lực chỗ cách HN 300km. Giờ thấy rõ hơn, còn là do ông bạn Lào. Hóa ra đô thị ko hẳn quyết định chiến tranh

lecong nói...


TC:Thật ra "vấn đề Lào" đối với cả ta và Tây đều không phải là vấn đề quan trọng, thực chất chỉ là cái cớ.Khi Navarre rút bỏ Lai Châu co cụm về ĐBP ,cụ HVT và BTTM ngỡ ngàng và cho rằng nếu giải phóng LC ta sẽ giành được một thế chiến lược có lợi và nếu Tây co cụm và tổ chức phòng thủ tốt, đại đoàn 316 của ta đánh LC không phải là không khó khan và nếu muốn phát triển sang Phong Sa Lỳ mà không cần quan tâm đến ĐBP. Sau này Navarre bị chất vấn về vấn đề Lào với chốt chặn ĐBP cũng đã có người đặt vấn đề " VM hoàn toàn có thể phát triển sang Thượng Lào,bỏ qua ĐBP.Tất nhiên Navarre không phải là không biết điều đó, nhưng ông ta có một ý đồ khác.

HCQuang nói...

Khi Tập đoàn cứ điểm Điện biên phủ đã thất thủ thì cả nước Pháp đổ xô vào chưởi đại tướng Nava, nào là ngu ngốc, nào là không thèm nghe ý kiến của các tướng lãnh khác (những vị đã có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường Đông dương), nào là... ;

Nhưng cũng cần nhớ lại, khi hình thành Tập đoàn cứ điểm này, rất nhiều tướng lãnh và quan chức cao cấp của Pháp đã mò lên Điện biên để mà khen lấy khen để diệu kế của Nava ;

Và cũng cần lưu ý rằng, nếu không có cú "quyết đinh khó khăn nhất trong cuộc đời làm chỉ huy" của tướng Giáp thì tướng Nava đã đại thắng ở Điện biên rồi ;

Và nếu vậy thì các siêu cường đều "vui cả làng", chỉ (tất cả) các nước thuộc địa là buồn thôi, buồn thê thảm.

Thật xui xẻo cho tướng Nava.

lecong nói...


HCQ:Phương châm "đánh chắc,tiến chắc" đã được hoạch địch trong cuộc họp phổ biến kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 53-54 cho cán bộ cấp trung đoàn trở lên ngày 19-11-1953 ở Đồng Đau,Định Hóa, Thái Nguyên.Đắng sau câu nói nổi tiếng của cụ VNG "Quyết định khó khan nhât..." khi chuyển từ "đánh nhanh,thắng nhanh" sang "đánh chắc,tiến chắc" còn nhiều ẩn số, cần được giải mã".

lecong nói...


HCQ :Nói thêm về quyết định trong cuộc họp ngày 19-11-1953:Tây Bắc được chon là hướng hoạt động chính trong Đông-Xuân 53-54, được chia làm hai đợt, Đợt 1:Đại đoàn316 đánh Lai Châu kết thúc cuối tháng 1/1954; Đợt 2: đánh ĐBP thời gian dự kiến là 45 ngày. Chiến dịch sẽ kết thúc đầu tháng 4/1954,sau đó sẽ phát triển sang Thượng Lào,uy hiếp Luan Prabang.

ĐHT nói...

Điện biên phủ " điểm hẹn lịch sử " - nhưng có vẻ có 1 chút yếu tố ngẫu nhiên nhỉ ?.
20/11/1953 Nava bắt đầu nhảy dù chiếm ĐB, tính đến 25/1/54 là ngày N của ta = 2 tháng : địch hoàn thiện trận địa phòng ngự .
26/1/54 đến ngày khai hỏa của ta 13/3/54 = 1,5 tháng : địch hoàn toàn đủ thời gian và phương tiện rút khỏi ĐB - chôn chặt 5 đại đoàn ta ở đó ...rồi cơ động về tấn công Việt Bắc .
Vấn đề là ở chỗ
- Pháp tin là sẽ thắng ở ĐB.
- Nava ko " to gan " như cụ Giaps để có thể có quyết định lịch sử .

hadongtran nói...

