"NGHỊCH LÝ ĐÊM ĐEN
Với lý thuyết Big Bang, vũ trụ có một lịch sử...Vì tuổi của vũ trụ là 14 tỷ năm, nên chúng ta chỉ nhìn thấy những ngôi sao trong một mặt cầu bán kính 14 tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng của các ngôi sao xa hơn không có đủ thời gian để đi đến chúng ta. Vì thế, lần sau khi bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của màn đêm, bạn hãy tự nhủ rằng chính màn đêm này có chứa sự khởi đầu của vũ trụ.
....
CUỐN LỊCH VŨ TRỤ
Nhịp của lịch sử sự sống đã được gia tốc đáng kể vào thời kỳ cuối...Chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự gia tốc theo hàm mũ này của lịch sử bằng cách tưởng tượng ra một cuốn lịch vũ trụ trong đó 14 tỷ năm của vũ trụ được nén vào chỉ trong một năm. Trong cuốn lịch này, mỗi một ngày tương đương 38,4 triệu năm (một năm là thời gian mà Trái đất phải mất để thực hiện trọn vẹn chuyến chu du quanh mặt trời), mỗi giờ tương đương với 1,6 triệu năm, mỗi phút tương đương 26.667 năm, và mỗi giây với 444 năm. Big Bang đã xảy ra ngày 01 tháng 01 và thời kỳ hiện nay tương ứng với đêm 31 tháng 12. Bức tranh khổng lồ về vũ trụ hiện ra như thế này :
Dải Ngân hà sinh ra ngày 21 tháng 2, nhưng Hệ Mặt trời cùng với bầu đoàn hành tinh của nó mãi đến ngày 03 tháng 9 mới xuất hiện, tức là sau khi ba phần tư của năm đã trôi qua. Những tế bào sống đầu tiên trên trái đất bước lên sân khấu vào ngày 23 tháng 9, các vi sinh vật sáng tạo ra giới tính ngày 26 tháng 10, các sinh vật đa bào chào đời ngày 14 tháng 11, và khí quyển của trái đất có thêm ôxy ngày 28 tháng 11. Sự phát triển của sinh vật xảy ra chủ yếu trong nửa sau của tháng cuối cùng của năm : sự bùng nổ kỷ Cambri, với sự ra đời của rất nhiều các loài, diễn ra ngày 16 tháng 12, cá và động vật có xương sống đầu tiên sinh ngày 18 tháng 12. Các đội quân xanh thực vật xâm chiếm các lục địa ngày 20 tháng 12. Ngày 21 tháng 12, những côn trùng đầu tiên xuất hiện và đến lượt chúng xâm chiếm các lục địa. Tiếp sau chúng là các động vật lưỡng cư ngày 22 tháng 12 , và bò sát ngày ngày 23 tháng 12. Khủng long bắt đầu sự thống trị của chúng trên Trái đất ngày 24 tháng 12, ngay trước Noel. Những động vật có vú đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của chúng ngày 26 tháng 12 , và tiếng hót líu lo của những con chim đầu tiên trên Trái đất ngày 27 tháng 12. Trái đất trở thành một Hành tinh rực rỡ hoa trái, nhưng một Tiểu Hành tinh sát thủ đã đến va vào nó ngày 28 tháng 12, gây ra một thảm họa toàn cầu và làm cho loài Khủng long vĩnh viễn bước ra khỏi sân khấu. Những người anh em họ gần nhất của chúng ta, những loài linh trưởng, bước vào ngày 29 tháng 12. Sự phát triển của não và bước chuyển từ khỉ sang người diễn ra trong hai ngày cuối cùng của năm, ngày 30 và 31 tháng 12.
