Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

30/08/1945-Ngày chấm dứt chế độ Quân chủ ở Việt Nam

 Ngày 23-8-1945, nhân dân Thừa Thiên khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Cùng ngày, Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ gửi điện báo tin Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập và yêu cầu Bảo Đại thoái vị. 2 giờ 30 ngày 24-8-1945, Bảo Đại điện cho chính phủ lâm thời xin thoái vị.
Chiều 25-8, Chính phủ lâm thời điện cho Bảo Đại yêu cầu phải “ban dụ chính thức thoái vị và sẽ cử đại biểu của Chính phủ vào nhận lễ thoái vị”. Ngày 27-8, phái đoàn gồm : Phó Chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trần Huy Liệu (trưởng đòan), Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận rời Hà Nội. Chiều 29-8, Bảo Đại tiếp đoàn tại điện Kiến Trung và chấp nhận những điều kiện và nghi thức lễ thoái vị.
Chiều 30-8-1945, lễ thoái vị được chính thức cử hành trước Ngọ Môn,Huế, trước sự chứng kiến của hơn 50 nghìn người dân Cố đô.
  Đúng 19 giờ 30,Vua Bảo Đại mặc triều phục Hòang đế đọc chiếu tự nguyện thoái vị trước máy truyền thanh và xin làm công dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Trần Huy Liệu thay mặt Chính phủ lâm thời chấp nhận việc thoái vị của Bảo Đại và nhận ấn kiếm vàng tượng trưng cho sự chấm dứt quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Lá cờ “quẻ Ly” bị hạ xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên cột cờ đại nội trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân thừa Thiên Huế.

Trần Huy Liệu
(1901 - 1969)
Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại do ông Phạm Khắc Hòe, lúc bấy giờ là Tổng lý ngự tiền văn phòng của Triều đình Huế soạn thảo bắt đầu từ chiều 20 tháng 8 năm 1945 và được hoàn thành trong đêm hôm đó.
Đúng 12 giờ 25 phút trưa ngày 23 tháng 8 năm 1945, Nội các họp dưới quyền chủ toạ của nhà Vua và gồm có: Trần Trọng Kim, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Trịnh Đình Thảo, Vũ Văn Hiền và Nguyễn Hữu Thí. Về vấn đề trả lời tối hậu thư của Việt Minh, cuộc họp đồng ý chấp nhận các điều kiện của Việt Minh. Về vấn đề góp ý kiến vào dự thảo Chiếu thoái vị, chỉ có một ý kiến của Trần Đình Nam là nên bỏ bớt bốn chữ "nồi da xáo thịt", nói "Nam Bắc phân tranh" là đủ rồi.
Khoảng 11 giờ đêm ngày 26 - 8 - 1945, ông Tôn Quang Phiệt đến nhà ông Phạm Khắc Hoè, hỏi xem Chiếu thoái vị. Đọc xong, ông Tôn Quang Phiệt nói: "Hay thật đấy ! Nhưng đoạn nói về công lao liệt thánh đậm nét quá ! Chủ yếu là công lao của nhân dân lao động chứ đâu có phải là của các Chúa Nguyễn" ? 

Toàn văn Chiếu thoái vị
"Hạnh phúc của dân Việt Nam, độc lập của nước Việt Nam, muốn đạt được mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả mọi phương diện và cũng vì mục đích ấy, nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải có bổ ích cho Tổ quốc. Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng trong giờ nghiêm trọng này, đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết, nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi Quốc hội thì không thể nào tránh được nạn Nam Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân, lại thuận tiện cho người ngoài lợi dụng, cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao liệt thánh vào sinh ra tử trong gần 400 năm, mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hoá đến Hà Tiên; mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong 20 năm trời mới gần gũi quốc dân được mấy tháng, chưa làm được gì.
Trong khi trao quyền lại cho Chính phủ mới, Trẫm chỉ mong ước ba điều sau này:
1- Đối với tôn miếu và lăng tẩm các liệt thánh, Chính phủ nên xử trí thế nào cho có sự thể.
2- Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong Chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hoà xử trí, để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng Chính phủ Dân chủ Cộng hoà nước ta xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân, lợi ích cho quốc dân như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ Dân chủ Cộng hoà.
3 - Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết tất cả các giai cấp, các đảng phái cho đến các người hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để Chính phủ Dân chủ giữ vững nền độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến Trẫm và hoàng gia mà sinh ra chia rẽ. Còn về phần riêng Trẫm trong 20 năm ngai vàng bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay. Từ nay Trẫm lấy làm vui mừng được làm dân tự do của một nước độc lập, chứ Trẫm quyết không để ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của hoàng gia mà lung lạc dân chúng.
Việt Nam độc lập muôn năm!
Dân chủ Cộng hoà muôn năm!". 
    Tualinh tổng hợp

