Nhân dịp 40 năm quân ngũ,bài viết của HXN - ký ức về những ngày đầu làm người lính.-(Hình chỉ có tính minh họa) AMK3
(Nhân 1/8/1968-1/8/2008)
Trỗi khóa III (cả nam lẫn nữ), sau ngày nhập ngũ ( 1/8/1968) cùng hơn ba tháng rèn luyện tân binh tại Trường Quân chính Quân khu Tả Ngạn, đều viết đơn tình nguyện đi chiến trường và nhận bất cứ nhiệm vụ gì được phân công. Tuy vậy, tất cả được nghỉ phép về tết sau hai năm không ăn tết với gia đình (tết năm 1967/1968 ở Quế Lâm). Hết phép vào tháng 1/1969, cùng với khoảng hơn hai mươi bạn, tôi được điều về Sư đoàn phòng không 363 (F363) đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng Đông Bắc mà trọng điểm là Hải Phòng-Hòn Gai và đường 5 (Hà Nội-Hải Phòng). Sau vài ngày học về truyền thống và các bài học khác tại Sở chỉ huy F đóng ở ven Hải Phòng , hơn mười đứa chúng tôi về trung đoàn (E) đang đảm nhiệm bảo vệ trục đường 5, số còn lại về trung đoàn khác. Thêm vài ngày học ở cấp trung đoàn, là thời gian cả bọn được cùng nhau tiêu những đồng tiền cuối cùng tại các hàng nước chè chén rất hiếm hoi lúc bấy giờ ở gần Ga (tàu hỏa) Tiền Trung nằm cách sở chỉ huy E khỏang (3-4)km. Ngày làm lính thực thụ đến, Bế Minh Ngọc-Phạm Quốc Bửu và tôi được phân công về Đại đội pháo (C) cao xạ 57mm có nhiệm vụ bảo vệ hai cầu Phú Luơng và Lai Vu. Ba thằng đi nhận nhiệm vụ. Lúc này cả C (pháo và khí tài) đang nằm trải dài cả trên mặt đê phía Hải Phòng ngay bên chân cầu Lai Vu và mọi nòng pháo đều chĩa về khoảng trời trên hai cây cầu và thị xã Hải Dương, lán trại để ở nằm dưới chân đê. Phía sau đơn vị, cách chân đê gần 1 km là nghĩa trang liệt sỹ thời chống Pháp. Quả là một biểu hiện của lòng quyết tử vì theo lý thuyết thì pháo và khí tài phải có ụ (đất hoặc vật liệu nào đấy) bao quanh để bảo vệ. Dù mỗi thằng về một khẩu đội nhưng cả ba đều được làm pháo thủ (đứng, ngồi) trên mâm pháo chứ không phải làm chân 'lon ton' đi khuân đạn ở dưới đất hoặc làm anh nuôi . Tôi là thằng trông "đô" con nhất nên được chỉ định làm pháo thủ số 5, còn Bế Ngọc số 3 và Quốc Bửu số 4. Bắt đầu những ngày đêm rèn luyện kỹ năng pháo thủ (khi không có báo động), căng thẳng chờ địch (khi có báo động) và ngồi chầu mấy tiếng liền trên mâm pháo (khi làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu). Ngày qua ngày, nắng và mưa, cũng có cả đói và rét ; sự hào hứng buổi ban đầu nhạt dần vì mọi cái cứ lặp đi lặp lại , trận đánh thật đầu tiên thì chưa bắt đầu mà lại phải bắt đầu rèn luyện tính lỳ của lính.
Rồi một buổi giữa trưa : Báo động ! Vào cấp một ! Máy bay địch đang bay thẳng vào từ hướng cửa sông Thái Bình ! Góc tà..., phương vị...., cự ly! Nạp đạn! ... Cả trận địa căng lên vì đạn đã nạp vào nòng và cự ly ngày một gần.
Tôi hồi hộp thật sự ,vì những lần báo động trước máy bay địch thường bay ven biển trong không phận do F quản lý hoặc bay theo hướng vào nhưng sau đó chuyển hướng bay ra nên chưa lần nào phải vào cấp một và nạp đạn (nhiệm vụ của số 5). Lần nay chắc đánh thật rồi !
