COI GIỚI VÔ HÍNH (2-Tiếp theo)
. Nhưng làm sao có thể thuyết phục những người Âu Mỹ vốn rất tự hào, nhiều thành kiến và tin tưởng tuyệt đối ở khoa học?.
Hamoud mỉm cười tiếp tục:
“Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng. Vì khi hiểu rõ những điều “Chính thế, tôi tốt nghiệp năm 1864 và là người Ai Cập đầu tiên tốt nghiệp về nghành này”
(Ghi chú của giáo sư Spalding: Phái đoàn đã phối kiểm chi tiết này, và, có hồ sơ Đại học Oxford ghi nhận một tiến sĩ người Ai Cập tên Hamoud El Sarim, nhập học năm 1856 và tốt nghiệp năm 1864 với bằng tiến sĩ vật lý).
“Nhưng làm sao ông biết rõ được cảnh giới này?
Ông đã đọc sách vở hay dựa trên những bằng chứng ở đâu?”.
“Tôi đã khai mở các giác quan thể Vía nhờ công phu tu hành trong nhiều năm. Ngay khi còn là sinh viên, tôi đã say mê môn Vật lý siêu hình (Metaphysics). Tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu sách vở khoa học, nhưng đến một lúc thì khoa học phải bó tay. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi đến khoa Huyền bí học. Tôi học hỏi rất kỹ về môn này. Khi trở về Ai Cập tôi may mắn gặp được các vị đại sư uyên bác, nên sự nghiên cứu càng ngày càng tiến bộ. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi sang Ấn Độ và Tây Tạng. Tại đây, tôi gặp một Lạt ma chuyên nghiên cứu về cõi âm. Tôi đã học hỏi rất nhiều với vị này. Sau đó, tôi tu nhập thất trong 10 năm liền và khai mở được một vài giác quan đặc biệt. Từ đó tôi tha hồ nghiên cứu cõi âm, vì tôi có thể sang tận đây học hỏi và cõi này trở nên quen thuộc. Tôi kết bạn với nhiều sinh vật siêu hình, chúng giúp tôi rất nhiều…”
Giáo sư Evans Wentz ngập ngừng:
“Ông muốn nói rằng ông kết bạn với ma?”
“Dĩ nhiên, vì tôi dành trọn thời gian hoạt động bên cõi này nên tôi có rất đông bạn bè. Phần lớn là vong linh người quá cố, nhưng cũng có vài sinh vật có đường tiến hóa riêng, khác hẳn loài người. Có loài khôn hơn người và có loài không thông minh hơn loài vật là bao…”
“Giao tiếp với chúng có ích lợi gì không?”
“Các ông nên biết cõi âm là một thế giới lạ lùng, phức tạp, với những luật thiên nhiên khác hẳn cõi trần. Sự đi lại giao thiệp giúp ta thêm kiến thức rõ ràng…?
“Như thế có nguy hiểm không?”
“Dĩ nhiên, có nhiều sinh vật hay vong linh hung ác, dư tợn… Một số các thầy phù thủy thường liên lạc với nhóm này để mưu cầu lợi lộc, chữa bệnh hoặc thư phù, nguyền rủa…”
“Ông có làm như vậy không?”
Vị pháp sư nghiêm mặt:
“Tất cả những việc có tính phản thiên nhiên, ngược luật tạo hóa đều mang lại những hậu quả không tốt. Mưu cầu lợi lộc cho cá nhân là điều tối kị của những người đi trên đường đạo. Tôi không giao thiệp với những loại vong linh này vì chúng rất nguy hiểm, hay phản phúc và thường giết chết kẻ lợi dụng chúng bất cứ lúc nào. Các ông nên nhớ, tôi là một khoa học gia chứ không phải một thầy pháp hạ cấp, hay một phù thủy chữa bệnh”.
“Xin ông nói rõ hơn về cảnh giới âm”.
“Các ông nên biết, dù ở cõi nào, tất cả cũng không ra ngoài các định luật khoa học. Thí dụ như, vật chất có ba thể: Thể lỏng, thể rắn và thể hơi; bên cõi này cũng có những thể tương tự. Luật thiên nhiên cho thấy, vật nặng sẽ chìm xuống, vật nhẹ nổi lên trên. Cõi vô hình cũng thế, nguyên tử rung động với tần số khác với cõi trần, các nguyên tử rung động rất nhanh dĩ nhiên phải nhẹ hơn các nguyên tử nặng trọc. Tóm lại, tùy theo nhịp độ khác nhau, có bảy loại rung động, nên có bảy cõi giới. Các nguyên tử rung động chậm phải chìm xuống dưới, vì nếu ta mang nó lên cao sức ép sẽ làm nó tan vỡ ngay. Thí dụ, ta đặt một quả bóng xuống nước, nếu đến một độ sâu nào đó, sức ép của nước sẽ làm cho nó vỡ tan. Loài cá cũng thế, có loại sống gần mặt nước, có loại sống dưới đáy đại dương. Nếu loại sống gần mặt biển bị mang xuống đáy nó sẽ bị sức ép mà chết. Ngược lại, loài sống dưới đáy cũng không thể lên sát mặt nước được, vì đã quen với sức ép khác. Cõi giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề, với các vong linh hình dáng ghê rợn. Nhưng hoàn toàn không có vụ quỷ sứ tra tấn tội nhân. Bị lưu đày ở đây là khổ sở lắm rồi. Các ông hảy thử tưởng tượng bị dục vọng hành hạ mà không thể thỏa mãn thì còn khổ gấp trăm lần bị tra tấn. Vong linh thèm muốn nhưng không sao thỏa mãn được, như đói mà không thể ăn, khát nhưng không thể uống. Do đó, theo thời gian, y sẽ phải học bài học chịu đựng, nhẫn nhục, cho đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu.
