Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

THẦN DƯỢC CỨU MỆNH

THẦN DƯỢC CỨU MỆNH - 2 (tiếp theo)

Cuối năm 1969, ở Hà Nội có đợt dịch bệnh gọi là sốt xuất huyết, được xác định xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta. Các cháu nhỏ chết la liệt, tại bệnh viện lớn có ngày 15-17 cháu chết. Nghe nói có dịch bệnh gây chết tràn lan, tôi đến các bệnh viện xem. Thấy các dạng bệnh giống y như tôi đã từng gặp, tôi viết ngay một bài, nói rõ về bệnh và phổ biến bài thuốc "Thần dược cứu mệnh", gởi lên Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Bác gởi phổ biến đi các tỉnh, đồng thời gởi đăng ngay trên báo "Hà Nội mới". Trong bài viết của tôi có câu:
"Đề nghị dùng thuốc này cho các ca bệnh nặng nhất. Bảo đảm 100% sẽ không có tử vong". Bác sĩ Hưởng đã xóa bỏ đoạn "... Bảo đảm 100%...". Đọc báo thấy mất đoạn đó, tôi chạy ngay đến nhà bác Bộ trưởng. Tôi nói:
- Thưa bác, bác bỏ mất đoạn quan trọng nhất trong bài của cháu. Vì cháu nghĩ, vị chủ của bài thuốc nầy là con trùn, nên nó dễ gây ngại dùng. Bắt con trùn còn gớm, làm thuốc càng ớn hơn, vì vậy để câu đó, người ta tin chắc chắn nó sẽ cứu sống người bệnh, do đó người ta ráng không gớm, ráng bằng mọi giá làm thuốc để cứu bệnh nhân.
Bác Hưởng nói:
- Giả dụ người bệnh đến giờ phải chết, 5-10 phút nữa sẽ chết, mà thuốc của cháu lại cần đến 60 phút mới cứu sống. Vậy làm sao bảo đảm 100% được? Thận trọng vẫn hơn cháu à. Trong ngành y không nên nói câu đó.
- Thưa bác, nhưng kinh nghiệm thực tế của cháu đã cho thấy rõ, thuốc có uống khỏi cổ là đã chắc sẽ sống rồi.
Bác Hưởng không bằng lòng nên nói:
- Tôi nhắc lại, ngành y không cho phép nói bảo đảm cứu sống 100%.
Bác cháu tôi tranh luận như vậy. Nhưng vài tháng sau, đến Hội nghị tổng kết dịch sốt xuất huyết toàn miền Bắc, do Sở Y tế Hà Nội tổ chức, tôi nhận được thư mời của đồng chí Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Trong giấy mời đồng chí viết:
- Trong cuộc chống dịch sốt xuất huyết vừa qua, Bộ có sử dụng bốn bài thuốc Nam do nhân dân đóng góp. Nói chung, thuốc Nam trị bệnh này đạt hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn Tây y. Tuy nhiên, trong các bệnh nhân dùng ba bài thuốc kia, vẫn có những ca tử vong. Duy chỉ có bài "trùn đất" của đồng chí là cứu sống 100%, không có ca tử vong nào. Mặc dù bài thuốc đó đã dùng cho tất cả các bệnh nhân nặng nhất. Vì vậy, mời đồng chí dự hội nghị tổng kết. Đặc biệt mời đồng chí báo cáo với hội nghị một số vấn đề mà chúng tôi muốn biết. Ví dụ: tại sao đồng chí biết dùng năng lượng của dòng điện 12 von để gọi thức thần kinh trung ương của bệnh nhân hôn mê sâu. Mà lại nói được: sau khi nạp điện lần thứ năm thì bệnh nhân tỉnh dậy?
- Còn một số vấn đề khác, chúng tôi cũng xin đồng chí cho biết rõ hơn. Ví dụ vấn đề 63-65 phút, có trường hợp nào khác đi, kéo dài hơn không? Ngoài bệnh sốt xuất huyết, thuốc còn trị được các bệnh nào khác?
Cuộc họp đó có khoảng hơn 200 người đến dự, gồm Hội đồng Kỹ thuật của Bộ, các giám đốc bệnh viện quận và huyện ngoại thành, các lương y và sư sãi tham gia trị bệnh cứu người. Báo cáo của tôi trả lời các câu hỏi của đồng chí giám đốc sở cùng nhiều câu hỏi khác, đã được hội nghị vỗ tay hoan hô hồi lâu.
Sau hôi nghị đó, bác Hưởng mời tôi tới nhà bác và gợi ý:
- Tôi muốn đề nghị với Bộ Văn hóa biệt phái cháu về Viện Đông y trong thời gian 3-5 năm. Ỡ Viện, tôi sẽ cử cháu phụ trách một tổ nghiên cứu gồm nhiều phó tiến sĩ y dược. Cháu cùng các vị đó sẽ bào chế, biến bài thuốc của cháu thành thuốc chai để uống, sau đó tiến tới biến thuốc thành dạng nước trong cho vào ampoule để chích. Chế được thuốc tiêm, ta sẽ đưa đi điều trị cho bảy - tám chục bệnh nhân. Nếu thời gian chấm dứt các hiện tượng làm sáng tỏ vấn đề là 63-65 phút như thuốc thang, coi như ta thành công. Chừng đó bác sẽ cho sản xuất đại trà, bán rộng ra nước ngoài. Bác sẽ để tên thuốc là AV, ngầm hiểu là antivirus. Vì hiện nay trên thế giới người ta cho là "chưa có thuốc đặc hiệu trị siêu vi trùng", cho nên ta chưa dám đề rõ nguyên chữ antivirus. Khi nào thiên hạ dùng nhiều và xác định thuốc này diệt siêu vi trùng rất có kết quả, lúc đó tự họ sẽ cho thuốc của ta là antivirus.
Hồi đó tôi mới lấy xong bằng đại hoc nghệ thuật từ nước ngoài, mới về nước, nên còn mê công tác văn học nghệ thuật. Chưa biết say mê ngành y, cho nên đã từ chối lời mời của bác Bộ trưởng Bô Y tế, kiêm Viện trưởng Viện Đông y. Tôi nói:
- Thưa bác, cháu làm tổ trưởng tổ nghiên cứu thì làm sao các vị phó tiến sĩ y dược nghe theo lời cháu. Đã lập một tổ chức gồm toàn các vị có chuyên môn cao, sao bác không ra lệnh cho các vị chịu trách nhiệm bào chế cho thành công? Làm như vậy có phải tốt hơn không?
- Cháu ơi, vấn đề phức tạp lắm. Phải nói thật, mặc dù Đảng bảo phải coi trọng Đông y, nhưng những người có học vị cao, đã có mấy người thật sự tin tưởng Đông y! Hơn nữa, bài thuốc của cháu gồm bốn vị, thì con trùn đất dễ bị người ta gớm. Còn ba vị kia: đậu đen, đậu xanh, rau bù ngót, rất dễ làm cho người ta coi thường. Do hai đặc điểm đó nên bài thuốc của cháu có thể khiến người ta thiếu quyết tâm nghiên cứu thật đến nơi đến chốn. Chỉ có cháu, người đã có kinh nghiệm thực tế, đã từng cứu sống hàng trăm người, giành giật họ lại từ tay thần chết, thì cháu mới có đủ quyết tâm và lòng tin, để đưa cuộc nghiên cứu đến thành công. Bác tin cháu, cử cháu làm, bác phải có trách nhiệm theo dõi sát và buộc mọi người phải làm đúng theo lời cháu. Với bài thuốc đó, bác tin là thời gian hoàn thành công trình sẽ rất ngắn. Bởi vì, đặc điểm 65 phút của nó rất đặc biệt. Nó xác định xác bước nghiên cứu của ta bằng cách xem giờ. Bác tin rằng có thể chỉ một năm, ta sẽ hoàn thành công trình này.
Bác Bộ trưởng rất tin ở bài thuốc, tin ở tôi, từng lời bác mang nhiều ý nghĩa khích lệ, động viên tôi dũng cảm nhận trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, tôi vẫn ngại, cái lo ngại tự nhiên của một người mặc dù có kinh nghiệm thực tế không phải ít, có đọc sách trình độ cao, nhưng chưa được học có hệ thống lý luận nghiệp vụ chính quy trường lớp.
(còn tiếp)