Khẩu lệnh vẫn phát ra liên tục từ Đại đội trưởng và được nhắc lại bởi tất cả các khẩu đội trưởng. Mọi nòng pháo đều hướng về phía cửa sông Thái Bình và quay dần về hướng các mục tiêu cần bảo vệ. Lúc này, tôi chỉ còn nhớ đến việc của mình là tay phải cầm chắc cần gạt khóa nòng, tay trái đẩy mạnh hai băng đạn 08 viên, mắt nhìn cắm vào băng dẫn đạn để khi phát hoả lúc thấy viên thứ nhất của băng hai đã vào nòng thì phải quay ngay người lấy băng ba đẩy ngay lên băng dẫn và cứ như vậy...(Số 5 là thế! Vì nếu không nạp đạn liên tục thì khóa nòng sẽ tự đóng và thao tác mở lại khóa nòng là điều không được phép xảy ra trong chiến đấu). Tai tôi nghe thấy đã đến gần cự ly bắn ! Rồi nghe đến cự ly bắn ! Rồi không nghe thấy lệnh bắn (!?) Rồi nghe thấy cự ly xa dần (?). Tôi ngửng nhìn lên thì thấy nòng pháo đã quay về hướng huyện Nam Sách, ngược với hướng bay vào, có nghĩa là máy bay địch đã bay qua trận địa và bay về hướng Hòn Gai. Phút căng thẳng qua đi, toàn C nhận lệnh chuyển cấp và được thông báo chính thức mục tiêu là máy bay do thám không người lái (bay ở độ cao mà pháo 57mm không bắn tới được). Lính cũ được dịp hỏi trêu ba thằng lính mới có sợ phát "tè" (?), còn ba thằng thì thẳng thắn thừa nhận là có hồi hộp thật nhưng chỉ sau khi pháo lớn bị hụt, chuyển cấp xong, ba khẩu "pháo con " hãy còn "jin" mới phát hỏa đàng hoàng ở đúng nơi quy định ngay dưới chân đê.
Vài ngày sau, đại đội chúng tôi chuyển sang đóng ở cánh đồng thuộc làng Nhị Châu (nằm bên phải cầu Phú Lương, tính theo hướng Hà Nội - Hải Phòng), lúc này thì đàng hoàng hơn vì pháo và khí tài đã có ụ đất bảo vệ . Và rồi có tiếp những lần báo động khác nhưng đều ở cấp thấp hơn nên cái cảm giác bị đánh trận hụt không lặp lại, thế rồi cả ba chúng tôi chưa được qua một trận đánh thật nào trong tư cách vinh dự là lính phòng không của một sư đoàn phòng không anh hùng. Vì một lẽ : cuối tháng 4/1969 tất cả Trỗi khóa III, ở mọi đơn vị, được gọi về tập trung để nhận nhiệm vụ mới là đi học.
HỒ XUÂN NAM
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
10 nhận xét:
Thời đó Bình "môi", một tên nữa và tôi được đưa về D cao xạ 37ly, E tên lửa PK thuộc sư 361 bảo vệ HN. Chúng tôi đóng quân ở Châu Quì (Gia lâm) một thời gian sau cơ động về Ân Thi (Hải Hưng). Ngoài luyện tập, trực chiến ra cũng vài lần bắn hụt máy bay trinh sát. Tôi to con phải làm pháo thủ số 1: quay lấy hướng cho cả khẩu pháo và 4 thằng trên mâm pháo. Thời kỳ này K3 có mặt ở khắp các quân binh chủng, chủ yếu là phòng không, Hải quân, tăng TG và công binh...
Hồi K8 mới lên trường, chỉ mong mau lớn bằng các a C10 (k3) để được bắn đạn thật
Khi lớn, ông già giao cho mỗi đứa 1/2 tủ súng săn, tới ngày tháng fải bảo quản, lau chùi, mệt mún chít. Mà lúc đó cái thú vui súng đạn, săn bắn đâu còn nguyên vẹn, 1/2 đã biến thành quan tâm bạn khác giới...hihi!
Cái súng săn lạ lém, số càng cao thì cỡ nòng càng nhỏ, kgiống súng bộ binh...tại sao vậy ?
----------------
Thỉnh thoảng e chôm bài về K8Blog nha. Thanks các ac :-D
Nòng súng thường tính theo đường kính cỡ nòng xác định tại đỉnh rãnh xuắn. Nòng càng lớn thì số càng to. Ví dụ AK 7,62 có D = 7,62ly, pháo 57 có D = 57ly.
Còn anh súng săn bắn đạn ria (nòng trơn) thì tính theo "độ nhỏ" của nòng (calip). Chỉ số cal tăng tỉ lệ thuận với chỉ số bảo vệ thú rừng. Thông dụng là cal-12, cal-16. To nhất là cal-10 (của Ănglê, bên VN không xài), nhỏ nhất là cal-28, cỡ đặc biệt là cal-32 (tương đương 7,9ly).
Dĩ nhiên nòng súng săn còn có 2 chỉ số khác, là chỉ số độ chụm đạn và độ dài nòng súng, cũng hỗ trợ chỉ tiêu bảo vệ thú rừng.
Trên đây là sự hiểu biết của tôi, một kẻ hèn kém trong săn bắn. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi TM, sành điệu một cây.
