Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Bài hát theo yêu cầu


Use cu Latin Nhân  - Sáng take , Hát:  Ý Lan
(Theo required TVC K3, Th.Th K9)



Use cu Latin mirror
To mong moi wait to wait
To width Chương NÂNG Ngưu
and number of the tan vo

book cu Latin mirror
To tháng day hoa mộng
To Hen Hồ ask Đường
And Khắc Khoái wait for various

book for em for em
roi nhin em nhin em
and Nam Tây Nam Tây
Chợ Hòn em Ngát NGAY

Chi có thể anh nhin em
la tim em Disassemble shifted
Chi có thể anh Nam Tây
La Hồn em Đàm nói

Em do not like as a Vợ
could not like that anh Chong
is only you want to ask you want to remember
Search for various within mơ

Dung that is the Vợ Chong
roi nhin various chán Ngân
book cu Latin mirror
To their ta mệnh Mông.

32 nhận xét:

Nặc danh nói...

@ Tualinh: Một gia đình sẽ ra sao nếu cả 2 người đều có suy nghĩ như thế (đều hướng ngoại)?

Tualinh nói...

@ND : Ấy ấy,đây là bài hát theo yêu cầu bạn yêu nhạc,trang blog chỉ có nhiệm vụ đáp ứng,hay/dở,đúng/sai của bài đăng thuộc về bình luận của người đọc.Câu hỏi của bạn cần gửi đến đ/c 'chị Thanh Tâm' hoặc người đề nghị T.V.C,Th.Th có lẽ hợp lý hơn chăng?
Xin blogers cho ý kiến dùm đi!

TQtrung nói...

Mỗi bài hát đều hướng tới một đối tượng người nghe khác nhau. Có thể ca từ đồng cảm với anh mà không đồng quan điểm với tôi, nét nhạc ở vào thời điểm nào đó anh nghe rất êm tai nhưng khi đang stress thì tôi lại chỉ muốn đập cái loa đi v..v
Nếu đừng quá khắt khe thì cứ cho nó là những a á ấ được phát ra từ cái giọng ca sỹ hay hơn mình, nó là những giai điệu êm ái, du dương, đừng để ý đến ca từ, thế là xong.
Nếu khắt khe hơn chút thì thôi không nhấn vào cái điểm tam giác ấy nữa, nhường cho ai đầy tâm sự để họ nghe và đồng điệu với nhau, có nên thế chăng!
Âm nhạc vốn không có tội mà.
Nhưng tôi hiểu bạn ND không đồng tình do ca từ hướng tới một tình yêu phi hôn nhân vốn là không phổ biến trong xã hội hiện tại, và tình yêu đó sẽ không được số đông chấp nhận, nếu không muốn nói là đả phá.

Nặc danh nói...

Liệu có thể thưởng thức một bài hát Việt mà không chú ý vào ca từ được chăng?

Tualinh nói...

Nếu tình yêu 'Nam - Nữ' nào cũng phải dẫn tới hôn nhân thì...Nghệ thuật và Văn học sẽ...dãy chết!

Nặc danh nói...

@ Tualinh: Văn học & nghệ thuật chỉ có vậy thôi sao? Giả sử (chỉ là giả sử thôi nhé) chị hai là "em" trong bài hát, anh nghĩ sao?

TC nói...

"Tình yêu là ngày hội, hôn nhân là ngày thường", ko nhầm thì Bình "môi" k3 đọc cho mình từ xửa. Các bố hội hè mãi cũng mệt, mà tẻ nhạt hoài thì chán phèo. Cuộc sống nó cần cả hai cực, và thế mới đẹp.

Trả lời chỉ đích đáng nhất là người yêu cầu, cái anh TVC k3 ấy...

TQtrung nói...