Lê Công : " còn nhiều ẩn số , cần đc giải mã " là thế nào hở cậu ?...mình rất tò mò đấy , bởi lẽ : ông già mình chết buổi sáng , thì chiều nhận được giấy mời " tham gia hội thảo 60 năm ĐBP " với tham luận " vai trò VNG trong ĐBP " ( do Vũ QuangĐạo , viện trưởng VLSQS kiêm phó ban tổ chức cấp QG lễ kỉ niệm ...kí ) .
Vai trò VNG ....thì ng ta đã nói ròng rã mấy chục năm nay rồi , giờ còn gì thêm để mà nói nữa ....thế mà lại giao cho 1 ông già 90 nói về chuyện cũ này , thì khác gì đánh đố ...đó , mình tò mò qua câu nói của cậu là ở chỗ đó : phải chăng vẫn còn rất nhiều " đất " để mà cày sới ?.

Về chuyện này thì mình có đọc hồi kí của Đoàn chuyên gia tàu , đại loại : một cách độc lập , Vi Quốc Thanh cũng nhận ra nếu đánh nhanh thì khó thắng ....nên đã điện về báo cáo với Mao ....nhưng chưa nhận đc phản hồi thì Võ đại tướng đã quyết trước .
Có thể , Vi viết ra điều này để muốn nói rằng : tướng lãnh TQ cũng rất giỏi , phát hiện đc vấn đề ( vì bây giờ thì mười mươi biết rằng đánh nhanh là thua ) .
Điều thứ 2 : thời gian nước soi lửa bỏng như vậy , mà Mao chậm trả lời - phải chăng muốn ta chôn cả 5 đại đoàn ở nơi rừng xanh núi đỏ này ?. Nhưng như vậy thì trái với chỉ thị của Chu Ân Lai 3/3/1954 khi quyết định dự Gionevo : phải có 1 thắng lợi QS ròn rã làm hậu thuẫn cho ngoại giao !.

lecong nói...


ĐHT:Từ bỏ ý đồ "đánh nhanh,thắng nhanh" cũng có nghĩa là từ bỏ quan niệm "phải thắng bằng mọi giá",trong bối cảnh lúc đó cụ VNG nhận thấy thực lực của ta có quá nhiều hạn chế về trình độ chỉ huy và tác chiến (hồi ký VNG,Hữu Mai ghi),về hậu cần, "đánh nhanh" là "năm ăn,năm thua",chỉ được cái là lính ta rất "máu" nhờ "cải cách ruộng đất" và "chỉnh huấn,chỉnh quân",trong thể thao là vấn đề "điểm rơi" của phong độ nhưng "phong độ là nhất thời,đẳng cấp mới là vĩnh viễn",tuy nhiên cụ VNG là võ quan nhưng không phải "võ biễn" nhãn quan chính trị của ông giúp ông nhận thức bối cảnh "chiến tranh lạnh:trên trường chính trị quốc tế lúc đó, nên nhớ ngày 26/11/1953 cụ Hồ đã nói tới giải pháp thương lượng để chấm dứt cuộc chiến tranh ĐD,Tây hay ta, thắng hay thua thì ngày 8/5/1954 Hội nghị Gèneve vẫn cứ khai mạc để TQ,Mỹ...quyết định chấm dứt chiến tranh DD bằng " Hiệp đình đình chỉ chiến sự ở ĐD" như vậy "thắng bằng mọi giá" để làm gì ? Còn một vấn đề "tế nhị" nữa đối với cụ VNG là áp lực từ các các cố vấn TQ,"đánh nhanh " là đánh theo chiến thuật "biển người" của TQ từ chiến tranh Triều Tiên (1950-53), không yên tâm với "đánh nhanh" Võ Tổng cũng đã trình bầy với Vi Quốc Thanh, ông này nói đã trao đổi với Mai Gia Sinh và "khuyên" nên "đánh nhanh",sau này cụ VNG quyết định thay đổi, thì VQT cũng đồng ý,thái độ nước đôi này cũng không có gì lạ vì VN hay Pháp thắng hay thua thì kết cục của cuộc chiến này đã an bài, rốt cuộc kẻ thủ lợi nhiều nhất là TQ.

HCQuang nói...

Còn nhiều ẩn số ư, xin các bọ xem bài Việt minh suýt thua ở Điện biên phủ (trên blog K4), mà tui cho là có thể giải đáp được phần nào.