VAI TRÒ CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC QUÂN GIỚI TRẦN ĐẠI NGHĨA VỚI SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN GIỚI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954) Lê Công
Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ sinh ngày 13-9-1913, quê nội ở Thủ Dầu Một- Binh Dương, nhưng được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Măng Thít thuộc làng Chánh Hiệp, quân Tam Bình( nay là ấp 6, xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Từ tuổi ấu thơ và cho đến khi trưởng thành, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thân phụ- ông Phạm Quang Mùi ( 1882-1920) một nhà giáo nghèo đã từng đậu Thành Chung, làm nghề dạy học ở Vĩnh Long, am hiểu Nho học và có học vấn cao về văn hóa và văn minh Phương Tây, vì thế khi cha mất (1920) khi mới chỉ 7 tuổi và gia cảnh khó khăn, nhưng với sự nuôi dưỡng của thân mẫu- bà Lý Thị Diệu( 1881- 1941) và chị gái- Phạm Thị Nhẫn, ông vẫn kiên trì theo đuổi con đường học vấn.Năm 1926 sau khi hoàn thành chương trình tiểu học với kết quả cao, ông được nhận học bổng hạng ưu tại Trung học Mỹ Tho để hoàn thiện chương trình trung học đệ nhất cấp vào năm 1930, rời Mỹ Tho lên Sài Gòn với học bổng của Trung học Pétrus Ký, năm 1933 ông đã hoàn thành chương trình trung học đệ nhị cấp với hai bằng tú tài bản xứ và tú tài Pháp ban Toán và ban Triết.Năm 1935 với giúp đỡ của nhà báo Dương Quang Ngưu (1897-1938), ông đã nhận được học bổng của Hội Ái hữu trường Chasseloup Laubat để tới Paris (Pháp) du học, ở đây để có thể thi vào đại học, ông đã hoàn tất chương trình của một trường trung học đặc biệt trong thời gian 01 năm (giảm được một nửa thời gian theo quy chế). Sau đó với 11 năm (1935-1946) ông đã có bằng Đại học của các trường Đại học danh tiếng ở Paris như Đại học Cầu-Đường Paris, Đại học Mỏ, Đại học Bách Khoa, Đại học Điện, Học viện Thống kê, Viện Khí Động học, Học viện Kỹ thuật Hàng không và các chứng chỉ cơ bản của Đại học Tổng hợp Sorbone.
Vũ khí quân sự cũng một trong những lĩnh vực được ông đặc biệt quan tâm, rất nhiều tài liệu về vũ khí của người Đức đã được ông nghiên cứu trực tiếp bằng tiếng Đức, trong thời gian làm việc trong phòng thiết kế của một hãng chế tạo máy bay dân dụng và quân sự, ông đã tiếp cận với kỹ thuật vũ khí quân sự như súng, pháo, bom, mìn, một khối lượng lớn các tài liệu mật về chế tạo và sử dụng các loại vũ khí với khoảng trên 30 ngàn trang đã được ông bí mật thu thập và đưa về nước vào năm 1946.
Tháng 9-1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp với tư cách là thượng khách của nước Pháp và tham dự Hội ngị Fontainebleau, ông đã cùng với Bác và một số trí thức yêu nước như bác sĩ Trần Hữu Tước, các kỹ sư Võ Trí Huân, Võ Đình Quỳnh trở về nước, trực tiếp tổ chức nghiên cứu, chế tạo vũ khí tại chiến khu Việt Bắc, xây dựng ngành quân giới Việt Nam, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954).(1)
I.“
TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN” (19-12-1946) VÀ NHỮNG “ CÔNG VIỆC KHẨN CẤP”ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN NGÀNH QUÂN GIỚI.
Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu đã phải đứng trước những thử
thách vô cùng nghiêm trọng, vấn nạn “ thù trong, giặc ngoài” đe dọa sự tồn vong
của nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ.Đối sách của quân và dân Việt Nam, đứng
đầu là Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh để đối phó với tình
hình là một sách lược chấp nhận sự thỏa hiệp có nguyên tắc , tranh thủ thời
gian tạm thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cho một
cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính, nhưng “ Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta một lần nữa” vì thế chúng ta “
Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
Trên tinh thần và ý chí như vậy, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chính thức phát động cuộc kháng chiến toàn quốc đêm 19 rạng ngày
20-12- 1946 tại thủ đô
Hà Nội.
Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống các âm mưu
xâm lược nước ta một lần nữa của thực
dân Pháp bùng nổ trong một bối cảnh lịch sử có nhiều khó khăn, bất lợi cho dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh , Trung ương Đảng và Chính phủ chủ động phát
___________________________________________
(1)Đinh Xuân Lâm- Trương Hữu Quýnh ( Chủ biên) -Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam- NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2005
- Hồi ký GS Trần Đại Nghĩa- Những gương mặt trí thức Việt Nam
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1986.
-Hồi ký Trần Đại Nghĩa- lưu trữ Ban Khoa học Tổng Cục Hậu cần QĐNDVN
Báo Khoa học đời sống số 24 (677), 12/1984
động cuộc chiến từ một xuất phát điểm cực thấp với những tàn dư kinh tế-xã hội
của chế độ thuộc đia, nủa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị tàn
phá nặng nề bởi chiến tranh thế giới thứ hai, tiềm lực kinh tế- quốc phòng yếu
kém trên mọi phương diện. Trong
khi đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp một đội quân
nhà nghề với tiềm lực kinh tế quốc phòng được xây dựng trên cơ sở của nền công
nghiệp hiện đại.