Chuyện "thưởng thức" một bài hát Việt có nên để ý đến ca từ hay không là chuyện dài nhiều tập, chúng ta hãy nghe các bài hát bọn trẻ đang hát, chúng không cần trau chuốt, không cần vần điệu, ca từ ngô nghê chỉ để phản đúng tâm trạng của chúng, rõ ràng có nhiều bài chúng ta nghe không hợp nhưng biết làm sao? chúng thích thế mà.
Cũng như chúng ta, người thích nhạc vàng, người khoái nhạc đỏ, lại có người chỉ thích nghe nhạc ngoại dù chỉ hiểu bập bõm, thậm chí chẳng hiểu gì!!! nhưng thích là cứ nghe, mỗi người một ý thích, biết sao cho đủ đây!
Vì vậy, một bài hát được post lên blog là do nhiệt tình của người đăng, ông TL đăng bài hát chắc chỉ để vui lòng bạn yêu cầu chứ chắc không phải để tên mình được ghi vào kỷ lục ghi nét, hiểu đươc điều đó ta sẽ quý bạn hơn chăng!

Tualinh nói...

Ô QT nói làm tôi mát ruột quá! Khổ thân tôi,chăm chú làm nhiệm vụ 'lao công' ko lương mà thi thoảng cũng được chút đỉnh lãnh...đòn oan khiên!
Nhưng mà bạn vui,có chuyện để ace thảo luận thì cũng cố rán chịu.

@ND: Chỉ cần lấy một ví dụ : hơn một chục bài hát nổi tiếng của NS Đoàn Chuẩn, có bài nào chẳng thấp thoáng 'bóng hồng' ẩn hiện, vậy Ô có phải là người tội lỗi ko nhỉ (vì ko lấy 'nàng' làm vơ)?
Còn nếu kể ra nữa thì ko xiết thể loại tác phẩm thi ca,nhạc hoạ,văn học ...lấy cảm hứng từ 'tình yêu nam-nữ'
Hơn nữa những 'anh anh-em em' trong bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào đều là những 'hình tượng nghệ thuật',nó cho cảm xúc về cái nó nói đến nhưng ko thể so sánh nó với cảm giác hiện thực được. Chuyện 'yêu' xẩy trong bài hát ko thể chính là 'yêu' trong thực tế trần tục. Thật là dại dột nếu lấy cái trong nghệ thuật để suy ra 1-1 cho cái trong
đời. Về phía người thưởng thức cần 'tỉnh thức' để có được cái nhìn đúng.
Tôi nhớ có câu chuyện về nhà cách tân sân khấu người Đức becton bret được mời sang Ý để xem một vở kịch, sau buổi diễn, đồng nghiệp Ý đưa ông tới một nghĩa trang tới trước 2 nấm mộ nằm kề nhau. Một bia mộ ghi ' Ô X -người diễn viên xuất sắc nhất', còn bia mộ kia ghi 'Ô Y- người khán giả xuất sắc nhất'.
Rồi họ tự hào kể cho Bret vì sao lại ghi như vậy: số là vở kịch Ô vừa xem trước đây do ô X thủ vai chính-vai phản diện. Hôm ông Y tới xem,vì ông X đóng 'ác quá' như thật,nên ô Y vô cùng căm phẫn rút súng bắn chết ô Y ngay lúc cao trào. Ngay lập tức ô Y bừng tỉnh và nhận ra mình đã giết chết một diễn viên tài năng và ô tự sát ngay tại chỗ để tự trừng phạt lỗi lầm của mình. Mọi người đưa 2 ông chôn cạnh nhau trong nghĩa trang, và khắc 2 tấm bia với nội dung như trên.
Nghe hết câu chuyện Bret nói có một đề nghị là sửa lại 2 tấm bia mộ ở chỗ : thay chữ 'xuât sắc' bằng chữ 'tồi'. Ô bình thản giải thích : đứng về phía biểu diễn : nghệ thuật phải là cách điệu chứ ko phải là tả thực y nguyên cuộc sống, làm như thế là kém. Đứng về phía người thụ hưởng: những cảm xúc nghệ thuật mang lại là 'cảm xúc nghệ thuật',để cảm xúc 'đời thật' trào dâng là ko biết thưởng thức!
Ở đây cũng vậy thôi! hì hì... chuyện này cũng cho phép hiểu : tại sao Tuồng ,kinh kịch, múa ba lê đều được TG xếp vào loại hình nghệ thuật cao,đó chính là chúng có tính 'cách điệu' cao !