Còn về loài người, toàn bộ sự phát triển diễn ra vào tối ngày 31 tháng 12. Những con người đầu tiên bắt đầu bước đi vào lúc 21 giờ 49 phút. Với khả năng phát triển vê tư duy tượng trưng và trừu tượng hóa, Homo sapiens (Người tinh khôn) đã bắt đầu biết sáng tạo và sáng chế. Những sáng chế được nhân lên và lồng vào nhau để cải thiện đời sống vật chất của con người, và cũng để truyền lại tri thức và hiểu biết, làm tôn lên và soi sáng tinh thần. Nhiều điều xảy ra trong phút cuối của năm. Con người phát minh ra nông nghiệp lúc 23 giờ 59 phút 17 giây và chế tạo ra các công cụ bằng đá lúc 23 giờ 59 phút 26 giây. Ngành Thiên văn học ra đời lúc 23 giờ 59 phút 50 giây, ngay sau đó là bảng chữ cái lúc 23 giờ 59 phút 51 giây và luyện kim lúc 23 giờ 59 phút 54 giây. Các vĩ nhân đã xuất hiện để dẫn đường đồng loại của mình trong cuộc sống tâm linh : Đức Phật lúc 23 giờ 59 phút 55 giây, Chúa Giêsu lúc 23 giờ 59 phút 56 giây và Mahomet lúc 23 giờ 59 phút 57 giây. Thời Phục hưng và sự lên ngôi của khoa học thực nghiệm xuất hiện trong giây cuối cùng của năm, lúc 23 giờ 59 phút 59 giây.
Chúng ta hiện đang ở nửa đêm.
......"
(Trích từ "NGUỒN GỐC - Nỗi hoài niệm về những thưở ban đầu", tác giả Trịnh Xuân Thuận, dịch giả Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ, Nhà Xuất bản trẻ - 2006).
XN.K3
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
Một quyển khác của TX.Thuận mà tôi rất thích "Cái vô hạn trong lòng bàn tay". Cái thích của một cử nhân Vật lý đọc sách của một bác học Vật lý đồng thời là Phật tử.
Ông nhắc lời Anh-xtanh đại ý "chỉ có một tôn giáo tồn tại mãi với loài người, đó là Phật giáo".
Nếu những điều tôi nói trên có nhầm ở đâu đó thì là do khoảng cách giữa một cử nhân bỏ nghể 40 năm với một bác học vẫn đang hành nghề, mới được UNESCO vinh danh vì viết sách khoa học cho phổ thông.
Cũng vì xa cách như thế nên, nói thật, tôi không đọc được quá 1/2 quyển sách!
Cái vô hạn trong lòng bàn tay
Quả nhiên là tôi có những hiểu lầm:
Đúng ra phải hiểu rằng phương pháp luận của khoa học và Phật giáo có tương hợp mà không tôn giáo nào khác có được "Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều.
Ke ke! Hắc công tử HXN,thật quái dị,nó cua tay lái lùa ae mình vào cái mê hồn trận quỉ quái này.
Theo hiểu biết nông cạn của mình,tui tự đặt cho mình câu hỏi "phải chăng,mấy trăm năm nay,từ khi có bộ môn vật lí thiên văn ,nhân loại đang thực thi màn hài kịch lớn "thầy bói xem voi"!?.
- Dù cho cố gắng bao nhiêu tui cũng ko thể tin đc là vào 1 lúc nào đó cách nay chừng 14,15 tỉ năm,cả vũ trụ có thể nằm gon trên đầu mũi kim! Ở d/k "biên"-cực hạn -như thế này tất cả những d/l vật lí,thậm chí cả toán học nữa,theo tui là ko ngiệm đúng,vì vậy khó k/l về tuổi của vũ trụ.
-Về mô hình (hình ảnh) của vũ trụ cũng vậy ng ta còn đang tranh luân gay gắt.Nếu là hình cầu bán kính 14 tỉ năm ánh sáng,thì phải chăng trái đất nằm ở tâm ??.Thât khó hình dung điều này là đúng vì thật ra trái đất ,suy cho cùng,nó chỉ là 1 thiên thể rất đỗi bình thường- bởi vậy nếu gán cho nó cái bất thường,đăc biệt chỉ bởi ở đó có con ng - 1 sinh vật mang tính chủ thể ,đang nghiên cứu và khảo sat thế giới, điều này là chủ quan và khiên cưỡng.
