Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Cánh buồm






ПАРУС

Белеет парус одинокой
В тумане моря голубом!..
Что ищет он в стране далекой?
Что кинул он в краю родном?..

Играют волны - ветер свищет,
И мачта гнется и скрыпит...
Увы, - он счастия не ищет
И не от счастия бежит!

Под ним струя светлей лазури,
Над ним луч солнца золотой...
А он, мятежный, просит бури,
Как будто в бурях есть покой!


1832
М. Лермонтов

CÁNH BUỒM

Trắng lên giữa mù xanh biển cả
Một cánh buồm đơn độc lẻ loi!
Đi tìm gì nơi miền xa lạ?
Bỏ lại gì nơi bến quê nhà?

Sóng xô lắc-gió xoáy vặn
Cột buồm uằn cong chống đỡ..
Ô cha,đâu phải vì kiếm tìm hạnh phúc,
Mà cũng đâu phải vì trốn chạy bỏ đi!

Dưới nước luồng bắn tia lấp lánh
Trên trời ánh nắng chiếu chói chang…
Và cánh buồm, nổi loạn,cầu xin bão tố,
Dường như trong bão giông tìm thấy bình an!

Tualinh dịch 11/03/2014


20 nhận xét:

NA nói...

Đời sinh ra ta là để lướt sóng,
Dù chẳng tìm gì nhưng vẫn cứ đi.
Có như vậy mới thấy hết cuộc sống.
Nếu đứng thì chết rồi còn gì.

hadongtran nói...

Nhân vật chính của bài thơ có đặc điểm thật giống ông bạn mình - Trần Chiến : bệnh ưa cảm - giác - mạnh !.!!
Chẳng chạy trốn tình yêu , cũng ko vượt biên vì lí do này nọ . Tôm cá cũng ko ...vậy mà chàng cứ ra khơi , tìm về với sóng với gió theo kiểu thể - thao - mạo - hiểm !.

ThaiChi nói...

Rời Biển Quê nhà Đói mặt với Phong ba,trong đơn độc trên biển lớn không mong hai chữ Bình An.Đời -Khi trẻ và sự dũng cảm xông pha là phải vậy.Bài thơ dịch được hết ý đã là sự tinh tế...Từ Tiếng Nga sang tiếng Việt. Những gi tác giả bài thơ muốn nói có đủ:Một .Dám và hai là "Được".Dám di,dám làm khi biết biển không phảng lặng.Cái "Được" là trong giông bão là sẽ toại nguyện khi được đi,được làm-là hạnh phúc sau thử thách.
Khác với những lời dăn dạy " Đã lên thuyền phải biết bơi về đâu",Quá thận trọng còn gì là đời Nam nhi.

hadongtran nói...

Là " cánh buồm " - xứ mệnh đc trời đất giao cho là phải tắm mình trong bão táp mất rồi !.
..." Nhổ neo ra khơi , đêm nay khi trăng mờ , tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi ... Tạm biệt em yêu , vẫy chào thành phố cảng thân yêu !... Nếu có chàng trai , chưa từng qua sóng gió ....có lẽ nào sánh với tình em !..." .
Nhớ lại bài hát này , hối năm thứ nhất ĐHKTQS , bọn mình đc nghe băng lời bình của Việt Phường , rằng ..." Đó là khúc hát của bọn cướp biển chứ ko phải của ng chiến sĩ hải quân nhân dân ! " .... Một thời ấu trĩ , xơ cứng và thật ....buồn cười ! Bọn mình đc dạy như thế đấy !.

Ngọc Anh. nói...

Em vẫn còn nhớ hồi ấy quen anh bộ đội tên là trandongha, anh ấy nói là sỹ quan hải quân vẫn bị gọi đùa là bộ đội "hai quần". với lý do gần cả cuộc đời sẽ sống trên biển nên chỉ cần 2 quần là đủ, không biết có đúng không, nhưng em sợ việc sống mãi trên biền, rất nguy hiểm về mọi mặt.

Bạn troik9 nói...

Nghĩa đơn giản của bài thơ là thế này:
Con đường dài và quanh co
Trong sương mù của biển xanh! ..
Những gì ông tìm trong vùng đất xa xôi?
Những gì đã nó để lại tại quê hương của nó? ..

Chơi một làn sóng - gió huýt sáo,
Uốn cong cột buồm và skrypit ...
Than ôi, - ông không tìm kiếm hạnh phúc
Và không chạy từ hạnh phúc!

Bên dưới máy bay phản lực nhẹ hơn màu xanh,
Trên đầu anh một tia vàng của ánh nắng mặt trời ...
Và ông, nổi loạn, yêu cầu bão
Như thể cơn bão có hòa bình!