HCQuang nói...

Trong tình yêu, có khi tác giả phải giết chết nhân vật, cho nó ... thơ mộng, chứ để họ sống thì ... đời thường quá.
Ví dụ chuyện nhà anh Rômêô với nhà chị Juliét, theo số liệu "khảo cổ học", thì sau một quá trình tranh chấp nảy lửa giữa 2 dòng họ, cuối cùng học được bề trên cho cưới nhau. Rồi thì đẻ ra cả một bầy con lúc nhúc. Chị trở nên sồ sề, mập ú, khó chịu, anh thì hói đầu, cáu bẳn. Thế là, để cho nó thơ mộng, tác giả bèn cho chị uống thuốc chuột, chết quay cu lơ, anh thì tự tử, và cả thế giới ... tiếc rẻ.
Rứa đó, văn học mà.

Vậy thời, thay vì vợ chồng sống với nhau theo cách đời thường, thì các bác (nếu muốn học theo Rômêô) thì cứ việc ... thơ mộng. Chả biết các bác tính ra răng, chứ nhà em thì chỉ mong sống đời thường là OK.

Thắng k5 nói...

Cảm ơn cái bạn nặc danh nào đó, ko phải do nhận xét hay, mà là nhờ có nhận xét của bạn nên mới có thêm những lời bàn đích thực, và thực hay. Bạn ND nóng tính quá, nên học hỏi bạn HCQ đó, biết giết chết nhân vật cho ...nổi tiếng, rồi TL cũng thanh minh nếu nhân vật sống như thật thì bao kẻ chót làm thi sỹ, nhà văn phải đi đạp xích lô hết à! Nhưng cũng nhờ ND mà câu chuyện người Đức becton bret được TL mô tả quả có hay. Nếu cái gì cũng thật cả thì đều dẫn đến nghĩa trang mà thôi. Tóm lại ông TL có công đăng đàn là tốt rồi, còn tốt xấu thì ACE bình luận, TL ko việc gì phải áy náy.Hãy cứ yên tâm mà nhấm nháp lời khen của ông Qt đi. Giá như trong XH bây giờ mọi việc làm của các quan đều theo ý thức của ND thì dân ta được hưởng hạnh phúc từ lâu rồi. Cảm ơn TL.

Nặc danh nói...

Chuyện có thật 100%. Do bởi không muốn "nhìn nhau chán ngán" chỉ muốn "tình ta mênh mông" và sợ sẽ làm cho "Nghệ thuật và Văn học sẽ...dãy chết!" chàng và nàng quyết định mỗi đứa "mỗi nơi" nhưng vẫn "hẹn hò yêu đương". Giờ đây mọi chuyện vỡ lở, vợ chàng, chồng nàng "sốc". Tội nghiệp 3 đứa nhỏ, đứa lớn nhất mới L4, đứa nhỏ mới lên 2. Cuộc hôn nhân của họ bên bờ vực thẳm. Các bác có thấy "thi vị" không? Ai thích "thơ mộng" thì thích chứ em ủng hộ bác HCQ, vì vậy em cứ thấy ca từ của bài này nó thế nào ấy.

tualinh nói...

@ND: Thế đây là câu chuyện của hai người còn độc thân thì sao?