Để khắc phuc điều này ng ta coi như trái đất là 1 điểm nằm trên 1 "quả bóng " đang đc thổi căng dần.Như vậy "sự dịch chuyển về phía đỏ" vẫn dc nghiệm-(vũ trụ vẫn dãn ra ).Như vậy là vẫn còn những vùng ko gian nằm ngoài cái bán kính 14 tỉ năm ánh sáng( cách trái đất),điều này theo tui là hợp lí .
- Nếu như bạn,1 luc nào đó quan sát 1 đám cháy lớn,và đàm khói cuồn cuộn của nó.Đám khói đó vẫn "cuộn",vẫn "nở","xoáy"...1 cách vô định,va theo tui mô hình của vũ trụ là như thế ,thật khó cho ta mô hình hóa,toán hoc hóa nó .Vũ trụ ở nơi ta đang quan sát là"nở ",nhưng ở chỗ khác lại đang "co lại"- cái co và dãn xảy ra vô han trong thời gian -nên tuổi của vũ trụ là vô cùng !
Đây chỉ là vài cảm nghĩ cá nhân ,xin đc bàn tiếp với ae vào dịp tới.!
Cái mơ-nuya này của HXN đúng món khoái khẩu của TL,Th Hùng,Bình "môi" (k3),H Th(k4), và nhiều ace khác.Xin mời vào "8" cho vui hè!
@HD : Mới họp chi bộ xong, nghe nói Minh bạc cải tiến mạng TK3 nên về phải xem ngay, vì chưa ngủ được.
Chuyện vui mà, quái dị gì đâu. VLC mà!
XN.K3
Bác AM cho cái CM mới nổi lên cột hay thiệt. Đề nghị bác AM cấp "Sổ Đỏ" cho bác XN để Post bài trực tiếp: bác XN tuy là Đảng viên, nhưng mà Tốt !
---------------
Bác XN chơi cái món THIÊN VĂN này cháu Điếc lun, bít gì đâu mà góp ý, đành qua sang ngắm ngía trận Braxin - Hà lan vậy. Bữa trước:
Tây ban đá với Bồ Đào...
...nha vừa khép lại cháu vào 1 chai.
Hồi xưa "...có anh Tôn Ngộ phá dinh Ngọc hoàng...", ảnh bay mãi mà vẫn không thoát khỏi lòng bàn tay Phật tổ. Quả là "cái vô hạn trong lòng bàn tay" vậy.
‘Ngày 12 tháng 2, 2003, báo chí cũng như các đài TV Mỹ đã loan tin là cơ quan thám hiểm không gian Hoa Kỳ (NASA) đã đưa ra những hình ảnh chụp bởi vệ tinh Microwave Anisotropy Probe (MAP), được phóng lên không gian vào tháng 6/2001, lên xa trái đất 1 triệu 6 trăm ngàn cây số (1.6 MKm), về một vũ trụ ở thời điểm vài ngàn năm sau Big Bang, 200 triệu năm sau, và 13,7 tỷ năm sau. Những hình ảnh này đưa đến sự định tuổi chính xác nhất của vũ trụ là 13,7±0,2 tỷ năm.’
(Nguồn blog.yume.vn )
Hi hi.. E rằng trong vòng 300 năm tới,con số này lại sẽ được tiếp tục chỉnh sửa nữa.
Cơ sở khoa học của thuyết big bang có thể tham khảo ở Wikipedia.