Lời kêu gọi toàn quốc toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt thể hiện ý chí và
quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống các âm mưu xâm
lược của thực dân Pháp, sẵn sàng hy sinh
tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, đánh Pháp bằng bất kỳ
vũ khí nào có trong tay dù đó chỉ là cuốc,
thuổng, gậy gộc, mặt khác cũng phản ánh một thực tế cần nhanh chóng khắc
phục : những hạn chế yếu kém trong việc trang bị và sử dụng các phương tiện
chiến tranh hiện đại, ngõ hầu đưa lại
hiệu quả cao nhất trong việc giành thắng lợi cuối cùng.
Sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 (1) cho biết:Theo “Báo cáo thống kê vũ khí toàn quốc năm
1947” của phòng 6 và 4 Bộ Tổng tham mưu (lưu trữ Bộ Quốc phòng,phòng Bộ Tổng
tham mưu, hồ sơ7) Súng trường có
26.618 khẩu với gần 30 kiểu, kể cả súng săn, súng lệnh ; súng máy có 1.522 khẩu. Đại bác, súng phóng lựu có 476 khẩu gồm hơn
10 kiểu. Hầu hết là súng kiểu cổ của nhiều nước trên thế giới.
Cũng theo tài liệu này, báo
cáo của Tổng Tham mưu trưởng tháng 10 năm 1947 còn cho biết thêm về bình quân súng
đạn trên đầu người lính ở một số các khu vực như sau : Khu 1 : 1,5 người/ 1khẩu Khu 10 : 3 người/1khẩu
Khu 2 : 12 người/ 1 khẩu Khu 12 : 2 người/1 khẩu
Khu 3 : 2,5
người/ 1 khấu
Trong
những ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc vấn đề vũ khí có lẽ đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách
đối với những người có trách nhiệm cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam
___________________________________
___________________________________
(1)
Bộ Quốc phòng- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
1945-1954NXB Quân đội nhân dân – Hà
Nội 1986
Từ thực tế chiến trường , Đại
tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: Ngày 2-3-1947 thực dân Pháp thực hiện cuộc hành
binh lớn đầu tiên từ Hà Nội với mục tiêu vây bắt cơ quan đầu não của Việt Minh.
Những mũi thọc sâu bằng xe tăng, xe bọc thép, xe cơ giới triển khai theo hai
hướng từ Tây Nam Hà Nội đi Hà Đông, Mai Lĩnh và Chèm theo dọc đê sông Hồng,
sông Đáy
Tiếng gầm rú của xe tăng rung chuyển
khắp vùng. Từ trên mặt đê cao, những nòng pháo vươn dài có thể khạc lửa bất cứ
lúc nào… tất cả những ụ chướng ngại vật đồng bào ta mất nhiều công sức dựng
trên mặt đê đã không làm chậm đáng kể đà tiến của xe tăng, xe cơ giới… Từ đầu kháng chiến, vấn đề đánh xe tăng, xe
bọc thép luôn luôn nhức nhối . Không thể để các chiến sĩ của ta tiếp tục ôm
bom ba càng lao vào xe tăng địch. (1)
Có thể nói ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến cùng với cuộc
tổng di chuyển hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu về vùng nông thôn và rừng
núi là những căn cứ kháng chiến, theo đó là hàng vạn cán bộ , kỹ sư, công nhân
kỹ thuật, đồng thời với sự hình thành phương hướng tổ chức các xí nghiệp quốc
phòng của Bộ Tổng chỉ huy “Xây dựng một
hệ thống các xưởng để chế tạo và sửa
chữa vũ khí với trình độ chuyên môn hóa cao” (2) các nhu cầu cấp bách về vũ khí đã được đáp ứng
ở một mức độ nhất định. Các mốc son trong lịch sử hình thành và phát triển
ngành quân giới Việt Nam cũng đã được ghi nhận : Ngày
15-9-1945 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phòng Quân Giới trực thuộc Bộ
Quốc Phòng được thành lập với hai nhiệm vụ thu hồi vũ khí địch để đánh địch,
mua sắm và tổ chức sản xuất vù khí (2), cũng từ đó thời điểm này trở thành mốc
son ghi nhận sự ra đời của ngành Quân giới Việt Nam.
Ngày 25-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí
Minh sắc lệnh 34/SL quy định về tổ chức
Bộ Quốc phòng , Chế tạo Quân giới cục ra đời thay cho Phòng Quân giới, đồng
thời các ty, khoa, phòng quân giới ở các khu cũng được hình thành .
Ngày 4-2- 1947 theo quyết định của Chính phủ, Cục Quân giới được thành
lập do đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu kỹ
thuật với nhiệm vụ nghiên cứu , thiết kế và chế tạo thử nghiệm các loại vũ khí
mới theo yêu cầu từ thực tế các chiến trường thay cho Chế tạo Quân giới cục (3).
________________ ___________________________
(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Chiến đấu trong vòng vây ( Hồi ức)- Hữu Mai thể hiệnNXB Quân Đội nhân dân- NXB Thanh niên, Hà Nội 1995
(2) Trung tâm Khoa Học Xã hội và Nhân Văn Quốc Gia- Viện Sử học
Việt Nam những siowự kiện lịch sử ( 1945- 1975)- NXB Giáo Dục 2002.
(3) Nguyễn Quốc Dũng, Hoàng Đình Liên, Hồ Khang, Nguyễn Duy Tường…
Lịch sử Quân Giới Việt Nam- NXB Quân Đội Nhân dân Việt Nam 1995.