Ngay cả khi đã là vợ chồng thì cũng vẫn có lúc 'ngoài vợ ngoài chồng',đó là thực tế từ xưa ko thể bàn cãi ,ông bà ta đã nói về việc này bằng câu vừa nêu.
Còn bà con các dân tộc ở Hà giang, Lào cai mỗi năm có một phiên 'chợ tình ',gốc tích là để đàn ông đàn bà gặp nhau 'tâm sự' ko có giới hạn.Đó là những người thời tuổi trẻ yêu nhau mà vì lý do nào đó ko lấy được nhau, thì ngày đó - tục lệ ông bà cho phép họ 'gặp nhau' nếu họ còn thương nhớ khôn nguôi, và chỉ trong một ngày họ được trở về 'ngày xưa' để trong suốt năm đỡ phần 'vương vấn' mà tập trung vào việc nhà mình,vun đắp cho hạnh phúc hiện thực.
Thiết nghĩ tập tục này thể hiện nét 'nhân bản' và văn hoá cao nhất, độc đáo nhất của loài người mà bà con miền núi giữ gìn được. Riêng tôi cảm thấy khâm phục và rất trân trọng!
Còn về 'ca từ' của bài hát thì nó giống như lời 'vọng ước'thầm kín của một nhân vật nữ. Tâm trạng này-trong đời thực, có thể chợt xuất hiện trong giây lát ở ai đó - chỉ một người hoặc cũng có thể nhiều hơn... Thì cũng chẳng sao, vì 'nghệ thuật' rốt cục vẫn là 'nghệ thuật'. Và như nhà thơ Đức Gớt-tơ đã nói "Mọi lý thuyết đều mầu xám,còn cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi".
Trong trường hợp lạc quan,thì chỉ cần sửa lại lời bài hát ở vài chỗ là có hy vọng làm bạn ND hài lòng. Ví dụ như :

Chớ có là tình nhân

Chớ có là tình nhân
Để mong mỏi đợi chờ
Để chiều chuộng nâng niu
Và sợ điều tan vỡ

Chớ có là tình nhân
Để tháng ngày hoa mộng
Để hẹn hò yêu đương
Và khắc khoải chờ nhau

Hãy tìm em tìm em
Rồi nhìn em nhìn em
Và nắm tay nắm tay
Cho hồn em ngất ngây

Chỉ cần anh nhìn em
Là tim em rã rời
Chỉ cần anh nắm tay
Là hồn em đắm say

Em thích sao làm vợ
Và thích anh làm chồng
Khỏi muốn yêu muốn nhớ
Tìm nhau ở trong mơ


Hãy là vợ là chồng
dù nhìn nhau chán ngán
Chớ có là tình nhân
Để tình ta mênh mông.


Cố đến thế này mà bạn ND vẫn còn 'chau mày' thì ....botay.com và ' chào thân ái và quyết thắng ! '!

TQtrung nói...

Tôi vẫn muốn khuyên các bạn chớ có lẫn lộn giữa nghệ thuật và đời thực. bởi vì Nghệ thuật là điều người ta hướng tới còn đời thực là điều không thể thay đổi, lẫn lộn giữ hai phạm trù này thì sẽ trở thành cứng nhắc, bạn có một gia đình hạnh phúc nhưng ai cấm bạn khóc thương cho mối tình bất hạnh của Romeo và Giuliet. Ngược lại, nếu cuộc sống thực bạn có trục trặc trong đời sống vợ chồng thì cũng không ai cấm được bạn vui vẻ thưởng thức những bản nhạc ca ngợi tình yêu đôi lứa hạnh phúc mà ca từ toàn là "anh rất yêu em" hoặc "em kịch liệt yêu anh".
Dù gì thì ở tuổi chúng ta, khi chuẩn mực đạo đức được coi trọng. thấy, nghe cái gì trái tai, bất thường thì phản ứng là điều dễ hiểu, tuy nhiên rộng mở cõi lòng để đồng cảm với những điều trái khoáy thì sẽ hòa nhập hơn để khỏi bị chê là "cổ lai hy"
Riêng tôi không khỏi cảm thấy buồn cười khi có cô hàng xóm có gia đình tử tế suốt ngày ngồi hát chuyện tình Lan&Điệp rồi lấy dải rút chấm nước mắt. he he!

TC nói...

