Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Tạ Chiến viết...

           

  GÓC  KHUẤT  NGƯỜI  ANH  HÙNG  
                                              
                                                            Tạ Chiến

                                   Ghi theo lời kể của Tuấn Việt 
                   Cựu Học viên Học viện Phòng không - Không quân 
                          - Nguyên học sinh Trường Nguyễn văn Trỗi . 

  Xin nói rõ anh về hưu mang quân hàm cấp tá , nhưng chưa bao giờ được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang hay anh hùng lao động . 
   Đơn giản là cuộc đời chẳng thể nào công bằng cho tất cả mọi người ! 
Nhưng dưới mắt đồng đội , bạn bè ... từng sát cánh trong giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh , ở mảnh đất Nam Trung bộ bi hùng những năm 1966- 1970 đều coi anh là người anh hùng 
      Vì sao ? Đó lại là câu chuyện dài  . 
 Chỉ biết trong tay anh sở hữu gần chục bằng dũng sỹ Diệt Mỹ  ...mà chẳng mấy khi Anh xem lại hay khoe với mọi người . 

Một ngày tháng Tư , anh kể tôi nghe những điều anh giấu kín . Những điều mà anh bảo chẳng hay ho gì . Nhưng với tôi là câu chuyện rất thật , rất đời mà  từ trước tôi không biết , hay nôm na là những góc khuất trong cuộc đời người . 
Trong làn khói thuốc lá đặc quánh , anh chậm rãi kể , câu chuyện cứ như cuốn phim hiện ra

       1- PHÚT YẾU LÒNG  :
Đường ra trận mùa đông 1966 thật ác liệt . Xe chở quân từ thị xã Hoà bình đến ga Vinh một đêm tối trời , mưa và lạnh . 
       Ga Vinh vừa bị ném bom buổi chiều . Mùi bom cháy khét lẹt , ngổn ngang 
 hàng  hoá , xe cộ . Những bóng người lầm lũi dọn dẹp đống đổ nát ... 
       Tôi theo đội hình của Trung đoàn hành quân bộ đi tiếp vào phía nam . Dáng người mảnh khảnh của tôi như bị chiếc Ba lô con cóc nặng 30kg kéo oằn lại . Chiếc gậy chống vung như vô hồn . 
        Không có tiếng reo náo nức chảo đón đoàn quân , không có những ngôi sao khuya lấp lánh như mắt người bạn gái ... Đôi chân rã rời ,mồ hôi lã chã ... 

         Tôi đã khóc - khóc nhớ Mẹ , nhớ bạn bè . Mấy thằng bạn cùng lớp Dự bị Đại học với tôi , chắc giờ này đang ở Matscova hay Beclin vui chơi , học hành . Sướng thật . 
         Tôi tự trách mình sao nông nổi . Chỉ vì cãi nhau với tay lớp trưởng  mà dứt áo ra đi , quyết bỏ học giữa chừng lên đường nhập ngũ . 
       Lý do đi lính chẳng đẹp như phim Bài ca ra trận . 

      Những đoàn quân đi ngược chiều ra bắc . Họ cũng rất trẻ . Gầy gò , da xanh mét nhưng ánh mắt thật sáng và tự hào . Những người Lính ngày ăn cơm Bắc , đêm đánh giặc Nam đây rồi .  
       Họ chịu được , sao mình hèn thế . Đã đi rồi thì đừng hối tiếc ?

        Phút yếu lòng những ngày đầu vào Nam , xa đất Bắc ...  qua rất nhanh ! 

         2 - TRẬN ĐẦU -ƯỚT ĐŨNG QUẦN : 
    Cả trung đội đón lõng , phục kích đoàn xe cơ giới từ Nha trang  lên thành phố Ban mê thuột qua Quốc lộ 26 . Tôi phụ trách khẩu B40 , ngụy trang  nằm cách mặt đường chừng 50 m . Trận đầu ra trận run quá . Đoàn xe 15 chiếc vừa M113 , vừa xe tải GMC ầm ì tiến vào trận địa phục kích . 

      Nhìn thấy tụi lính lố nhố trên các xe , súng lăm lăm nhìn ra hai bên đường đầy cảnh giác . Tôi có cảm giác chúng nó nhìn thấy mình rất rõ . Tim đập thình thịch , hơi thở gấp gáp như bị nghẹn ... 

    Bắn - rõ ràng nghe tiếng trung đôi trưởng ra lệnh , mà sao tôi không tài nào bóp cò nổi . Tay như cứng lại , xung quanh súng nổ inh tai ...  rồi tôi cũng bắn được quả đạn B40 đầu tiên một cách vô thức .
     Tôi thấy một xe , hai xe ... Bốc cháy .  Đạn quân Mỹ bắn chiu chiu quanh trận địa . Số xe còn lại quay đầu trở lại hướng Nha trang . 

     Được lệnh rút , tôi thấy ớn lạnh và ướt sũng  đũng quần . 
     Trận đầu , vừa  run , vừa hồi hộp , tôi đái  ra quần lúc nào chẳng biết . 

           3 - NỖI  ĐAU  CHIẾN  TRANH : 
   Chiến tranh là chết chóc , là sự chia lìa và đau khổ . 
 Dạo này Tuấn Việt rất khó ngủ . Anh ngại xem phim về đề tài chiến tranh , dẫu chuyện ở hậu phương hay tiền tuyến . Anh cảm thấy nặng nề , mệt mỏi . 
    Những cảnh nước  mắt của các bà mẹ , người vợ khi nhận tin báo tử làm Tuấn Việt xót xa , đau đớn . 

