Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Quân đội Mỹ trong chiến tranh VN (1965-1973)

VỀ TỔ CHỨC HÀNH QUÂN VÀ TÁC CHIẾN

Đơn vị cơ sở của các lực lượng hành quân và tác chiến là Trung đội (Platoon) có biên chế 41 lính dưới sự chỉ huy của một viên Trung úy( Lieutenant) cùng với hai lính hợp thành Ban chỉ huy Trung đội. Biên chế tổ chức của một trung đội bao gồm 3 tiểu đội (Rifle Squad) có 10 lính
do một viên Thiếu úy ( Second lieunant) chỉ huy , 1 tiểu đội hỏa lực(Weapons Squad) với 9 lính

+ Trên trung đội là Đại đội(Company) có một Ban chỉ huy đại đội dưới sự chỉ huy của một viên
Đại úy(Captain) cùng với 2 sĩ quan và 10 lính, trong biên chế có 3 trung đội+1 trung đội hỏa lực
+ Tiểu đoàn (Battalion) đặt dưới sự chỉ huy của một viên Trung tá ( Lieutenant-Colonel) bao gồm 1 đại đội chỉ huy+4 đại đội+ 1 đại đội hỗ trợ chiến đấu và hỏa lực(Combat Supp Company)
+ Lữ đoàn (Brigade) :3 tiểu đoàn do một một viên Đại tá( Full-Colonell) chỉ huy.

+Sư đoàn (Division) bao gồm 3 lữ đoàn dưới sự chỉ huy của một viên Thiếu tướng ( Major-Geneal)

QUÂN ĐỘI VIỄN CHINH MỸ ĐÃ TRIỂN KHAI TÁC CHIẾN Ở VN NHU THẾ NÀO ?

+LỤC QUÂN
Ngày 8.3.1965- Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến ( 9th Marine Expeditionary Brigade- 9MEB)
đổ bộ xuống bãi biển Nam Ô -Đà Nẵng mở đầu cuộc triển khai lực lượng lục quân Mỹ ở VN.
Trên chiến trường VN , Lục quân Mỹ được triển khai thành 4 vùng chiến thuật.
+Vùng 1 chiến thuật -ICTZ ( Combat Tatical Zon) do Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến có biệt danh Old Breed có Bộ chỉ huy đóng tại Chu Lai và Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến có Bộ chỉ huy đóng tại Phú Bài trấn giữ, bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam- Đà Nẵng, Quảng Tín, Quảng Ngãi.
Vào tháng 4.1967 Westmorland đã cho ra đời Lực lượng đặc nhiệm Oregon (Army Task Force O) bao gôm 3 lữ đoàn , còn gọi là Sư đoàn Americanl đóng tại Chu Lai để thay thế cho Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến được điều chuyển ra trấn giữ Khe Sanh(Quảng Trị)

+Vùng 2 chiến thuật ( IICTZ) bao gồm các tỉnh duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa,Ninh Thuận ,Bình Thuận và Cao nguyên Trung phần như Lâm Đồng ,Quảng Đức , Tuyên Đức ,Đăk Lăk, Phú Bổn ,Pleiku ,Kontum là vùng tác chiến của Lực lượng dã chiến số 2(IIField Force ) đóng ở Nha Trang .Ngày 21.9.1965 tại căn cứ An Khê trên đường 19 từ Quy Nhơn đi Pleiku đã xuất hiện Sư đoàn số 1 Kỵ binh bay(1 Cavalry -Division Airmobile), trận đụng độ đầu tiên với quân giải phóng diễn ra tại IaDrang-núi Chu Phong(Pleiku) trong chiến dịch "Lưỡi Lê bạc " (Silver Bayonet).
Tháng 4. 1966 Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn Bộ binh 25 có biệt danh Tia chớp nhiệt đới (Tropical Lighting) với nhiệm vụ bảo vệ Pleiku đã đụng dầu vơi quân giải phóng tại Đức Cơ-Pleime .

+Vùng 3 và 4 chiến thuật có Lực lượng dã chiến số 2 đóng ở căn cứ Long Bình .Tháng 10.1965 Sư đoàn số 1 Bộ binh nhiệt đới dã triển khai trấn giữ Bắc Sài Gòn vơi Lữ đoàn 3 ở Lai Khê
Lữ đoàn 2 ở Quản Lợi, Lữ đoàn 1 ở Dĩ An.