19 nhận xét:

tualinh nói...

@HT : Ừ nhỉ,động tới 'Vua' là có chuyện ngay mà?

lecong nói...

Cho đến trước CMT8,chế độ phong kiến ở VN chỉ còn là hư danh,trên thực tế từ ngày 6/6/1884 khi nhà Nguyễn ký với Pháp bản điều ước Patenôtre, nhà nước phong kiến độc lập ở đã chấm dứt sự tồn tại của nó.
Hơn thế nữa, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, vào ngày 24/3 Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho VN
xóa bỏ hoàn toàn các hiệp ước bất bình đẳng mà Pháp đã ký với nhà Nguyễn,thêm một đòn giáng cái thây ma
phong kiến vốn chỉ còn là bù nhìn tay
sai
Nghe đâu khi biết có chuyện vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại, Cụ Hồ đã định ngăn lại nhưng không kịp.

HữuThành.Nguyễn nói...

Anh LeCong có ý mới nhỉ. Hồi Nhật trả độc lập cho VN thì là chính phủ Trần Trọng Kim à?
Nhưng theo wiki (em dốt các thứ, cái gì cũng gúc với uyki, các bác đừng cười) thì chính phủ Trần Trọng Kim thành lập ngày 17/4/45 lại do vua Bảo Đại phê chuẩn. Vậy là độc lập dưới chế độ quân chủ, có Vua chứ?

lecong nói...

HT:Đúng là vẫn có "vua" nhưng chỉ là sự "thay thầy đổi chủ", đọc hồi ký Phạm Khắc Hòe sẽ rõ hơn về sự ra đời của nội các Trần Trọng Kim.
Suy cho cùng,cho đến lúc này mới chỉ đánh đổ được cái thượng tầng kiến trúc phong kiến,chứ chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân tức là đánh vào cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ phong kiến.

HữuThành.Nguyễn nói...

...khi biết có chuyện vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại, Cụ Hồ đã định ngăn lại nhưng không kịp.
Lịch sử thì không làm lại được. Nhưng ngẫm nghĩ thì, với tận cùng dân chúng, thà chính quyền mới nhận một cái quyền lực giả từ một ông Vua chỉ còn có cái danh còn hơn là mang tiếng lật đổ một ông Vua bất lực.
Cũng như chính phủ TTK nhận sự phê chuẩn của BĐ mà cái sự phê chuẩn ấy đã được "bấm nút" dưới sự "lãnh đạo" của quân Nhật vậy.

hadongtran nói...

He he! Chỗ này hay đây.
Tại sao ta ko thể công nhận c/p TT Kim? Đây là chính phủ thân Nhật.Mà số phận Thiên hoàng đã đc định đoạt.Pháp (dưới sự dung túng của Anh)nhảy vào.Công nhận TTK nghĩa là đi với Nhật đánh Pháp - ta bỏ Đồng minh đi với phe Trục là sai sách.Đánh đổ TTK,đánh Nhật là giành độc lập từ tay Nhật, trung thành với Đ/M.Còn Pháp vào,đánh Pháp là chuyện ta bảo vệ đ/lập ,chuyên giữa ta và Pháp,ko liên quan với Đ/M ở đây.Trong "tuyên ngôn..."Cụ nói rõ mừ!
Còn v/đ Bảo Đại lại khác.Ô vua này là con bài nằm trong " tay áo" của Cụ, phục vụ quá trình thương thuyết để tránh cuộc chiến với Pháp.Do nhiều lí do mà chuyện này ko thành, nhưng ta thấy cái khéo và tầm nhìn xa của Cụ.