* Dịch giỏi, thoát nghĩa, có tình, đượm một tâm hồn Việt.
Tuán Linh đã dịch rất hay ở 2 câu cuối của khổ thơ đầu:
Đi tìm gì nơi miền xa lạ?
Bỏ lại gì nơi bến quê nhà?
- Khổ thơ 2 cũng rất tuyệt:
Ô cha,đâu phải vì kiếm tìm hạnh phúc,
Mà cũng đâu phải vì trốn chạy bỏ đi!
- Và ở 2 câu sau của khổ thơ cuối:
Và cánh buồm, nổi loạn, cầu xin bão tố,
Dường như trong bão giông tìm thấy bình an!

Cảm ơn Tualinh đã dịch và giới thiệu một bài thơ hay.

Q.MF nói...

Da diết, mãnh liệt!

Ngọc Anh nói...

Chắc chắn còn rất nhiều tác phẩm thơ-ca-nhạc-họa hay mà ta chưa biết. Ở đâu đó thỉnh thoảng xuất hiện do những dịch giả giới thiệu và chia sẻ với mọi người. Đặc biệt là bọn con gái chúng em rất cấn những tác phẩm này trong hành trình của mình. Chúng em càm ơn các dịch giả và vỗ tay nhiệt liệt nếu có bóng dáng ngưới con gái ẩn hiện trong tác phẩm.

TC nói...

Khổ nào, hai câu đầu cũng là tả nhỉ. Đến hai câu cuối là triết lý, ý nghĩa. Không thế có thể nó sẽ rơi vào hai cực, hoặc nhạt hoặc khó đọc.

TL dịch thiên về nghĩa nhưng hai câu cuỗi mỗi khổ vẫn chú trọng vần, là cậu chọn lựa có chủ ý hay "tự nhiên nó thế"?

Nặc danh nói...

Lạc đề 1 chút: trong mấy blog Trỗi, chỉ còn blog này là ko có TQ, ko có tham nhũng, ko có lãnh đạo, chính trị ... những thứ đc xem đầy trên các loại thông tin lề trái/phải. Ở đây đúng chỉ là bantroi!
Cám ơn mấy anh k3.

HMK6

Tualinh nói...

@TC : tớ tập toạng 'dịch thơ TN' cũng na ná như cậu từng nói trước đây (khi cậu học TA) : chính là rèn dũa trí não mong sao để nó lão hóa chầm chậm lại một chút. Ấy cũng là cái 'sự học' cậu à.
Nhưng khi đã 'vào' rồi cũng vỡ vạc ra nhiều điều 'bổ ích',mở mang nhận thức về...thể chất,cái 'tạng' của mình,và cả về 'người' nữa, hehe...
Ví dụ về 'tạng': tớ rất kém về 'ghép vần' cho diễn đạt ý, trong khi có người rất giỏi như HNN, HG,QT..vv.. chẳng hạn.Có lẽ một 'tố chất' cần có của nhà thơ khác 'người thường' là ở đấy!
Khi dịch được một bài thơ-trình ra cho bạn đọc mà nhận được một nhận xét theo kiểu 'thốt lên' thì khoái chí lắm! (ví như "Da diết, mãnh liệt!" - thì tớ 'sướng có kể'..hihi..)Chẳng gì cũng 'chuyển ngữ' từ nguyên bản ko đến nỗi quá tồi, và thấy được ...một sự cảm thụ cộng hưởng giống nhau-té ra vẫn có điều ấy xẩy ra trên đời này.hà hà...

Bài 'Cánh buồm' từ lâu đã có nhiều bản dịch,tớ nhớ là đã được nghe khi còn học ĐHKTQS( ko nhớ chính xác là TV,CN hay LT đọc-rất ấn tượng). Bi giờ tìm trân google thì có thể tham khảo vô số.Dịch lại (khi đã có bản dịch trước đó) có nhiều thuận lợi mà cũng có cái 'mạo hiểm' của nó- rất dễ thành chuyện 'vẽ chân cho rắn',nhạt thếch, cậu à.
Tớ dịch bài này theo nguyên tắc 'cảm thụ được đên đâu thì diễn đạt tới đó'-càng 'sát' với nguyên bản càng tốt: đoạn 'cảnh' thì sang TV phải là 'cảnh',đoạn 'lý' sang TV phải là 'lý',còn được thế hay ko thì lại tùy thuộc vào khả năng của mình thôi.
( ko ít người-có cả nhà thơ nổi tiếng, cứ 'du dương hóa' bản dịch thành ra mất đi cái 'góc cạnh' của TG nguyên gốc - ấy cũng là ko nên)
Cậu có nhận xét rất tinh tường : đúng là 2 câu cuối mỗi khỗ tớ có chủ ý quan tâm đến 'vần' để có tác dụng như cậu đã nhận xét. Trong trường hợp bài này mà 'du dương hóa' (bằng vần điệu TV) có khi làm mất đi cái 'mãnh liệt' của ý thơ nguyên gốc. Trái lại 'gồ ghề' từ đầu chí cuối thì quan niệm 'thơ' đương thời của TV ko thể chấp nhận được,mà cũng khó 'nghe' lắm. (mặt khác tớ cũng dek.có tài làm được việc 'du dương hóa' ấy)
'Dịch thơ' nói chung, 'dịch lại' nói riêng có nhiều thú vị để ACE ta trao đổi.
Cái chính là chúng ta chia sẻ cùng nhau cho vui ở đoạn tuổi này.