Hơn một tháng sau ngày 30-3-1947 Nghị định 44 NV-QP-NĐ của Liên Bộ Quốc
phòng- Nội vụ đã quy định về việc hình thành các xưởng chế tạo vũ khí “Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến khu thống nhất
với Ty trưởng quân giới để lập các xưởng chế tạo vũ khí, đạn dược; Quân giới
cục Bộ Quốc phòng kiểm soát về hiệu lực và điều kiện an toàn của vũ khí”
Cũng từ đây các xưởng quân giới được hình thành và phát triển theo hai
hệ thống, bên cạnh các xưởng quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng là các xưởng vũ
khí dân quân đặt dưới sự chỉ đạo và tổ chức của các địa phương.
Năm 1947 khi Cục Dân quân trực thuộc Bộ Quốc phòng ra đời thì các xưởng
vũ khí dân quân được đặt dưới sự quản lý
của các Ban vũ khí dân quân ở các khu. Cục Quân giới có trách nhiệm theo dõi và
giúp đỡ về tài liệu kỹ thuật, nguyên
liệu và kinh nghiệm chế tạo và sử dụng vũ khí
Đánh giá về quân giới Việt Nam
cũng như vũ khí của Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương 1945- 1054, lời mở đầu
của một bộ sưu tập bằng hình vẽ các loại vũ khí của Việt Minh- một tài liệu của
Bộ Tham mưu quân đội Pháp ở Đông Dương cho biết :
“Những xưởng
binh khí của Việt Minh không biết nên so sánh như thế nào với những xuởng của
một cường quốc ; tuy nhiên có thể nói
đối phương của chúng ta ngay từ đầu , bằng những bàn tay của chính họ, đã chế
tạo ra một phần đáng kể… những phương tiện hỏa lực và tiêu diệt.
… Sự bố trí
tập trung lại một số trong xưởng trên có cả vài
xu hướng xây dựng thành những xí nghiệp Quốc phòng liên hiệp, một cố
gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một sự quyết tâm rất rõ để bố trí
thành hệ thống có kỷ luật toàn bộ các xưởng ấy.
Cuối cùng đối
phương đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi một số rất lớn những vũ khí nhẹ cổ
điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sáng tạo và đạt được một số công trình hoàn
thiện. (1)
______________________________
(1) Tài liệu Bộ Tham mưu Quân đội Pháp- Bản dịch Hoàng Thuyết- Trần Đại Nghĩa hiệu đínhDẫn theo Phạm Văn Gián- Tạp chí Lịch Sử Quân Sử- Bộ Quốc phòng-VLSQS- 12/1986.
Tài liệu này ngoài 2 trang mở đầu với những nhận xét, đánh giá về các công binh xưởng và vũ khí do Việt Minh sản xuất là 62 trang mô tả về vũ khí bao gồm 9 loại súng ,đạn, mìn, lựu đạn với 69 kiểu khác nhau. Cụ thể như :
1.Súng ngắn và tiểu liên; 2. Súng phóng lựu và lựu đạn phóng; 3. Súng cối và súng phóng bom; 4. Bazoca; 5. Súng không giật( SKZ);6. Súng không giật((SS); 7. Lựu đạn; 8. Mìn ; 9. Thủy lôi;
Các loại vũ khí được mô tả theo từng trang với hình vẽ và mặt cắt chỉ rõ chi tiết kết cấu với từng bộ phận cơ khí và thuốc nổ của các loại đạn. Các loại vũ khí đều được miêu tả từ tên gọi, kích cỡ, trọng lượng, tính năng tác dụng, đặc điểm…
(3) Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Chiến đấu trong vòng vây ( Hồi ức), Hữu Mai thể hiện
NXB Quân Đội Nhân Dân- NXB Thanh niên, Hà Nội 1995.
thuật pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam ( 1945-1975)
(2) Bazoka là súng bắn thẳng chống tăng ( Recoilless roket antitank weapon) của Mỹ do tiến sĩ Robert H Goddart chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đến năm 1940 thiếu tá Edward G Uhl người Mỹ đã có những cải tiến để súng nhẹ hơn, dễ mang vác trong hành quân cơ động và chính thức được sử dụng năm 1942 trong Chiên tranh TG II.
Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự- Tạp chí Lịch sử Quân sự 9/198(2)
(2) Http://www.military history.net-Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
(3) Kỹ sư Lê Tâm tên thật là Nguyễn Hy Hiền sinh 1921 tại làng Niêm Phò, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.Tôt nghiệp Đại học Quốc gia cầu- đường (Paris- Pháp)
Ngày 19/12/1946 trở về nước tham gia kháng chiến, giữ chức Trưởng phòng Quân
giới Nam Bộ. Năm 1996 được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình
“Một số vũ khí đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)”.
Bộ Quốc phòng- Viện Lịch Sử Quân sự Việt Nam, Tạp chí Lịch Sử Quân sự 12/1986
(2) Kỹ sư vũ khí Nguyễn Trinh Tiếp ( 1924-1967) quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là người chủ trì việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo súng SKZ, 1950- 1953 là Viện trưởng Viện nghiên cứu Quân giới, giải thưởng Hồ Chí Minh 1996.
( Http://vi.wkipedia.org )
(3) Thiếu tướng Lê Văn Chiểu nguyên Phó hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật Quân sụ, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.( Http://vtc.vn- Người Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô học về vũ khí
II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CỤC
TRƯỞNG CỤC QUÂN GIỚI TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH QUÂN GIỚI
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1945- 1954.
Ngày 11-12- 1981 các nhà làm phim truyền hình Pháp đến Việt Nam để cùng
với những người làm phim truyền hinh Anh, Mỹ để làm bộ phim tài liệu nổi tiếng Viêt Nam: A Television History( Việt Nam
thiên lịch sử truyền hình) và họ đã thực hiện một cuộc phỏng vấn đối đồng
chí Trần Đại Nghĩa tại Viện Khoa học Việt Nam và họ cũng nói những vấn đề sẽ
được đặt ra là theo yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp.