Cái hăng máu "tả khuynh" có phần ấu trĩ của những cán bộ c/m trẻ đối với các đảng phái va giới trí thức yêu nước ko cộng sản đã làm cho thực lưc đáng có của CM tổn thất nhiều,rất đáng tiếc!

tualinh nói...

Tôi ko hiểu vì sao lại có ý ngăn Lễ thoái vị?
Có thoái vị thì chính quyền CM mới là 'chính danh' với QT chứ, và việc 'đói lại' ngôi vua sau này là ko thể. Nếu ko có 'thoái vị' thì Chính quyền CM vẫn bị coi là 'tiếm quyền', nguy cơ Nước ngoài chính danh đưa nhà vua trở về lấy lại quyền đã bị cướp sẽ treo lơ lửng trên đầu nền dân chủ cộng hoà.
Trước Ý nghĩa của lễ thoái vị sâu xa và to lớn như vậy thì việc cho rằng ko nên cho vua BĐ thoái vị vì làm như thế là thừa nhận có CQ TTK..vv..Thật ko hiểu nổi.
Đơn giả chỉ là vấn đề tài sản : hiện giờ hậu duệ của Sa hoàng đang kiện CQ Nga ra toà án QT để đòi tài sản của dòng họ là Điện Cremlin đấy.
Ko có lễ thoái vị, thì có khi bay giờ, hậu duệ Nhà nguyễn cũng sẽ đòi lại Hoàng cung ở Huế chưa biết chừng?

4 SG nói...

Bênh cho Lenin một chút!

CMT2 đã lật đổ chế độ Sa hoàng, lập chính phủ Kerensky. Đến tháng 10, đảng Bôn sệt Nga mới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền về tay các Xô Viết công nông.

Dzậy, hâu duệ Sa hoàng chỉ có thể kiện chính phủ Kerensky thôi chớ! Chẳng qua thấy dảng CS Nga yếu nên làm bộ kiện tụng thôi.
Kiện kiểu này, dân Múng củ (hậu duệ của Gengis Khan) sẽ kiện đòi cả Moscu, Kiib, lẩn Bắc kinh!
Ai phán đây!

4 SG

hadongtran nói...

Theo tui,Bảo đại - nguyên thủ quốc gia 1 nước đã đc q/t công nhận từ lâu, nhưng hiện tại chỉ còn danh thui - thực lưc trong tay ta.Lúc này nếu ko thoái vị,phái đoàn ta vào "làm việc" chắc chắn BD ok,phong Ô Hồ làm thủ tướng -danh chính ngôn thuận ko ai can thiệp đc.Có lẽ với Pháp thì phải khéo 1 chút, ở mức tạm ước 14/9 là đẹp:P tôn trong nền đ/l của VN trong khối liên hiệp Pháp,ưu tiên các quyền lợi của P....
Đẹp hơn nữa là Cụ ko làm chủ tịch chính phủ (Cụ từ chối mãi) mà 1 đệ giỏi của Cụ làm...- như vậy sẽ ko bị bọn khác "soi' là cộng sản ,dễ biến hóa .

tualinh nói...

@4SG : Vấn đề là thế này: tôi ko cần biết hiện tại người đang nắm giữ tài sản là ai,tôi đang có trong tay giấy tờ chứng minh 'cái đó' thuộc quyền sỡ hữu của tôi và tôi chưa hề tuyên bố hiến tặng nó, tôi bị cướp mà. Vậy là tôi đòi.
Luật pháp quốc tế về 'quyền sở hữu' ko nhận tính pháp lý của việc 'cướp quyền' thì đương nhiên 'chiếm đoạt' tài sản là hợp lý.
Về điện Cremlinh, Ô.Putin trả lời rằng : điện Cremlinh đã được UNESCO công nhận là di sãn thế giới nên nó đã thuộc về loài người,nên ko thể đòi được.
Khi LX sụp đổ,ĐCSLX đã bị tịch thu gần hết các trụ sở Đảng vì ko có giấy cấp quyền sở hữu. Thật là cay đắng.
Rút kinh nghiệm ngay, ở ta lúc đó chẳng phải đã làm giấy sỡ hữu cho các BĐS của đảng đó thôi.

tualinh nói...