TC nói...

TL:Dịch đúng là vô cùng thật. Đâu như có người đưa ra chuẩn là tín - đạt - nhã, lại có người bảo chưa đủ. Nhưng ta thích là được, trong đêm nghĩ ra chữ lắp vào, "thể dục" càng khỏe

Tualinh nói...

TC : nhân cậu nhắc tới tiêu chí 'tín-đạt-nhã' trong dịch thuật,có cuộc thảo luận này khá hay (bấm vào để đọc). Tớ cùng ý kiến với ông Hoàng Hưng.

TC nói...

TL:Tớ cũng đọc bài này rồi. Chóng mặt ù tai, cuối cùng thấy bản dịch phải là cái mình thích cái đã, như ông Hoàng Hưng nói, "cái version này phải là của tôi!"
Hồi sau 75 xem truyện Dostoievski bố gì làm thơ người "tàng tàng" trong Nam dịch (tự nhiên quên tên)thấy lẩy Kiều, ko đọc nổi. "Của tôi" đến thế thì quá đáng. Nhưng sau mới hay cũng là một quan niệm.
À ông Vương Hồng Sển

hadongtran nói...

Hôm qua , cùng mấy người đến nhà T Chiến ăn cơm . Nhiều chuyện , tôi thú thật là ko thấy nổi cái hay của " cánh buồm " , thì Hữu Dũng nói , thật đúng " phải đọc nguyên bản thì mới thấy được cái hay ...khó nói đc nên lời ! " .
Như vậy là lại đề cập đến " việc chuyển tải ngôn ngữ " mất rồi , mà cái này tôi quả thật chẳng rành . Thật đấy , ví đều thấy các ý kiến của dịch giả , đưa ra trong đoạn dẫn của TL đều hay , đều có lí ...làm cho mình ko thể chọn đc đâu là quan điểm cót lõi của mình .
Có lẽ chăng , Chính vì vậy mà ko bao giờ thiếu " đất " cho các dịch giả . Phần còn lại là tình yêu của họ với trò chơi ngôn ngữ đó , mà ông bạn TL là 1 điển hình , rất hay !.

TC nói...

Mình thấy một cô gái, cho là đẹp. Hăm hở kể lại, tưởng dễ và ai cũng đồng ý ngay. Ai ngờ khó vô cùng. Trước hết phải đúng là cô í, chứ ko thể sang em khác. Sau mới khó, người này nghe xong bảo đẹp thật người khác chả thấy gì.
Dịch la lá thế chăng? Ko được bay bổng như sáng tác, vẽ luôn một ả Hằng Nga, thêm câu các anh đều phải quay lại ngắm, là ra một em đẹp rồi

TC nói...

TL: Cậu dịch truyện Nga đương đại đi. Lâu nay hiếm quá. Mà dịch văn xuôi dễ (?) hơn thơ

Tualinh nói...

TC: mình rất vui khi đọc được lời khuyên của cậu.Và nghĩ ngợi về nó.
Có thể,tới một lúc nào đó '3 dây thần kinh chập 1' vào một ngày đẹp giời, mình sẽ làm như lời cậu. Còn bi giờ thì cứ 'hồn bướm mơ tiên' vơ vơ vẩn vẩn cái đã! hehe...

TL nói...

TL: xui đại cậu, trước hết là vì "thể dục trí tuệ", như cậu nói. Sau nữa, lấy làm ngạc nhiên vì chả ai dịch lâu nay. Lớp già thì ko tiếp cận sát rồi. Nhưng bọn sau vẫn đi học, nghiên cứu chứ. Chẳng nhẽ bạn đọc chỉ cần Anh Mỹ Tầu Nhật.
Cứ như là có một chiến lược văn hóa, các nhà xuất bản đều ko dịch cái đương đại. Trung Hoa ko dịch ta, bên ấy vẫn chỉ biết "Từ tuyến đầu tổ quốc", là do chủ trương hẳn hoi. Nhưng ta ko làm Nga mới, thậm chí Lào, Căm pu chia cũng lạ.
Tớ thấy cái đầu bao giờ cũng khó. Chơi với bọn dịch giả nó góp ý cho. Phổ biến cho bạn bè, còn đầu ra - nơi in, tính sau hị hị

Tualinh nói...

Chào TL,cậu xui cũng như TC khuyên , mình hỉu là chuyển từ 'thể dục'sang 'lao động' trí não đấy.tức là từ 'chơi' sang 'làm'. Uh, 'làm' hứa hẹn sẽ có 'hiệu quả' hơn 'chơi'. Dưng mà ...'nhọc nhằn' lắm. Ơ tuổi chúng ta liệu còn được bi nhiêu tâm trí,sức lực nữa hở cậu? Vậy nên tớ theo cậu : đại để như là sáng đạp xe một vòng quanh Hồ Tây-chiều bơi vài vòng bể bơi Quan Thánh! Khẻo người!