-Pháp không có Bazoka, làm sao các ông
lại có được mẫu Bazoka Mỹ ?
- Làm sao các ông nghiên cứu, sản xuất
nhanh và nhiều như vậy ?
- Trong chiến dịch Thu Đông 1947 đối với
Pháp có tính chất quyết định, các ông đã cung cấp cho quân đội các ông bao
nhiêu Bazoka ? (1)
Trong khi phỏng vấn, các nhà làm phim Pháp cũng tiết lộ “ Pháp đem đoàn quân thiết giáp sang và cho
rằng Việt Minh sẽ không làm gì được, sẽ tha hồ đánh chiếm” (2)
Điều gì đã khiến người Pháp trăn trở , dù đã hơn 40 năm trôi qua, họ
vẫn muốn được biết nhưng sự thật xung quanh Bazoka, một thứ vũ khí lợi hại mà
Việt Minh đã sử dụng để làm phá sản ý đồ
dùng xe tăng như một phương tiện quân sự hiện đại hòng mau chóng đè bẹp sự đề
kháng của đối phương của quân đội viễn chinh Pháp.
Âm mưu của thực dân Pháp thực sự đã tạo ra những áp lực nặng nề đối
quân và dân ta trong những ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến như thừa nhận
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Hồi ức của ông “Tiếng
gầm rú của xe tăng rung chuyển khắp vùng…đà tiến của xe tăng vượt qua tất
cả chướng ngại vật dựng trên mặt đê…Từ
đầu kháng chiến, vấn đề đánh xe tăng, xe bọc thép luôn luôn nhức nhối.Không
thể để các chiến sĩ của ta tiếp tục ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch.”
(3)
Những thập niên cuối 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng
trước những thử thách nghiêm trọng với nạn “ thù trong giặc ngoài”. Để thực
hiện sách lược“hòa để tiến” và cũng để tranh thủ khoảng thời gian hòa hoãn
để củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi măt trong đó bao
gồm
cả quân sự và quốc phòng, từ ngày 6/7/1946 đến ngày 10/9/1946 phái đoàn
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã tiến hành cuộc
________________________________________
(1) (2) Hồi ký Trần Đại Nghĩa - Ban Khoa học Tổng Cục Hậu cần- Báo Khoa học đời sống số 24 (677), 12/1984(3) Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Chiến đấu trong vòng vây ( Hồi ức), Hữu Mai thể hiện
NXB Quân Đội Nhân Dân- NXB Thanh niên, Hà Nội 1995.
đàm phán chính thức với chính phủ Pháp tại
Fontainebleau, trước đó ngày 31/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nước
Pháp với tư cách là thượng khách, theo lời mời của chính phủ Pháp. Nhân dịp nay
thông qua bác sĩ Hoàng Xuân Mãn Chủ tịch Hội Việt kiều tại Pháp, kỹ sư Phạm
Quang Lễ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp kiến, trả lời câu hỏi của Bác “ Nguyện vọng của chú là gì” ông nói “ Dạ thưa, nguyện vọng cao nhất là được trở
về Tổ Quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần”
Ngày 20/10/1946 con tầu đưa ông cùng vơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và ba nhà
trí thức yêu nước khác là bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư luyện kim Võ Qúy Huân và
kỹ sư Võ Đình Quỳnh, cập bến cảng Hải
Phòng . Về đên đất nước chỉ sau 7 ngày (27/10/1946) ông đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh trực tiếp giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo súng chống tăng tại xưởng quân
giới Giang Tiên ( hiện thuộc đồi Tây Máy, xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên,
huyện Phú Lương , tỉnh Thái Nguyên). Ngày 5/12/1946 ông nhận được điện của Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu về Hà Nội gặp Chủ Tịch Hồ Chí Minh và nhận
chức vụ Cục trưởng Cục Quân giới với bí danh Trần Đại Nghĩa do Bác đặt.
1.
Súng Bazoka đã ra đời như thế nào ?
Theo những tài liệu hiện có (1) chúng ta được biết từ tháng 6 năm 1946
xưởng Giang Tiên ( h.Phú Lương, t. Thái Nguyên) trực thuộc Chế tạo quân giới
cục do đồng chí Hoàng Phúc phụ trách đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu , sản xuất vũ
khí chống tăng và xe cơ giới từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng nhận
được từ Bộ chỉ huy Chiến khu I một súng Bazoka 60mm và 2 viên đạn của Mỹ (2),
cán bộ và công nhân theo mẫu để nghiên cứu và đã chế tạo được súng, còn đạn
chưa thể nghiên cứu và sản xuất, tháng
11/1946 kỹ sư Phạm Quang Lễ nhận chức vụ Chế tạo quân giới cục trưởng( thay cho
đồng chí Vũ Anh), trực tiếp lên xưởng Giang Tiên để nghiên cứu, sản xuất đạn
Bazoka. Từ việc xem xét và kiểm tra phần cơ khí, thông qua tính toán , thử
nghiệm, chủng loại, liều lượng thuốc phóng và thuốc đẩy đã được xác định, ban
đầu xưởng Giang Tiên đã sản xuất được 15 súng và 50 viên đạn Bazoka, sau đó
được Chế tạo quân giới cục đã tổ chức
bắn thử ở chùa Hương nhưng không thành công, sau đó dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn
__________________________________
(1) Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Pháo binh- Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹthuật pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam ( 1945-1975)
(2) Bazoka là súng bắn thẳng chống tăng ( Recoilless roket antitank weapon) của Mỹ do tiến sĩ Robert H Goddart chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đến năm 1940 thiếu tá Edward G Uhl người Mỹ đã có những cải tiến để súng nhẹ hơn, dễ mang vác trong hành quân cơ động và chính thức được sử dụng năm 1942 trong Chiên tranh TG II.
