Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

THẦN DƯỢC CỨU MỆNH - 4(tiếp theo)

Tôi định chép hết cả bài báo của Ông Định, nhưng thấy một số bạn muốn biết ngay bài thuốc nên tôi chép luôn phần 4 của bài báo. Trong khi chép lại, thấy có một số chỗ hơi gợn về từ ngữ, nhưng tôi trung thành chép nguyên không thay đổi theo ý mình hiểu, sợ bản thân chưa nắm hết sẽ hiểu sai ý tác giả. KT

Bỏ mất cơ hội đó, tôi cứ tiếc mãi. Suốt 27 năm qua, cứ mỗi lần đọc báo, xem đài, nghe thấy tin dịch bệnh vẫn hoành hành, các cháu vẫn chết. Vào bệnh viện thấy các cháu nhỏ hôn mê sâu, nằm im như xác chết xanh lè, là tôi không sao cầm được nước mắt. Có lần đang ăn cơm mà tôi phải buông đũa rồi khóc nức nở như trẻ nhỏ. Một lần, kiềm không được lòng mình, tôi đã la lên: Trời ơi! Thuốc đây! Có thuốc đây, tại sao các cháu vẫn chết, hỡi trời?
Gần 30 năm đã trôi qua, mà tôi cứ tự trách mình, tự dằn vặt mãi. Cứ mãi cho rằng do tôi, năm đó tôi đã thiếu trách nhiệm, đã thiếu dũng cảm mà nên. Khổ nỗi ở nước ta, nhiều người vẫn còn gớm con trùn cho nên bài thuốc vẫn không được dùng rộng rãi?
Cuối cùng tôi quyết phải cố gắng viết, đưa vấn đề này lên mặt báo, để bài "Thần dược cứu mệnh" đến tận tay đồng bào, nhất là bà con ở các vùng xa xôi hẻo lánh, đường đi tới bệnh viện có khó khăn, người ta buộc lòng phải tự làm để cứu mạng người thân. Nếu có hàng trăm, hàng ngàn người được cứu sống, thì bài thuốc này sẽ được khẳng định.
Hoặc giả, trong cả triệu nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu sẽ có những người tin tưởng nó, dùng nó để trị bệnh, dùng nó để chế thuốc tiêm, tiện dùng hơn, hiệu quả hơn.
Nếu thật sự có những vị như thế, trong nước như ngoài nước thì khi các vị cần tôi hợp tác, tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi đâu.
Bài thuốc gồm 3 vị : Trùn đất, đậu đen, bù ngót. Trong quá trình trị bệnh cứu người, tôi có gia thêm vị thứ tư là đậu xanh. Vì tôi nghĩ: đào trùn có khi ở gốc chuối, có thể có những chai lọ hóa chất, hoặc trùn đào tại các cây có độc như xương rồng, sầu đâu, chùm ruột, ít nhiều bị nhiễm độc, sẽ có đậu xanh giải độc.
Từ khi tôi thêm vị đậu xanh, năm 1954 đến nay, thuốc vẫn đẩy lùi bệnh sau 65 phút, y như thang gốc. Nghĩa là hầu hết các trường hợp cứu bệnh tôi kể trên, thuốc đều có 4 vị, tức có thêm đậu xanh.
Bài thuốc như sau:
1/Địa long 50g mỗi thang, tương đương 50 con trùn tươi (Xin mách : ở khu chợ thuốc bắc, đường Hải Thượng Lãn Ông Chơ Lớn lúc nào cũng sẵn, muốn mua cả tạ cũng có ). Nếu không có điều kiện mua Địa Long thì đào trùn tươi (loại màu sẫm rất dai, đào trúng nó, nó không giãy co lại thành 1 núi tròn). 50 con cho liều người lớn hoặc từ 15-16 tuổi trở lên. 30 con cho trẻ từ 5-6 tuổi đến 13-14 tuổi. 20 con cho trẻ từ 1-2 tháng tuổi đến 5-6 tuổi.
2/ Đậu đen, đậu xanh mỗi thứ 100g (sách cổ ghi: 1 bụm to).
3/ Rau bù ngot bằng 2-3 mớ bán ở chợ, khoảng 200-300g, băm nhỏ cả cọng và lá.
Trùn rọc ra, rủa sạch sao thơm giòn, giã nhỏ. Đậu và rau sao thơm, tất cả cho vào siêu hoặc nồi đất hay nồi nhôm gang đều được. Cho vào 4 chén nước, sắc còn 1/2 hoặc 1/3 chén cho người bất tỉnh, phải cạy răng đổ. Thuốc nầy uống 1 thang cũng thấy hết bệnh, nhưng tôi thường cho uống 3 thang trong 3 ngày (tối nước nhất, sáng nước nhì). Hai thang sau để trừ căn và triệt các di chứng (như tai biến mạch máu não có thể di chứng câm, què quặt tay chân, hư mặt, tai ... sốt xuất huyết dễ hư tim, óc ... ) cho nên khi uống thang thứ 2, thứ 3, bệnh nhân đã tỉnh táo. Thuốc có thể pha đường cho dễ uống. Bù ngót sao thật khô giòn, thuốc sẽ có vị thuốc bắc. Bù ngót để tươi sắc không sao, nước thuốc giống chè đậu đen pha đường uống rất ngon.