TL: tớ bổ sung vào cái chợ tình "của cậu". Ngay người Kinh ta cũng có chỗ "Tổ quốc ơi đêm nay tự do thoải mái" đấy. quan họ Bắc Ninh cổ kết nghĩa hai làng rồi ko được lấy nhau, nhưng đi hát liền anh liền chị vẫn ra bờ bụi được. Quan viên tổ chức hát ở nhà mình, bên nam bên nữ, lúc nào thích quá thời "bấu" nhau ra ngoài, chỗ gọi là nhà chứa,tha hồ cắc bùm. Chữ "nhà chứa" này sau chuyển nghĩa lúc có "dịch vụ tình cảm" chuyên nghiệp.

Chuyện này bạn tớ dạy vh dân gian trường tổng hợp kể. Nó đem "bổ sung" trên báo,các cụ ở Bắc Ninh kêu ầm ầm, nhưng khi đưa ra các quy ước cổ giữa các làng quan họ thì các cụ im re. Những khoản "tháo khoán" ấy chỉ giỡ bỏ sau 1945 vì sợ các liền anh đéo tòng quân nữa.

Cũng ông bạn này giải thích một trong các căn nguyên lên đồng: đàn ông chết trận nhiều, các mợ "hạt bí" quá, ở nhà đổ thóc ra xay hay ngâm mình xuống ao cũng ko xuể, bèn đến đền phủ cầu khấn, giải phiền. Mới đầu là thế. Nhưng gặp thằng cung văn hát hay đàn ngọt nó rủ thì đố cưỡng nổi.

Cái tâm thức sâu xa mà người Kinh còn thẹn thùng che giấu, người dân tộc phô phang tự nhiên, được giải thích bằng phân tâm học rồi. Ông bác sĩ tổ sư môn này cho là tính dục chi phối phần rất lớn trong đời sống con người. Nên chi trong giấc ngủ thường "hiện lên" cái gì đấy ko phải vợ hay chồng mình.

hadongtran nói...

Hà hà! Các cụ từ xưa đã dạy rồi : " trăm bữa cơm nhà cũng nên có 1 bữa cơm khách " chứ !.

Vì vậy mới có chợ tình Khâu - vai , hay như TC kể ...chuyên Quan họ !

Tualinh nói...

@HĐ : 'cơm khách', đó có thể là 'bản sắc' hiện nay của 'chợ tình'.
Truyền thống 'Chợ tình' của bà con miền núi khác 'chợ tình quan họ' chớ!
'Chợ tình' Khâu vai :
- Một năm có nhõn có 01 ngày không hơn.
- nguyên bản nội dung chính của 'chợ' là dành cho những đôi yêu nhau mà ko lấy được nhau,nay tục lệ ông bà cho phép họ 'gặp nhau' trong một ngày để giải toả nỗi nhung nhớ! khác với sự gặp nhau ở 'nhà chứa' mà TC kể :có vẻ đó là sự 'vui vẻ' thoả mãn cho ngẫu hứng trào dâng nhất thời,chỉ là phần phụ - dù có khá hấp dẫn - của quan họ.
- Ở quan họ AE ta có thể 'xông' vào tham gia đươc,còn ở Khâu vai,về nguyên lý chúng ta chỉ là người quan sát, trừ phi ta cũng có một tình yêu ko thành vợ chồng thì có thể rủ người đó lên 'chợ tình' rồi được phép 'làm' những gì 2 người cho phép nhau như truyền thống của bà con dân tộc!

TQtrung nói...

Không riêng gì người dân tộc mới có các "chợ tình". ở Phú thọ có lễ hội "linh tinh tình phộc" Sau lễ có trò "tháo khoán" hay lắm, anh nào thích có thể tham gia.
xem thêm tại đây

Tualinh nói...

@QT : "tham gia" là đứng xem trong bóng tối à?

hadongtran nói...

Hà hà ! TL :..." Nhõn 01 ngày..." !
Đá theo chiến thuật " trâu điên húc mả " - pressing toàn tuyến thì , xin thưa Đức Ông , Ngài định xí phần mấy ngày ạ ?.
Nghĩ mà vãi cả linh hồn !!!

TC nói...