của
kỹ sư Phạm Quang Lễ , tổ nghiên cứu trực thuộc Chế tạo quân giới cục do đồng
chí Phạm Văn Gián phụ trách tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế
trong sản xuất đạn Bazoka , có thể nói công việc nghiên cứu và chế tạo đạn
Bazoka của kỹ sư Phạm Quang Lễ đã được tái hiện sinh động trong hồi ký của Tôn
Thất Hoàng (1). Khoảng thời gian sau khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946)
mười ngày, tại cơ quan Cục Quân giới ở Ứng Hòa ( Hà Đông) việc nghiên cứu được
tiến hành khẩn trương để đến cuối tháng 2/1947 tại Vân Đình- Ứng Hòa ( Hà
Đông), đạn Bazoka đã được thử nghiệm thành công với sức xuyên 75cm trên tường
gạch ( tương đương về hiện tượng nổ, khối lửa, sức xuyên của đạn Mỹ hiện có
được bắn thử để so sánh). Cũng ngay trong những ngày đầu tháng 3/1947 để ngăn
chặn xe tăng, xe cơ giới của quân Pháp với sự yểm trợ của máy bay, có nguy cơ
chọc thủng phòng tuyến Cầu Mới- Hà Đông, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng do
Chánh văn phòng Bộ- Phan Mỹ trực tiếp truyền đạt, ngay trong đêm, chỉ sau vài
giờ đồng hồ, dưới sự hướng dẫn của Cục trưởng Trần Đại Nghĩa kiêm Giám đốc Nha
nghiên cứu kỹ thuật quân giới, cán bộ và công nhân quân giới đã nhồi lắp hoàn
chỉnh 10 trái đạn Bazoka, để sau đó bắn cháy 2 xe tăng địch tại khu vực Chúc
Sơn- chùa Trầm( Chương Mỹ- Hà Đông), cuộc hành quân càn quét khu vực Chương Mỹ-
Quốc Oai ( Hà Đông) của quân Pháp đã thất bại. Nhưng đạn Bazoka của quân giới
còn rất nhiều hạn chế,chỉ vài ngày sau trong một lần bắn thử nghiệm ở Chợ
Bến(Hà Đông)
hai công nhân hy sinh khi đạn nổ trong nòng , nguyên nhân chủ yếu là do
những sai sót trong gia công vách ngăn giữa bộ phận thuốc đẩy và kim hỏa. Sau
đó lại một sai sót khác xẩy ra trong khi lắp ráp dẫn đến việc thiếu miếng đệm
bằng tôn để giảm va đập ở cuối buồng thuốc, hậu quả là trong một trận đánh trên
sông Dinh Dược ( Ninh Bình) của trung đoàn 34, một chiến sĩ đã hy sinh khi bắn
quả đạn thứ hai vào ca nô địch (2).
Cho đến tháng 4/1947 việc nghiên cứu, chế tạo Bazoka đã thành công về
căn bản, Các Ty quân giới từ Việt Bắc cho đên Khu 4, Khu 5 đã nhận được mẫu đạn
Bazoka từ Cục quân giới để sản xuất. Từ đây ở các khu đều hình thành từ 1 đến 2
xưởng chế tạo Bazoka với năng xuất và chất lượng cao.
Cũng đồng thời trong thời gian này ở Nam Bộ kỹ sư Lê Tâm (3) cùng với _____________________________________
(1) Tôn Thất Hoàng-Những người “lính quân giới” đầu tiên ( Hồi ký)Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự- Tạp chí Lịch sử Quân sự 9/198(2)
(2) Http://www.military history.net-Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
(3) Kỹ sư Lê Tâm tên thật là Nguyễn Hy Hiền sinh 1921 tại làng Niêm Phò, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.Tôt nghiệp Đại học Quốc gia cầu- đường (Paris- Pháp)
Ngày 19/12/1946 trở về nước tham gia kháng chiến, giữ chức Trưởng phòng Quân
giới Nam Bộ. Năm 1996 được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình
“Một số vũ khí đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)”.
một số cán bộ và chiến sĩ quân giới Nam Bộ đã nghiên cứu chế tạo thành
công súng chống tăng mang ký hiệu SS. Được biết (1) cho đến 1950 quân giới Nam
Bộ đã nhận được các mẫu, bản vẽ thiết kế súng Bazoka, SKZ từ Cục quân giới
nhưng do hạn chế về nguồn nguyên liệu và thiệt bị nên chỉ sản xuất có mức độ
Bazoka và SKZ ,để tập trung sản xuất badômin (mìn lõm) và SS các loại với nhiều
công dụng khác nhau như SSAT chống tăng SSAF phá tường thành, SSAC lắp đầu đạn
lõm phá lô cốt, SSB bắn đạn pháo 75mm thu của địch…
2. Sự ra đời của SKZ
Từ sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947,
thực dân Pháp buộc phải từ bỏ âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” để hình thành sự
co cụm ở những phòng tuyến cố định với một hệ thống boong-ke, lô cốt kiên cố.