Cõi thứ sáu có sự rung động rất giống với cõi trần. Tại đây, các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thỏa mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận…
Đa số có hình dáng giống như người cõi trần, nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này. Họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyện vu vơ nhằm thỏa mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi nhập vào đồng cốt họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên họ thăng lên cảnh giới thứ năm.
Cõi giới thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh. Đây là một thế giới với những âm thanh, màu sắc lạ lùng, dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân, nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ, nhiều thành kiến, những trí thức tự phụ…
Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của loài Tinh Linh. Những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà ta thường gọi là Thiên Tinh (Sylphes), Thổ Địa (Gnormes), Phong Tinh (Elfs)… Một số bị thu phục bởi các phù thủy, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện phép. Cõi này có sự hiện diện của những “Hình tư tưởng” (Artificial Elements). Các ông nên biết, khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất (Essence) cõi này tạo nên một hình tượng tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngay. Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình tư tưởng sống đến cả năm hay thế kỷ. Không những thế, hình tư tưởng này còn chịu sự sai khiến của ông ta. Các phù thủy luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của toàn thể quốc gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô hình rộng lớn đối với tình cảm, phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là “Hồn thiêng sông núi” hay “Dân tộc tính”.
Khi sinh ra tại một quốc gia, ta ít nhiều chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ ảnh hưởng lên thể Vía, nghĩa là tình cảm của dân tộc đó chứ không ảnh hưởng đến lý trí. Một người sống nhiều bằng lý trí sẽ ít chịu ảnh hưởng như người bình thường. Điều này giải thích tại sao một dân tộc có tâm hồn mơ mộng như thi sĩ, trong khi dân tộc khác lại có đầu óc thực tế, mặc dù trên phương diện địa lý, họ không ở cách xa nhau mấy và ít nhiều chia sẻ một số quan điểm về tôn giáo, phong tục, tập quán.
Cõi giới thứ tư sáng sủa hơn và dĩ nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hóa, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này.
Đa số đều ý thức ít nhiều nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn quyến luyến. Đây cũng là chỗ học hỏi và ảnh hưởng lẫn nhau và đôi khi liên kết những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay một quốc gia.
Cõi giới thứ ba chói sáng, có những rung động nhẹ nhàng. Tại đây, có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Đây cũng là cảnh giới của một số thần linh (Devas) như Cảm Dục Thiên Thần (Kamadeva), Hữu Sắc Thiên Thần (Roupadeva) và Vô Sắc Thiên Thần (Aroupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hóa cao hơn trình độ nhân loại.
Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát, rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Đây là cõi giới mà những người tiến hóa cao, rất tế nhị, không còn dục vọng, ham muốn lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phát triển các đức tính riêng trước khi siêu thoát lên cõi giới cao hơn”.
Ghi thêm: Hôm qua trục trặc mải, phải hỏi TL hướng dẫn mới đăng bài được nên không báo với bạn đọc là còn nữa. Minh cũng muốn đặt tiêu đề riêng từng đoạn, nhưng thấy hơi khó vì độ dài các đoạn không bằng nhau. Hơn nữa như thế thì quá dài, chả ai muốn xem.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Bây giờ nhiều thông tin quá, nên khó mà tự mình lần ra bài để đọc. Pác KT cứ tiếp tục post giới thiệu cho người khác đọc. Ít ra cũng đã có người phe Troi ta đã đọc, đã tâm đắc!!
4 SG
Mình sẽ cố gắng đăng tải phần này vì vấn đề cũng hay hay. Sống, chết, sống như thế nào và chết ra sao cũng là một đề tài đáng bàn luận. Nhất là chúng ta cũng đang tiến gần đến cõi âm. Chẳng biết đúng sai, nhưng khi đọc xong ngẫm nghĩ lại thấy nhiều điều cũng có lý.
Mời anh em quan tâm đến đề tài tâm linh xem thêm vài tác phẩm ở các trang sau:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnqnnn1n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1 Đây là sách" Tây tạng huyền bí", là trợ thủ đắc lực cho "Hành trình về Phương đông"
http://www.quangduc.com/TruyenNgan/178aicaphuyenbi.html
Link này dẫn đến một trang Phật học có nhiều điều bổ ích cho những ai quan tâm đến đề tài này, chuyện đầu tiên trên trang là "Ai cập huyền bí" cũng là một quan điểm nhìn nhận cuộc sống sau cái chết khá hay.
Pác nào muốn copy về đọc trọn bộ thì xin mời!
http://www.thienlybuutoa.org/Books/HanhTrinhVePhuongDong.htm
4 SG
pác nào muốn kiểm tra tính xác thực của tác phẩm nguyên bản , xin mời :
http://www.devorss.com/spalding.htm
4 SG
Đăng nhận xét