@HĐ: à ra là thế! Nếu kịch bản như cậu đề ra thì hay đấy, LS VN có lẽ sẽ rẽ sang hướng khác...'tái ông mất ngựa'!

4 SG nói...

Bây giờ, khi LHQ làm ra lắm tyuên ngôn, công pháp quốc tế... mới có chuyện tính toán như đang luận bàn theo lối bài tập ĐH Luật...
Chứ tháng 8/45, lòng dân còn đang xiêu vẹo vì cái nạn đói, thì chỉ còn mỗi cách hướng về VM trông cậy môt cuộc đổi đời! Mà nạn đ1oi ở đâu ra? Từ Đức Kim thượng và cái chính phủ của ông TTK !
Trong hồi ký của mình, ông TTK cũng ít nhắc tới nạn đói không tiền khoán hậu trong thời gian cầm quyền của mình.

Kính pác HaDong 1 chén!

4 SG

tualinh nói...

Vậy Vua thoái vị là phải rồi! bất cứ vì lý do gì, để dân chết đói tới 2 triệu thì Vua còn 'chính danh' gì nữa, cơ hội tới là đạp đổ thôi.

hadongtran nói...

Khà!Cảm ơn 4SG , rượu ngon thiêt. Nhưng có vẻ hơi tanh! Chú ngâm nhiều "cà dê " quá!." Sung " lắm ,nên lại phải đào sâu v/đ tí.
Vậy là cuộc chiến Đông dương 1 đã xảy ra ,như 1 tất yếu.Nhưng liệu rằng còn có yếu tố nào khả dĩ có thể ngăn đc nó hay ko?. Theo tui là có, có cái khe rất hẹp,rất mong manh cho 1/ngàn tia hy vọng lọt qua.
Cuộc điều đình Việt-Pháp đã diễn ra đầy khó khăn phức tạp,và cái "nút" của nó là v/đ Nam kì.P muốn tách nó ra như 1 quốc gia tự trị thuộc P còn ta,đó là " máu của máu VN,thịt của thịt VN"- nguyên tắc bất di bất dịch. Nếu như vào cái đêm định mênh nào đó của 1946,do"1 giấc mơ" - "điềm báo", "sự sui khiến" của hồn thiêng sông núi,của liệt tổ liệt tông, mà Cụ Hồ làm khác đi - hạ bút kí cái xoẹt 1 cái - thì sao nhỉ?
Ko giống Lào & Campuchia,nếu có xứ Nam kì tự trị thuộc P thật,thì đó cũng vẫn là 1 phần của VN thống nhất, cùng chung 1 gốc,cùng ngôn ngữ,cùng văn hóa,chủng tộc...về BẢN CHÂT là ko thể chia cắt.Nếu ta "giả vờ" công nhận nó - mà ta vẫn khôn khéo sao cho 2 bên vẫn đi lại thông thương ,giao lưu v/h,khkt...cùng tồn tại hòa bình,cùng thi đua kinh tế.....thì chỉ mấy năm nữa thôi,với xu thế đòi độc lập của các nước thuộc địa,Nam kì lại sẽ trở về với vòng tay "Mẹ".
Nếu Nam kì có 1 chính phủ thân P bao nhiêu đi nữa,thì làm sao mà nó nguy hiểm, nó " ko đội trời chung " bằng Ngô đình Diệm và N V Thiệu sau này?.Và quan trọng hơn Mĩ chẳng có cớ gì để vào, ta tránh đc 2 cuộc chiến thảm khốc.
Hơn nữa sống trong môi trường thân Pháp ,thân phương Tây ta có cơ hòa bình phát triển......chà chà ! tuyệt!...
Lại nữa , lúc này 1946 ,Mao,Chu ...còn đang chui lủi " ở trong hang đá" mãi trên Diên an....,sau này trong điều kiện ko chiến tranh ,ít hoặc ko phụ thuộc, sao có thể xâm nhập sâu vào nội bộ ta hoặc mặc cả với ai đó trên lưng ta đc.Vậy là ko có Gionevo,cũng chẳng có CCRD....., chỉ có OK ...OK.
Cái bí ẩn của l/s luôn là bí ẩn,chẳng chiều ai cả.Nhưng ta cứ suy nghĩ , suy nghĩ...để mà bâng khuâng!