Để đáp ứng yêu cầu mới phát sinh từ thực tiễn của công cuộc kháng chiến chống
Pháp, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh, Nha Nghiên cứu kỹ thuật thuộc
Cục Quân giới đã triển khai việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo một loại vũ
khí mới , có sức công phá và có uy lực hơn Bazoka nhưng có trọng lượng nhẹ
thích ứng trong hành quân cơ động, ứng dụng nguyên lý bảo toàn động lượng, không
giật với đạn lõm ( dùng hiệu ứng Monroe) mang ký hiệu SKZ. Một Ban nghiên cứu
gồm 5 người do kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp, Trưởng phòng xạ thuật Nha Nghiên cứu kỹ
thuật- Cục Quân giới làm Trưởng ban đồng thời là người chủ trì đề tài được
thành lập (2). Về quá trình hoạt động của Ban nghiên cứu, ông Lê Văn Chiểu,
thành viên trong Ban và là người trực tiếp thử nghiệm và sản xuất loạt “O”tại
xưởng TĐ97-khu 10 cho biết (3) “ Ban
nghiên cứu làm việc trong điều kiện hết sức thiếu thốn…khó khăn hơn là việc
thiếu tài liệu phục vụ nghiên cứu… những tư liệu quý nhất có từ hai nguồn. Thứ
nhất là tài liệu do ông Trần Đại Nghĩa
tự biên soạn và mang từ Pháp về;thứ hai
là các sách về vật lý do ông Tạ Quang Bửu đặt mua tại Pháp nhân chuyến đi dự
Hội nghị Fontainnebleau.”
Trước đó kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp đã tiếp thu những
kiến thức về xạ thuật từ bài giảng của Cục trưởng kiêm Giám đốc Nha Nghiên cứu
kỹ thuật Trần Đại Nghĩa tại Vân Đình,
__________________________________
(1) Phạm Văn Gián- Vài nét lịch sử sản xuất vũ khí trong cuộc kháng chiến chống Pháp( 1945-1954)Bộ Quốc phòng- Viện Lịch Sử Quân sự Việt Nam, Tạp chí Lịch Sử Quân sự 12/1986
(2) Kỹ sư vũ khí Nguyễn Trinh Tiếp ( 1924-1967) quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là người chủ trì việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo súng SKZ, 1950- 1953 là Viện trưởng Viện nghiên cứu Quân giới, giải thưởng Hồ Chí Minh 1996.
( Http://vi.wkipedia.org )
(3) Thiếu tướng Lê Văn Chiểu nguyên Phó hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật Quân sụ, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.( Http://vtc.vn- Người Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô học về vũ khí
huyện Ứng Hòa ( Hà Đông) qua ghi chép của Cục phó Cục Quân giới
Hoàng Đinh Phu , từ đó đề án chế tạo và sản xuât SKZ đã hình thành ,được Phó
giám đốc Hoàng Đình Phu thông qua để sau đó Cục trưởng Trần Đại Nghĩa phê
duyệt. Tháng 5/1949 SKZ được bắn thử nghiệm thực tế với cự ly 100m và đã phá
hủy tường thành bằng gạch của thành cổ Tuyên Quang dày 1m, tháng 8/1949 trong
lần thử nghiệm cuối cùng ở Đồng Chiêm ( Tuyên Quang) của SKZ 60 đã thành công,
để sa u đó phòng Xạ thuật phát huy thành quả tiếp tục cho ra đời SKZ 81, SKZ
120, SKZ 185.Trong chiến dịch Lê Hồng Phong ( Tây Bắc) từ 8/1 đến tháng 3/1950
các đơn vị chủ công của Đại đoàn quân Tiên Phong ( F 308) trong các trận đánh chiếm
Phố Lu ( Lào Cai) đã lập công với SKZ 60
. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá(1) đây là “một thành công lớn của quân giới nước ta trong những năm chiến đấu
trong vòng vây. Đó là việc chế tạo thành công súng không giật SKZ 60.Đây là
loại vũ khí công đồn…nặng 26 kiloogam lại có thể tháo rời để dễ mang vác…đạn
lõm nặng 9 kilôgam, có khả năng xuyên bê tông dày 60 cm( gấp 3 lần bazoka 60.”
và đây là một thú nhận của người Pháp- Lucien Boda tác giả sách Chiến tranh Đông Dương được Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trích dẫn “Nhưng cái thứ gây
khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn
SKZ 8 kg mà người Việt chế tạo trong các hang núi ở Chi Nê…chỉ cần vài quả là
đủ tiêu diệt tháp canh của chúng tôi.”