Phía Tây SG được bảo vệ bởi Sư đoàn 25 Bộ binh được điều chuyển từ Pleiku về đóng ở Củ Chi. Tháng 8.1966 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào căn cứ của Trung ương Cục, Lữ đoàn 196
Khinh binh đã đến Tây Ninh. Tháng 9.1966 Lữ đoàn Kỵ binh vũ trang số 11 có biệt danh Ngựa đen ( Black Horse) trang bị xe tăng M48 và thiết vận xa M113 đến đóng tại Long Bình, cũng tại đây vào tháng 12 đã xuất hiện Lữ đoàn 199 Khinh binh, đồng thời Sư đoàn 9 Bộ binh triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long.


+ HẢI QUÂN : Với sự kiện vịnh Bắc Bộ, Hạm đội 7 đã áp sát vùng biển VN. Đầu 1965 các
Hàngkhông mẫu hạm USS Coral Sea và USS Hancock cũng đã đến vùng biển Bắc VN.
Hoạt động của Hạm đội 7 ở vùng biển VN được phân chia thành hai khu vực tương ứng với hai miền Bắc- Nam. Vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17 thuộc phạm vi hành động của trạm Yakee( Yakee Station).Nhiệm vụ chủ yếu của Yakee Station là tấn công Bắc VN bằng không quân từ 3 đến 5 tầu sân bay nằm cách bờ biển Bắc bộ 140 Km. Trong chiến dịch"Sấm rền"(Rolling Thunder) từ tháng 3.1965 đến tháng 11.1968 mỗi tầu sân bay hoạt động 12 giờ mỗi ngày.
Ở vùng biển phía Nam trạm Dixie( Dixie Station) hoạt động cách Nam Cam Ranh 85Km, có nhiệm vụ hỗ trợ cho lục quân khi các phi cảng quân sự chưa được hình thành.
Ngoài ra trên đất liền còn có Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ ở VN( Naval Force VN Commander) ở SG.

Lữ đoàn 3 công binh cơ động Hải quân( The 3rd Naval Mobile Construction Brigade) ở Đà Nẵng
Trung tâm hỗ trợ hoạt động Hải quân( Naval Support Acitivity) ở SG và ĐN

Ở khu vực duyên hải và sông ngòi, hình thành 3 lực lượng đặc nhiệm:

- Lực lượng đặc nhiệm 115 giám sát cận duyên( Task Force 115 Coastal Suveillance Force) đóng ở Cam Ranh.Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn con đường Hồ Chí Minh trên biển, hải phận từ vĩ tuyến 17 đến Brevie Line trên Vịnh Thái Lan với 120.000 dặm vuông được chia thành 9 khu vực tuần tiễu, đã có 5 căn cứ giám sát được hình thành ở Vũng Tàu,Quy Nhơn,Nha Trang Đà Nẵng, An Thới.Vào 1966 lực lượng này có 100 khinh tốc đỉnh (Fast Patrol Craft), 30 tuần dương đỉnh ( Coast Guard Cuter) và 500 thuyền vũ trang

- Lực lượng dặc nhiêm 116 tuần tiễu sông ngòi (Task Force 116 River Patrol Force) đóng ở Bình Tuy - Lực lượng đặc nhiệm 117 , lực lượng cơ động ven sông ngòi đồng bằng sông Cửu Long ( Task Force 117- Mekong Delta Mobile Riverine Force), còn gọi là Hải quân nước nâu(Brow Water Navy), đóng ở Đồng Tâm, Mỹ Tho. Các lực lượng này có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động giao thương trên sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với Sư đoàn 9 Bộ binh ngăn chặn hoạt động của Quân giải phóng bằng tàu tuần và tàu lướt ( Hovercraft). Từ tháng 8.1966 đến tháng 11.1967 từ việc vét 17 triệu mét khối bùn , căn cứ Hải quân Đồng Tâm, Mỹ Tho đã ra đời.

+KHÔNG QUÂN: Bao gồm các lực lượng - Không quân của không lực Mỹ ( U.S Ai Force-USAF.

- Không quân của Hải quân ( Phù hiệu Navy trên áo phi công) -Không quân của Thủy quân lục chiến( Marine Wing).