Thuốc nầy bệnh càng nặng càng thấy rõ hiệu quả 65 phút. Bệnh nhẹ ít thấy rõ kết quả 65 phút, nhưng bệnh vẫn lui. Ở Đại Hàn (Nam Triều Tiên) là xứ sở nhân sâm Caoly, mà người ta còn tẩm bổ bằng cháo trùn. Ở nước ta các dân tộc miền núi phía Bắc trị bụng báng trướng nước bằng cách : trùn băm nhỏ để tươi, trộn với sữa, cứ để thế múc nuốt. Triều Tiên thì cháo trùn là món ăn ngon (đặc sản) chứ không chỉ là món thuốc vừa tẩm bổ vừa trị bá bệnh. Trùn băm nhuyễn, xào thơm, nấu với đậu. Vì quý chất bổ và chất trị bá bệnh của con trùn nên người ta đâu có gớm nó. Huống hồ khi cần trị bệnh nan y hoặc giành giật mạng sống từ tay thần chết, thì có gì mà gớm? Mong rằng đồng bào và các cơ sở y tế hãy mạnh dạn dùng nó trong các bệnh siêu vi trùng, kể cả sida.
Nhân đây tôi xin nói rõ thêm hội nghị tổng kết chống bệnh sốt xuất huyết đợt 1 họp năm 1970. Thông tin nầy được đưa ra toàn thế giới. Nước Nhật nghiên cứu, ứng dụng điều trị. Đến năm 1972, đọc trên tạp chí Đông y của Việt Nam (in bằng khổ quyển Kiến thức ngày nay) tôi thấy có dịch và in lại những bài trong tạp chí Đông y Nhật Bản. Họ hết lời ca ngợi "bài thuốc con trùn của Việt Nam", dùng trị siêu vi trùng rất có hiệu quả. Có lẽ do công bố đó của Nhật mà sanh ra món cháo trùn ở Đại Hàn chăng? Tôi còn nghe một người từ Mỹ về nói bên đó người ta làm thuốc bằng trùn và đậu đen. Điều đó không rõ thực hư thế nào. Nhưng điều chắc chắn là Liên hiệp quốc, trong mấy năm trước đây, có chủ trương: "Tìm về cội nguồn các dân tộc kém phát triển, để học cách trị bệnh bằng cỏ cây và côn trùng". Do đó, ta thường thấy trên tivi và báo chí các cách trị bệnh kỳ lạ của dân da đen, da đỏ.
Càng nghĩ tới các điều đó, tôi càng thấy đau lòng, nhớ lại đề nghị của bác Ba Hưởng muốn tôi bào chế toa thuốc thành thuốc tiêm. Đúng là "không sao kéo lùi lại thời gian đã qua". Nhưng việc bào chế thuốc đó thành thuốc chai (để thêm acid benzoide bột) hoặc chưng cất nó như cất rượu, dù có trễ gần 30 năm, nhưng lúc nào bắt đầu, nó vẫn là việc mới, việc hết sức cần thiết.
Tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn muốn đóng góp. Các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện hoặc bệnh nhân cần tôi, tôi vẫn sẵn sàng phục vụ. Ngoài toa "Thần dược cứu mệnh", tôi còn trong tay nhiều bài thuốc quý khác. Ví dụ: bó xương gãy, kể cả xương sống dập nát và xương đòn gánh gãy lìa, chỉ cần thời gian 15 ngày. Bản thân tôi bị dập nát 2 đốt xương sống, quân y Quân khu 9 bó tay, báo tử về đơn vị, nhưng tôi nay vẫn sống mà không tật nguyền, vẫn tập tạ 50kg và đánh quần vợt khi tôi trên 40 tuổi, đang ở nước ngoài có độ lạnh âm 20 độ. Lúc trị lành 2 đốt xương sống không có kẹp nẹp bó bột gì hết. Chỉ nằm sấp dội thuốc nóng vào lưng suốt 15 ngày đêm. Sang ngày thứ 16 tôi ngồi dậy và đi ra đồng cả trăm mét. Nếu tôi có dịp, tôi sẽ lần lượt giới thiệu nhiều bài thuốc quý trên báo để phục vụ bạn đọc.
Dưới đây, tôi cũng xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại của mình, để bạn đọc tiện liên hệ trao đổi thêm về nội dung bài viết. NGUYỄN AN ĐỊNH, (40/10 Hậu Lân-Bà Điểm-Hóc Môn-TPHCM) - ĐT 8914379.