Nhận
định về sự ra đời của SKZ 60 cũng như những đóng góp của tập thể cán bộ và chiến
sĩ quân giới thuộc Nha Nghiên cứu kỹ thuật- Cục Quân giới, Đại tướng cho biết: “Được tin về những thành tích chiến đấu của
SKZ 60,tôi cho gọi đồng chí Hoàng Đình Phu, lúc đó là Phó Giám đốc Nha Nghiên
cứu kỹ thuật của Cục Quân giới lên báo
cáo. Anh Phu cho biết súng SKZ 60 dựa trên nguyên lý pháo không giật bắn đạn
lõm của phương Tây. Anh em cán bộ của Nha Nghiên cứu kỹ thuật dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Phu, được
anh Trần Đại Nghĩa hướng dẫn, đã tự mình tính toán thiết kế không theo một mẫu
có sẵn nào”
Trong những năm đầu của cuộc
Toàn quốc kháng chiến việc nghiên cứu và chế tạo thành công súng Bazoka trong
hoàn cảnh kinh tế khó khăn với tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nền độc lập vùa
giành được đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những âm mưu của thực dân Pháp hòng
cướp nước ta một lần nữa,
là một thành tựu đáng kể, hình thành từ ý thức dân tộc, lòng yêu nước
với
trí tuệ Việt Nam
trong việc tiếp thu và ứng dụng nững tri thức khoa học và hiện đại vào hoàn
cảnh và thực tiễn Việt Nam
____________________________________
____________________________________
(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Chiến đấu trong vòng vây( Hồi ức)- Hữu Mai thể hiệnNXB Quân đội Nhân dân- NXB Thanh niên, Hà Nội 1995
Những đóng góp quan trọng, ở những thời điểm cụ thể nhiều khi mang tính quyết định của người đứng đầu ngành quân giới- Cục trưởng Trần Đại Nghĩa đã được lịch sử ngành quân giới cũng như lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận, đúng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp :
Những đóng góp quan trọng, ở những thời điểm cụ thể nhiều khi mang tính quyết định của người đứng đầu ngành quân giới- Cục trưởng Trần Đại Nghĩa đã được lịch sử ngành quân giới cũng như lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận, đúng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp :
“Hơn hai vạn
anh,chị em cán bộ và công nhân ngành quân giới, với những người tiêu biểu như
anh hùng Ngô Gia Khảm, anh hùng Trần Đại Nghĩa, đã đem hết tinh thần cách mạng
của giai cấp công nhân, tinh thần lao động
sáng tạo và khoa học của người trí thức yêu nước, trong hoàn cảnh cực kỳ
khó khăn, làm ra một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược, góp phần xứng đáng vào
những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài. Đây cũng là
cơ sở quan trọng cho nền công nghiệp quốc phòng và phần náo nền công nghiệp dân
dụng của chúng ta.”
_______________HẾT______________
TP.Hồ Chí Minh- Ngày 24 Tháng 5 Năm
2013
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1 Bộ Quốc Phòng- Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng- Kinh
tế-
Lịch sử
quân giới Việt Nam-Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
NXB Lao động 1990
( 1945-1954)
2. Bộ Quốc
Phòng- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp( 1945-1954) T1,2
NXB
Quân đội Nhân dân- Hà Nội 1986
3. Đinh Xuân Lâm-Trương Hữu Quýnh
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam- NXB
Giáo Dục- Hà Nội 2005
4. Đỗ Đức Dục-Nguyễn
Trinh Tiếp người có công lớn nhất cho sự ra đời
của sung không giật (SKZ)vào thời kỳ đầu
của kháng chiến chống Pháp
Tạp
chí Xưa&Nay- Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam số 12 ,12/1995
5. Hồi ký GS Trần
Đại Nghĩa- Những gương mặt trí thức Việt Nam
NXB Văn hóa
Thông tin - Hà Nội 1998
6. Hồi ký Trần
Đại Nghĩa – lưu trũ Ban Khoa học Tổng Cục Hậu cần
QĐNDVN- Báo
Khoa học đời sống số 24 (677), 12/1984
7. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam-Trần Tường Vân,
Nguyễn Quang Ân
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp(
1945-1954)-
NXB
Văn hoá Thông tin- Hà Nội 1997
8. Hồ sĩ Khoách-Hà Minh Hồng-Lịch sử Việt Nam 1945- 1975
Tủ
sách ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn- NXB Mũi Cà mâu 1998 9. Phạm Văn
Gián-Một số nét về vũ khí dân quân- Tạp
chí Lịch sử Quân sự 14 ( 2-1987
-Vài nét lịch sử sản xuất vũ khí trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Tạp chí
Lịch sử Quân sự 12( 12-1986) (1945-1954)
10. Tôn Thất
Hoàng-Những người”lính quân giới đầu
tiên”
Tạp chí Lịch sử Quân sự 9- 1989
11. Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh
Biên
niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh QĐNDVN(1945-1975)
12. Võ Nguyên Giáp-
Chiến đấu trong vòng vây (Hồi ức),Hữu Mai thể hiện
NXB
Quân đội Nhân dân- NXB Thanh niên, Hà Nội
1985
13. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam- Bộ môn Lịch sử Kỹ
thuật quân sự
Công tác bảo đảm vũ khí,kỹ thuật quân sự
trong kháng chiến chống
Pháp( 1945-1954)- NXB Quân đội Nhân dân.
14. Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam- Viện Sử học
Lịch sử Việt Nam Tập X (1945-1950)-NXB
Khoa học Xã hội, HN 2007
15. Wikipedia-
Bách khoa toàn thư mở- Trần Đại Nghĩa
10 nhận xét:
Là báo cáo khoa học nên Lê Công làm kĩ và chuyên nghiệp . Nhưng đây mới là phần đóng góp đầu tiên của ông , trong cuộc kháng chiến chống Pháp - thời kì đầu , rất gian khổ .
Sau này , Ông trên Cương vị cao hơn , phụ trách KHKT trong cuộc chống Mỹ cứu nước , chắc Công trạng cũng ko nhỏ . Nhưng cụ thể và sâu sắc thế nào thì nhiều người còn chưa biết . Mong Lê Công cho vài nét nhé .
Mấy ông kỹ sư cùng về với cụ sau ra sao Công nhỉ
Xem trên mạng thì thấy : trong số 04 người về với Cụ Hồ , có Trần Đại Nghĩa và Trần Hữu Tước là thành Công nhất , vươn tới đỉnh cao trong chuyên môn sâu của mình . Cụ Võ Trí Huân cũng thành Công , là chuyên gia đầu ngành của luyện Kim và trong lãnh vực đào tạo các kĩ sư Cơ khí - luyện Kim . Cụ Huân mất sớm - 1967 . Duy chỉ có Cụ Võ Đình Quỳnh , 1946 được " nghỉ phép " vào SG thăm gia đình , rồi bị " kẹt " lại , ko tiếp tục theo c/m được ...suốt mấy chục năm mở nhà máy - Công ty ....ko làm gì cho Mỹ ngụy . Ông Quỳnh vẫn giữ mối quan hệ tốt với Cụ Nghĩa , và 1997 đã đc gặp Cụ Phạm Văn Đồng !.