TL: Tui biết cậu nói chỉ để mà nói thui chứ cậu thừa hiểu rằng 2 triệu người chết đói thì đã chết rồi.Nhưng BD ko thoái vị, biết đâu có thể cứu đc gần 1 triệu ng chết trong cuộc chiến Phap - Việt và 3 triệu trong cuộc chiến sau đó.
" Chiến tranh hay ko? "- luôn là chọn lựa khó khăn nhất ngay cả với những chính trị gia thiên tài.

TC nói...

"Chúng tôi vừa từ ĐH Tân Trào về, còn đương bề bộn trước những công việc ngày đầu của CPLT thì nhận được điện tín của UBHC Trung Bộ báo cáo là Bảo Đại xin thoái vị, đề nghị CPLT phái đại biểu vào để nhận lễ thoái vị của y.
Tin này đối với chúng tôi ko lấy gì làm lạ vì hai thằng giặc Pháp, Nhật chủ cũ của bọn vua quan Nam trìều đã bị lật đổ trên vũ đài chính trị Đông Dương thì tên gia nô mạt kiếp của chúng tất nhiên ko còn dựa vào đâu để tồn tại. Có điều là trong đk hiện thời nên xử trí thế nào để có lợi cho chính trị. Lúc ấy HCT còn ở chiến khu chưa về HN. Theo sự chỉ định của TƯĐ và CPLT, các đc Nguyễn Lương BẰng, Cù Huy Cận và tôi được cử vào phái đoàn vô Huế do tôi làm trưởng đoàn. Tôi thay mặt cho CPLT còn anh NLB thay mặt cho MTVM"

Trích Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học xã hội 1991, phần "Tước ấn kiếm của hoàng đế BĐ"

Chien Tran nói...

"Đánh đổ chế độ quân chủ"
"Xoá bỏ tất cả những hiệp ước mà Pháp đã ký về VN" (Tuyên ngôn độc lập)
Nếu dựa vào đây thì rất khó có khả năng cụ Hồ muốn mô hình hồn Việt Minh (chưa hẳn là cộng sản) da quân chủ

HữuThành.Nguyễn nói...

Để xoá bỏ tất cả những hiệp ước (bất bình đằng, sai trái) mà Pháp đã ký về VN thì chỉ có cách đánh đổ chế độ (cũ) mà cụ thể là quân chủ khi đó.
Nếu có tiếp tục theo hình thức quân chủ thì cũng phải là "quân chủ tiếm quyền" chứ không thể là truyền ngôi. Mà mặc thêm một cái áo như thế cho chính quyền nhân dân là không cần thiết.

hadongtran nói...

CP TTK,thay mặt Bảo Đại, đã xóa bỏ các hiệp định với P rùi.Với tư cách chính quyền kế tiếp, Cụ nói lại cho rõ và cho "hùng hồn".
Chế độ quân chủ nếu để lại,theo tui là ở cái "vạn biến" của Cụ. VN trong vòng vây 4 bề,chiến tranh gần kề,đói nghèo,ko bạn bè....tóm lại là trứng nước,tình thế thực sự hung hiểm.
Đã nhiều lần Cụ đề nghị BD làm quốc trưởng ( nhưng ko thành )đẻ làm gì?- để tránh chiến tranh!
"Vỏ" với "ruột" thì nó cũng tương tự Cụ hạ lệnh giải tán đảng.Ô Tr. Chinh chống kinh lắm nhưng Cụ kiên quyết làm.Chuyện này cũng gây rắc rối về sau cho Cụ.

TC nói...

Về Ông Cụ thì biến ảo lắm, đâu là thực tướng thì vài chục năm nữa chưa kết luận được. Nhà dân tộc học Từ Chi mổ xẻ: "HCM có cái bản năng gián điệp", có ý khâm phục.