HCQuang
À quên, súng của Mỹ không tính đường kính theo ly mà tính theo cái thước của bên họ.
HCQuang
Ôi, cái ôTM săn đủ thứ: chim, thú, rượu, cây, hoa, người...mải săn wá bị nó săn lại Ví giống cái CTrình "Hunter Hunted" (SĂN và BỊ SĂN) trên TV
Thks HCQ. Thỉnh thoảng gặp con thú nhỏ tụi e chơi "nòng lót" do quân giới VN chế, xài đạn nhỏ hơn cho đỡ tốn. Các cụ xài đạn "Zin", tụi e và lính tráng xài đạn tự đóng, "bua"(nỉ) và chì lấy từ Cục QLý xe bác Vũ Văn Đôn, tham quá lấy nhiều accu chì gẫy cả nhíp xe Vonga. hehe !
SORRY SPAM !-về bác VVĐôn e có Post bên UT nhưng bị xóa, e ké K3 1lần, lần sau sẽ đưa về K8TSQ":
"tk8 nói...
Bổ sung thêm buithang
Nhà Liêm có 2 ae trai ở trường mình, a Vũ Điện Biên k6, bsỹ Tim 108.
Ngoài ra còn aNghị và chị Mai "không Trỗi". Bác Vũ Văn Cẩn (cha Liêm) là BS Quân Y tên tuổi, fó chủ nhiệm TCHCần, rồi bộ trưởng Y Tế thay BS Hưởng bị đột quỵ. BS Cẩn có e ruột là Vũ Văn Đôn (Cục trưởng cục QLý xe TCHC, cha của Hòa "Tầu"K6+CVAn)cùng ở 25b PĐPhùng HN
12:34 Ngày 18 tháng 7 năm 2008"
Hì...Mấy anh kể chuyện này làm thằng e nhớ lại chuyện mình.Số là thế này: Năm 71 e vào HQ,một thời gian sau về Phân dội 10,xuống tàu loại 79T.Cũng đc phân công làm pháo thủ ở vị trí lắp đạn.Hồi đó,kẻng hay chuông báo động chia làm 2 loại giả (diễn tập) và thật.Nghe báo động,e "cà cuống" ko phân biệt là giả hay thật,lắp luôn băng đạn thật (37 ly loại 2 nòng).Khi tất cả đã xong.Lệnh bắn đưa ra,thằng số 2,3 gì đó(ko nhớ)đạp cò.Thế là thằng e bị kiểm điểm quá trời,cũng may là lính mới,mấy ổng tha...hú vía.
Nếu là 37 thì thằng số 2 lấy tầm (quay cho nòng chúc lên chúc xuống...) và đạp cò khi nghe lệnh "bắn!". Số 1 lấy hướng (quay vòng tròn cho tới khi đúng hướng mục tiêu. Số 3 được coi là "trí thức" nhất trong đám vì không phải dùng sức gì cả, chỉ lo canh sao cho cái máy bay mẫu trên mâm phào luôn song song với cái máy bay mục tiêu là ổn!
AK7 là số 4 (chắc cũng do to con) lo nạp đạn. Không biết pháo 37 trên tàu thế nào chứ pháo 37 phòng không ngoài 4 thằng trên mâm còn có thằng chạy dưới tiếp đạn - nếu là pháo phòng không thì AK7 đã không bị kiểm điểm vì nếu có thì đó là lổi của thằng tiếp đạn.
Pháo 37li ở đâu cũng vậy thôi a AMK3 ơi.Bơỉ chỗ e ngay trên mâm,còn có gá 2 băng dự trữ.Sau bị đổi sang 14,5 nằm 2 bên mạn tàu.Tha hồ mà kéo cò...
Pháo 37 trên bờ thì trụi lủi còn 37 dưới tàu thì có lá chắn thép chạy quanh, nom như tháp pháo chánh hiệu. Bên trong lá chắn có thể gá được các thứ tả phí lù.
Tôi có lần quá giang chiếc "bàn là" có 2 tháp 37 đôi. Lúc sóng to to (chắc khoảng cấp 5), đứng trên bong thì hơi ớn, vào hầm thì ngợp, lên đài chỉ huy thì hãi thằng thuyền trưởng, thế là tôi mặc áo bạt ngồi vào ghế pháo thủ số 1 hay 2 gì đó. Yên ổn. Nhưng do không quan sát nên tôi không biết trong nớ có 2 băng dự trữ hay không.
Cáttút đạn 37 gia công chút đỉnh thành lọ hoa, nom cổ điển lắm. Pháo thủ nhịp 1 nhịp là dư lọ hoa cho cả khẩu đội.
HCQuang
Đăng nhận xét