HD: Các cụ bên kỹ thuật về theo Cụ Hồ ko bị tai nạn gì nhỉ
TC : Các kĩ sư thường chỉ làm việc với các con số , chứ ko phải với các " nghi quyết " nên thường ở khoảng cách " an toàn " hơn , nếu so với các " kĩ sư nhân-văn ". tôi chưa biết tai nạn gì lớn với các ông ấy .
Chỉ nghe giang hồ đồn đại là , trong một hội nghi nào đó , hồi mới giải phóng xong , nghe anh Ba thao thao về chuyện mỗi gia đình sẽ có tivi , tủ lạnh trong 1 tương lai gần ... thì cụ Nghĩa buột mồm , tưng tửng : " nhưng lấy điện ở đâu cho đủ ? " - vì vậy mà bị ghét !
Ý kiến TL rất hay !. Nhưng ko phải những ng hoạt đông trong lĩnh vực KHXH " ko nhạy bén nhận ra ...." đâu , mà ngược lại là đằng khác . Nhìn nhận những vđ thuộc về bản chất và động lực pt xã hội vốn là nghề của họ cơ mà . Nhưng khốn khổ , theo tôi , trong giới này , cuộc đấu giữa quân tử và ngụy quân tử thường cam go nhất vì nó gắn chặt với chính trị và quyền lực ... nên phần thiệt thòi thường thuộc về những ng đi trước , mở đường ... những ng có tầm nhìn xa hơn cả Vua .
Trang Việt sử ký của Ba sàm có 1 bài viết của GS Trần Quốc Vượng rất hay , đại loại về nỗi đau của những bậc trí thức ở ta . Bài dài ( giờ bị mất rồi ) , nhưng mình nhớ ông viết 1 chuyện về học giả Tù Chi ( em Đổng Chi , chú Huệ Chi ). Đại loại những năm 60 thế kỉ trước , ông Từ Chi đi làm chuyên gia châu Phi , hết hạn về nước , phải quá giang ở Mascowva chục ngày gì đó . Khi về đến nhà , mọi ng hỏi thế nào thì ông lắc đầu " ko thọ được !" - ý ông nói LX ko trụ đc lâu dài với tư cách THÀNH TRÌ XHCN !...
Đó ! ta có những học giả giỏi cỡ đó ...mà cuộc đời ông hình như cũng lắm nỗi buồn riêng - chung !.
Tôi vốn không biết làm CT nhưng tôi thấy các bác nói đúng thật . Tôi làm xong cái đánh đêm cho PCX thì bị hủy , lúc bấy giờ mới biết thương bạn bè còn bị hủy sớm hơn tôi ! Thôi , tôi làm thơ tình để dâng các bạn thôi ! Tha cho tôi nhé !
Từ Chi giỏi kinh khủng, dù ko nổi nhiều. Mình xem cuốn "cơ cấu tổ chức làng xã đồng bằng Bắc Bộ" thích lắm nhưng nhiều chỗ chả hiểu gì cả.
Và rât sòng phẳng. Có những đoạn "chưa thể nghĩ tới thấu đáo" cứ trương ra, chả bù nhiều ông giờ nổ oang oang lại là "đạo"
TC,HĐ: Trong 'Tiếu ngạo giang hồ' của Kim Dung nhân vật Nhạc Bất Quần là điển hình cực hay của hình tượng 'Ngụy Quân tử' ở ngôi Trưởng môn phái Hoa Sơn kiếm đầy uy lực với danh tiếng 'chính danh quân tử' ,KD mô tả cực hay quá trình diễn biến nội tâm phức tạp bên trong NBQ đã đưa Ông ta trở thành một kẻ 'Ngụy Quân Tử' ko còn có thể cứu vãn được!
...Suy ngẫm rồi soi vào XH hiện đại thấy vẫn còn thời sự lắm.
Ở đâu cũng có thể thấy biểu hiện một phần, nửa phần hay toàn thây của một NBQ hiển hiện hay thấp thoáng, trong mọi lĩnh vực, mọi giới : KHCN,KHXHNV, kinh tế-tài chính, nhất là trong nghề Chính trị.
LC từng nói vui rằng : trong giới 'trí thức' bi giờ cũng khối 'điếm' đấy!
Con người ta khi hội đủ một số điều kiện nào đó dễ chuyển hóa sang họ 'Nhạc' lắm, để rồi vô tình mà thành hại người, hại bè bạn,hại môn phái,hại gia đình cuối cùng là hại chính mình.. Cùng trong điều kiện ấy,chỉ ít người có tố chất 'Nhân- Trí- Dũng' mới một mực ko hề suy suyển nhân cách.
Sinh thời Trung Việt rất thích nhân vật Lệnh Hồ Xung -học trò hàng đầu của Nhạc Bất Quần,đến nỗi đôi khi HĐ vẫn đùa gọi là 'Lệnh Hồ Việt'. Trộm nghĩ : ở một khía cạnh nào đó,chúng ta cũng nên là những 'Lệnh Hồ...'
Có thể Tiểu tuyết kiếm hiệp của Kim Dung tuyệt tài là ở điểm đó.
'Tiên sư anh....hay thế!'
Mình cũng thích Lệnh Hồ Xung. Nhưng đến Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký thì hay đến quái đản rồi. Đáng là tổ sư điếm. Điếm và tử tế đều đến cùng, thâu tóm cái xã hội mà Kim Dung "cảm thấy"
Đăng nhận xét