12 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hình như ô.Định mà KT nói, hồi xưa là viện trưởng hay viện phó viện Y học dân tộc (ý tôi muốn nói về cái viện ở Nam Kỳ Khởi Nghĩa gần Võ Thị Sáu, bởi vì ở HCM có 2 viện, là Y học dân tộc và Y học cổ truyền cùng trên đường NKKN, mà với dân đen thì hơi khó nhớ anh nào là anh nào). Ổng vào loại siêu. Hồi xưa ông già tôi lâu lâu thả bộ tới thăm ổng.
HCQuang

Nặc danh nói...

@aKT:Xin lỗi anh,cho em hỏi một câu(có j ko phải,ôg anh bỏ qua cho):Vậy gần đây,mấy anh k3,4,5 mất, mà sao ko ai giới thiệu cho mấy anh đó thử?Đọc bài này của anh,em cứ thấy tiếc thế nào ấy.Có bệnh vái tứ phương mà.

Nặc danh nói...

Ông An Định này là con nhà chí sĩ Nam Kỳ Nguyễn An Ninh. trước đây ở ngã tư NKKN - Trần Huy Liệu, Bba giờ là tiệm hình.
Em ông Định là ông giáo sư An Vĩnh, đi Đức (DDR) từ 1953. Nói tiếng Đức perfect, nói tiếng Việt thì cà lăm (nghĩa đen). Hồi ở SKN, khi viết công văn, ổng víết bằng tiếng Đức rồi dịch ra chử Việt. Chuyện này thi HameoK6 rành hơn tui.
Riêng về kinh nghiệm Địa long, tui sẽ viết bài trên Uttroi.

4SG

KT nói...

Mình cũng không biết ông Định, như trên mình đã nói, đây là bản photo mà thầy Tư sao cho. Còn đúng như ak7 nòi rất tiếc là mới đây, khi AM đề nghị viết bài bổ xung mới lục lại tài liệu và phát hiện ra bài báo này, giá kể mà ... thật tiếc.

Nặc danh nói...

Xin phép mượn " lời góp" ở đây.
Đề nghị KT tiếp tục viết về đề tài Khí công.
- Bạn có nhận xét gì khi đọc " Bàn tay ánh sáng" của Bacbara? Độ tin cậy đến đâu? tôi đọc gần hết cuốn 2 mà vẫn lơ mơ...
TM

Nặc danh nói...

Kính KT, TM.
Theo tôi, các "ông tây" "bà đầm" có ADN tây, da dẻ hơi thô, tư duy kiểu tây, nên họ nghiên cứu Á đông sẽ dễ suy xét theo kiểu tây, có khi rất cơ học. Do đó đôi khi tác giả (tây) nhầm lẫn (ví dụ như) giữa "tiên thiên" và "hậu thiên", giữa "thái" và "thiếu", ... Tôi "hi vọng" rằng Bacbara không ngoại lệ.
Xin trích 1 đoạn văn của 1 anh tây thuộc địa, cai trị VN suốt mấy chục năm (thời Pháp thuộc), mà tài liệu đã được Paul Boudet Giám đốc "Sở Lưu trữ và các Thư viện", JY.Claeys Giám đốc "Sở khảo cổ Đông dương" (thuộc Pháp) thông qua:
"... Giống như nhiều tục lệ khác, tục nhuộm răng đen bắt nguồn từ huyền thoại về ông vua, chồng của một nữ thần biển. Vị nữ thần biển này đẻ được 100 trứng nở ra 100 con trai. Chẳng bao lâu, hai người chia tay nhau vì xích mích. Nữ thần biển muốn mang 100 con trai theo mình về biển. Ông vua tìm cách dấu được 50 con và, để đánh lạc hướng người mẹ nhất định tìm con, ông vua đã xăm da và nhuộm răng đen lũ trẻ để vợ ông không thể nhận ra được...".
Đấy, có 1 tí ti mà ông tây rau muống đã hiểu lung tung.
Do vậy, theo ngu ý của tôi, chúng ta sẽ nghiên cứu tài liệu của họ (đề tài liên quan tới Á đông) sau khi đã nghiên cứu tài liệu của "phe châu Á ta".
(chỉ để tham khảo)
HCQuang