Có thể nói phần lớn các căn cứ không quân của Mỹ trong chiến tranh VN đều không nằm trên lãnh thổ miền Nam VN. Căn cứ xuất phát của các phi vụ không tập có thể từ Hạm đội 7, đảo Guam hoặc từ các sân bay Utapao, Khorat , Udothani, Nakhon... trên đất Thái Lan.

THỜI HẠN CÔNG VỤ CỦA BINH LÍNH VÀ SĨ QUAN MỸ Ở VIỆT NAM.

Đối với mọi người lính trong mọi binh chủng thời hạn công vụ ( Tour of duty) là 12 tháng
- riêng Thủy quân Lục chiến là 13 tháng.
Đối với sĩ quan chỉ có 6 tháng cho một nhiệm okỳ ở VN, điều này được giải thích là do số
lượng sĩ quan hiện tại quá nhiều , tỉ lệ sĩ quan-binh sĩ từ chiến tranh Triều Tiên là 1/15, cho
đến chiến tranh VN là 1/6 , hơn nữa đều không có điều kiện tham gia chỉ huy chiến đấu, cho
nên phải chia nhỏ thời hạn công vụ trong chiến tranh VN. Hệ lụy nẩy sinh từ thực tế này là sĩ
quan chỉ huy luôn thiếu kinh nghiệm chiến trường, binh lính luôn bất mãn với chỉ huy vì những
ưu đãi về thời hạn thi hành công vụ dành cho họ.

+Lính Mỹ đến miền Nam VN theo con đường nào ?

Trước hết họ nhận được lệnh điều động đến Tiểu đoàn 22 với quân bưu chính APO96384, tập
trung ở một điểm thuộc bờ Tây nước Mỹ, trước khi bay đến VN bằng máy bay dân sự , ở các phi
cảng Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng,ở đây họ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan và đổi dolla
xanh sang dolla đỏ( Military Payment Certificates-MPC).
Khi đã thực hiện được phân nửa thời hạn công vụ ,họ sẽ được hưởng tiêu chuẩn 5 ngày nghỉ ở
Hongkong, Thailan hoặc Singapore.
Tổng số người Mỹ đã tham gia trong chiến tranh VN- nhân viên quân sự và dân sự- khoảng
2.800.000 trong đó có 11.500 nữ từ 1965 đến 1975, trong số đó 58.191 người (8 nữ) đã không còn
có nhận DEROS ( Date Eligible to Returnfrom Oversea) - niên hạn hồi hương từ công tác hải ngoại.
LC (st)

8 nhận xét:

HCQuang nói...

Cám ơn lecong, thông tin rất hay.

HDT-K3 nói...

@TQ AMK3 ơi!ko hiểu sao ,ở com trên tui viết dài,nhưng ấn nút xuất bản chỉ con 1 dòng vây? thành ra dở hơi quá!!!!

AMK3 nói...

HDT-K3: ???

hadongtran nói...

@AMK3:Chả là thế này:Cụ HoàngTùng mất,xúc động ,tui lục trí nhớ muốn điểm danh các cụ phụ huynh khóa mình,ng còn ng mất. Âu cũng là để nhớ tới các bâc sinh thành ra mỗi chúng ta họ đã đi suốt cuộc đời này, hi sinh phấn đấu gian khổ,cùng hàng triệu con dân đất Việt khác viết nên những trang oai hùng 1/2 thế kỉ XX.Tui nhớ đc tên chứng 60 cụ nhưng khi xuất bản "nó" cắt mất hết ko sao làm đc .Buồn!

AMk3 nói...

HD: Đôi khi cái Cyber này cũng giở chứng khùng khùng. Khi đó viết xong đăng lên thấy thiếu, giờ giở ra đọc lại lại thấy xuất hiện...

tualinh nói...

@LC : Trận Núi Thành ở ĐN có phải là các mốc lần đầu tiên ta đánh 'tay bo' diệt gọn 1 đại đội Mỹ?

LÊ CÔNG nói...

TL:Về sự kiện này,hiện nay chỉ có thông tin một chiều,sơ lược ,thông tấn, rất khó kiểm chứng.Chắc rằng về phía Mỹ cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với cục diện chiến tranh nên họ không quan tâm.

TK8 nói...

Good, chơi lai rai vậy tốt, Mệt thì Nghỉ, Khỏe nhào zô Úynh tiếp chứ đừng có xài ZÕ KHÍ HỘT NHƯN oải lắm: Chi chi Chành chành đang Vui làm fát Ù à ù ập...Vãn tuồng.