4 nhận xét:

TK8 nói...

Hồi hộp wá a ui, đang chờ xem đoạn cuối: kiếm con "trùn đất" này ở đâu ? giá cả ? Chế biến thế nào ?
Kể cả đào từ dưới đất bỏ thẳng vào mồm e cũng chơi đấy !

Nặc danh nói...

Đề nghị anh KT đăng bài thuốc cho ACE tham khảo. Càng chi tiết càng tốt,hiên nay dich SXH đang lan tràn nếu có bài thuốc thần dược này thì còn gì bằng.Tôi cũng rất quan tâm đấy.
Trùn đất(Giun đất) hay long thổ,có nhiều tác dụng. Một tác dung của nó trong chiến tranh các cán bộ chiên sĩ đã biết dùng nó để phòng bệnh sốt rét,rất hiệu nghiệm. Ông Huỳnh Xuân( Trân) bố của Huỳnh Xuân Thủy K4 là bằng chứng ,cụ ở rừng suốt mấy chuc năm mà không mắc bệnh sốt rét,nhờ ăn con trùn ( nấucháo). các cụ có cái bidon đi đâu đào được trùn là cho vào đó để trữ ăn dần.
DS

TK8 nói...

Loạt bài này chưa hết nhưg e có 1 đống thắc mắc:
1.Làm sao fân biệt được con "trùn đất" ? nếu có hình ảnh thì tốt quá !.
Khi đào đất e hay gặp 1loại trùn to, dài, giãy loằng ngoằng thì chắc kfải rùi. Có con cuộn tròn lại, kbít có fải NÓ ?
2."Fàm là" cái gì QUÝ thì HIẾM, fải ở vùng đó, mùa đó...mới có. Sao loại "THẦN DƯỢC CỨU MỆNH" lại dễ kiếm vậy ?. Đúng là ta fải từ bỏ lối Tư Duy cũ mới hiểu được
3. Về KHÍ CÔNG: có thể tự tập, kcần Thầy được k nếu chỉ đọc tài liệu ? thx !

KT nói...

tk8 ơi, Long đất còn có tên là trùng hổ, nó to cỡ đầu đũa, đen, cổ óng ánh, khi đụng vào nó không giãy mà co tròn lại thành một búi.Còn về khí công khi tập nên có thầy. riêng bài tập thở khí công mà mình đã đưa lên mạng thì có thể tập thoải mái mà không sợ tẩu hỏa nhập ma. Nhưng cũng đừng cho rằng nó vô bổ.