Nặc danh nói...

Tư tui tán thành cách nghiên cứu của HChí N.
Đề nghị sáng ami, pác wá bộ lên classic garden, nghe thuyết trình về eBike. Ngoài ra ta luận luôn về địa long và khí công.

4 SG

KT nói...

Nếu bạn có quyển Bàn tay ánh sáng trong tay mở ra bạn sẽ thấy cólời cám ơn nguời trợ giúp tài chính dể quyển sách ra đởi của cố dịch giả Lê Trọng Bổng, nguời đó chính là tôi. Theo tôi quyển sách cung cấp cho chúng ta một số thông tin về năng lượng của con nguời mà trước đây ít nguời dám nói, còn chuyện đúng sai, tập được hay không thì còn tùy cơ duyên từng nguời.

Nặc danh nói...

- @KT: Cuối cùng thì tôi cũng tiếp cận được với người liên quan đến cuốn sách này - dù chỉ là "nhà tài trợ". Vậy là tôi cũng có "cơ duyên"!?
Hồi đầu đọc cuốn đó tôi tự hỏi: " tại sao nó XB được"? Và " tại sao nó lại được xuất bản"? Để rồi " tại sao bây giờ mới XB"?
Một cuốn sách động đến "Thuyết duy vật biện chứng". Nhưng nếu nó cũng là một dạng vật chất chưa giải thích được thì sao nhỉ? Hầu như các nhà ngoại cảm , hay viết sách về ngoại cảm đều là "phiên bản", "xào nấu" từ đó mà ra cả ...
Chắc chúng ta sẽ có dịp gặp nhau "đàm đạo" về chuyện này.
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

TM lại nhầm lẫn rồi, khi nhận định các nhà ngoại cảm hoặc viết sách về ngoại cảm đều xào nấu "bàn tay bác Ba".
Người có khả năng ngoại cảm nhiều khi không biết biểu diễn cái đó như thế nào. Và khi tiếp cận được một cách trình bày sáng sủa và hợp lí thì họ sẽ dùng. Điều đó làm cho họ có vẻ như là một dẫn xuất của bác Ba. Kỳ thực thì độc lập, chỉ có ngôn ngữ là vay mượn, xưa nay vẫn thế.
Tôi không quan tâm tới ngoại cảm như một đối tượng, chỉ phát biểu theo lập luận hợp lí thôi. Tuy nhiên, theo tôi, những quốc gia thừa tiền và thừa nghiên cứu như Mỹ đang có sự quan tâm khoa học, hơn mình, về các hiện tượng ngoại cảm, đang rất nhiều, ở VN ta.

Nặc danh nói...

Chết mẹ, nhà em không biết nhà bác KT (tức cụ LT.Bổng) góp sức cho cuốn "bàn tay ánh sáng", nên đã có nhời không phải khi nói về nó. Thôi thì, bác xử sao thì xử, nhà em xin chịu trận.
HCQuang

Nặc danh nói...

Xin nói lại cho rõ. Vấn đề ngoại cảm thì có cả ngàn năm nay rồi. Loài người ứng dụng nó để giải quyết vô số chuyện, các tài liệu cổ, kim giải thích cũng nhiều dù cách lý giải có khác nhau.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu độc lập, tôi muốn nói đến hiện tượng nhiều tác giả VN đương đại hồi này đang "rút tỉa", "chế biến" nội dung của "Bác Ba" viết trong BTAS như một sự khám phá về TÍNH MỚI...
TM