   - Tao đã bắn chết 56 lính Mỹ ( theo cách tính của đơn vị ) ! Điều đó có nghĩa 56 bà mẹ Mỹ mất con . Tao có cảm giác có những đêm họ kéo đến tìm tao ...    
     Vẫn biết chiến tranh , không bắn tôi thì tôi sẽ bắn anh , nghiệt ngã cùa cuộc chiến là thế ? 
     
  Nhưng không hiếu sao Tuấn Việt vẫn thấy day dứt , man mác buồn và bất an . 

     Có lẽ đó là Hội chứng Chiến tranh của những ai tham gia trực tiếp cầm súng ? Xét cho cùng , chiến tranh là nỗi đau của nhân loại .
    Đã là Mẹ thì nỗi mất con là như nhau , dù đó là Bà Mẹ Mỹ hay Bà Mẹ Việt ! 
      Tuấn Việt hơn ai hết , anh hiểu điều đó 
. Anh bảo : Dạo này ngủ hay gặp ác mộng ! 

    Tôi hiểu Anh và hiểu thêm nỗi đau nữa về chiến tranh , mà ở đó  TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ LÒNG NHÂN ĐẠO bị thua cuộc . 
                                                  
 Sài gòn 4/6/2015

7 nhận xét:

TC nói...

Chiến tranh, như cuộc sống, có nhiều "góc" mà ta chưa biết. Những chuyện Tạ Chiến kể làm tôi càng thấy mình biết rất ít

ĐĐBinh nói...


Chơi "Face" bây giờ là mốt thời thượng của cả trẻ lẫn già, vì nó có tính thời sự, người trong cuộc chưa nói hết câu đã được loan tải đi khắp nơi cho phù hợp với nhịp sống gấp gáp không kịp ngáp.
Thế nhưng nó chỉ mô tả được cái vỏ quả chuối và chẳng bao giờ nói được bên trong là cái gì, dùng để làm gì.
May là có trang Blog lấp đi chỗ khiếm khuyết dó.
Mừng là có Bloger đã chia sẻ những góc khuất đó.
Cám ơn.

TC nói...

Anh ĐĐB là người hiểu cái góc khuất chiến tranh, và có tư cách, tâm trạng để "mừng" và "chia xẻ". Anh nói ngắn nhưng tôi thấy thú vị, nên tán thêm vài ý

- Chắc TVC ko đưa đoạn ghi này lên "phây"? Vì sao? Phây ko ưa những đề tài dạng này. Nói đến chiến tranh là xa xưa, cổ hủ rồi, ngay cả khi nói đến những mất mát, góc khuất. Và ngộ nhỡ có nhà ái quốc nào lại chửi cho rằng làm ảnh hưởng đến dũng khí đánh Tàu nay mai (nếu có)

-blog là chơi diện hẹp, trong một nhóm. Tôi ko có phây nên hiểu phây rộng lớn hơn, "như cái chợ". Tôi đưa lên blog ảnh mình khỏa thân, mấy ông bạn sẽ bình như con lợn / như thằng chết đói 45 / ngần này tuổi mà "lốp" còn căng gớm, bao giờ chết thế? Nhưng làm thế với phây thì thôi rồi. Yêu mến thì "Phạm Văn Mách, Lý Đức còn xách dép", ngược lại thì cho ăn gạch đá tơi bời. Hoặc chỉ "lai" một phát.

Hai đằng thật là khác nhau. Một đằng ít "com mèn" nhưng đều thật. Với phây thì rất nhiều nhưng chả biết thật giả đến đâu mà lường. Tôi sẽ xử lý kiểu AQ là còn nhiều người khen mình đẹp lắm, thằng khác chê vì ko thích mình, hoặc nó xấu hơn mình. Nghĩ thế và phấn khởi, uống tiếp ko kiêng khem nữa.
Hai đằng đều có lợi hại riêng, nên bờ lốc và phây đều tồn tại. Nhưng tôi thích bạn trẻ nào chơi cả hai thứ, nghĩa là vẫn có nhu cầu riêng tư bên cái "chợ" chung

ĐĐBinh nói...

Đi hai chân hai chợ là hợp lắm. Nhưng anh TL còn cho biết có một chợ nữa - nhỏ hơn.

VSH nói...

Phong anh hùng cho anh bạn này đi, dù có đái ra quần mà "giết" được 56 lính Mỹ thì vô địch thiên hạ chứ không riêng bạn bạn Trỗi. Chừng ba triệu quân nhân Bắc Việt, trừ đi số không trực tiếp chiến đấu, cho là chừng nửa triệu trực tiếp đánh nhau, trừ 50 vạn bộ đội không bắn, còn lại năm mươi vạn, trừ 1/5 tiếp chỉ nổ mà không bắn còn 10 vạn x với mỗi thằng 56 lính Mỹ, bằng đúng 56. 000. 000 lính Mỹ chết ở VN. Tuyệt

Việt Sỹ Hoàng nói...

Lạ những người Commenst này . ?
Rất hay mà không phải DĐB và VSH ?
Không lẽ bạn nào đó không muốn xuất hiện , mà mượn danh DĐB và VSH chăng ?
Sân chơi vui mà , có gì phải ngại bạn ơi ..

Q.MF nói...

Chuyện rất đời, rất nhân văn. Muội nhớ khi tham dự ngày kỷ niệm thành lập tiểu đoàn Giron (đánh Ấp Bắc), có một anh hùng LLVTND cũng đã kể chuyện ngày đầu mình ra trận, y như chuyện này. Hôm đó có bạn Quế Nguyệt Hồng con bác Bảy đen, AHLLVTND, cùng ngồi đó. Các bác ấy thêm một lần anh hùng khi thú nhận cái khiếp sợ của người anh hùng khi mới lần đầu lâm trận! và "hội chứng chiến tranh" ...
Cám ơn câu chuyện hay của các đại ca!