Quan họ có cái phần vui vẻ ngẫu hứng trong chốc lát. Nhưng các bố cứ ngẫm, liền anh liền chị còn trẻ hát cả đêm mà ko sinh tình mới lạ. Rồi ko lấy nhau nhưng tình cũ ko rủ cũng đến, năm nào cũng đợi xuân đáo nó hồi hộp lắm
Đồng bằng Bắc Bộ xưa có tục nõ nường, gần gần cái QT kể ở Phú Thọ. Lấy cây dứa dại xé tua, phần gốc làm nõ, tức của đàn ông, bên kia dứt lá dứa để lại "lỗ" làm của đàn bà, rồi múa cho chúng nó chập vào nhau
Thật ra những lễ hội phồn thực kiểu ấy rất sẵn từ xưa. Đến thời Lê, Nho học át các tín ngưỡng tự nhiên đi, mọi thứ đều có nghi thức, lớp lang, theo tinh thần tôn vinh phẩm chất quân tử. Nhưng quân tử thì vẫn thèm rỏ dãi cái trò nọ, đâm ra dở ông dở thằng, để cho bà Hồ Xuân Hương nó bóc mẽ cho
Còn bà con trên ngược ko bị đạo Nho giáo hoá nên vẫn tự nhiên hồn nhiên, hoá ra hiện đại

Nặc danh nói...

Vậy xin hỏi @TL: bây giờ đề bài hát là: a. Hãy cứ là tình nhân
b. Chớ có là tình nhân
Xin cho kết luận ?
Thắng.

TQtrung nói...

Tl@: Lễ này là lễ mật, hàng năm vẫn làm, nay các nhà nghiên cứu mới được các cụ cho phép dự (mà như tay Diện nói là quay trộm mới có video) nghe đồn rằng sau lễ, các cụ cho "tháo khoán" là mọi người tản ra làm cái gì đó(chắc giống chợ tình Khau vai):-)
lỄ này có vẻ giống như tục thờ "sinh thực khí" khá phổ biến ở nước ta.

tualinh nói...

Thưa @Thắng : là a. ạ,không thể khác được!
b.chỉ là 'thay áo' để lấy lòng HLHPN VN thôi anh à. Anh xem, cốt lõi b. vẫn là ...a.

Tualinh nói...

@QT : năm sau đề nghi anh lên KH thăm ngày hội 'nõ nường' ấy,nếu đi xin anh cho tôi theo hầu. Mình cố tham gia vào cái đoạn 'tháo khoán'! ngần này tuổi đầu rồi mà chưa biết tục lệ này của ông bà mình để lại thì 'áy náy' với Tiền Nhân quá,phải ko anh?

Nặc danh nói...

Mời anh AMK3 làm link về bantroik5 cũ hiện đã phục hồi, chân thành cám ơn và mời các blog nổi tiếng: AMK3. T.Linh. TC. TĐHĐ. L.Công. Hà CQ tham gia, gửi bài và ảnh đóng góp cho sự phát triển của blogk5, tin bài xin gửi về email:
bantroik5khongphanbiet@gmail.com

TQtrung nói...

TL@ Có tham gia thì đứng nhìn thôi, tranh nhau với các cháu nó ghè cho què chân :-)

Nặc danh nói...

ND giỏi thật. Có mỗi cái com mà làm cho bài hát Tualinh đăng được tận những 27 com + cái này nữa là 28 và cũng nhờ đó mà ace biết thêm khối "điều hay". Các bài hát trước có thấy ai com gì đâu. K3 cảm ơn nặc danh đi nhớ.
(Lại nặc danh)

Tualinh nói...

"ND giỏi thật"
Ối ..ối...ND khen chính ND trời ạ!...

Tualinh nói...

Nhân đây Mời ACE sang bên này nghe nhạc thư giãn và bàn luận cùng nhau.
Coi như giới thiệu này là một lời cảm ơn nặc danh.

4 SG nói...

Mời các pác tìm hiểu các câu về hội Chen Nga Hoàng (Bắc Ninh) hay Hôị La (Hà Nội)...

4 SG

Tualinh nói...

@4SG : dạo này kín tiếng thế? Sao người AE ko cho đường dẫn ?