@HĐ : tớ bắt đầu mon men tìm hiểu khái niệm 'vũ trụ' mới cách đây mấy năm, là nhờ một lần vô tình đọc được một quyển sách (tiếng Việt- ông Phạm Văn Thiều dịch) của ông Trịnh Xuân Thuận. Kể từ đó tớ chỉ ‘sơi’ món ‘thiên văn’ của ông Thuận qua bản dịch của ông Thiều. ‘Khoái khẩu’ và lúc nào cũng thấy ‘sương sướng’ ở chất ‘văn’ của cả hai ông ấy.
Tự kiểm điểm lại,đến giờ này,nếu tớ có ‘giác ngộ’ nào đó về ‘vũ trụ’ thì cũng là nhờ công ông Thuận qua ông Thiều. Sách của ông Thuận không những chỉ truyền giải tri thức mà còn làm cho người đọc có thể tri kiến tới ‘giác ngộ’ về những điều được trình bày trong đó ,tất nhiên là… hì hì ..theo…cách của miềng. :)
Đạo Phật minh triết khi khuyên con người ‘định tâm’ để thấy được cái ‘giả’ của ‘tham ái’,cái ‘vớ vẩn’ của cái thân ‘khổ lụy’ khốn khổ thường nhật…rũ bỏ mọi ‘mắc vướng’ mà trở về với ‘nguyên lai bản quán’-tinh khôi của mình thì sẽ ‘thoát khổ’.
‘Vũ trụ’ mà ông Thuận mô tả lại cho ta một cách : ngước nhìn lên bầu trời mà cảm nhận cái tuyệt đẹp trong bao la tận cùng sâu thẳm,cái cơ hội mỏmg manh gần như không thể của việc xuất hiện sư sống trên trái đất bé tí bé tẹo bé li ti,li tì…thế mà ta đã được sinh ra ở đó.Vậy thì thử hỏi rằng còn có gì tuyệt diệu với ta hơn nữa kia chứ? Và sự tuyệt diệu ấy luôn rọi sáng ,che chở ta suốt cuộc đời.Thế là quá đủ rồi,còn lại chỉ là những thử thách riêng mà thôi.
@TL: Câu ko nhớ từ hồi sv bọn mình đoc 1 quyển sách (minh ko nhớ tên) nói về nguồn gốc sự sống?
Khi tính toán đ/k cần và đủ cho sự xuất hiện s/v trên trái đất,đáp số là 1/tỷ tỷ ...gì đó rất nhỏ, tương đương với xác xuất khi ta dương cung ở 1 đầu thiên hà bắn trúng lỗ 1 đồng xu đặt ở đầu kia của thiên hà đó!
Và điều này nói lên sự có mặt của mỗi "cái tôi"chúng ta trên cõi đời này là sự mong manh nhưng kì diệu biết nhường nào!Cái hay ở chỗ : đó là kết luận thuần túy mang tính khoa học chư ko phải là bài học đạo đức ,gắn buộc 1 cách khiên cưỡng vào thân phận của mỗi chúng ta.
Đó cũng chính là lí do đẩy thuyết phục để ta biết vui với những cái mình có mà chớ đòi hỏi gì nhiều ở cái chốn phù du này!
Thân!
HD: "Con người là một cây sậy biết suy nghĩ". "Định nghĩa" này ko "thuần tuý khoa học", nhưng tớ thích lắm
@TC: Không hiểu ai bình :" Nhạc TrịnhCôngSơn là nói về thân phận con người" - cái chữ " thân phận " nghe sao hay thế nhỉ? Nó ko phải là số phận - cái này nó "cột" chặt quá.Thân phận" nhẹ " hơn,nên nó biến ảo,mơ hồ hơn,làm ta ko quá lo âu,dễ chấp nhận.Chính vì vậy nhac Trịnh gần với Phật,với thiền???
Xin thạc sỹ tâm sinh lí Ng TL (Tú Lì ) phát biểu với ace mấy lời!
@HĐ: Hình ảnh 'Mũi tên..',ông T.X.Thuận cũng ví von như vậy để giải thích cho sự xuất hiện 'sự sống' phụ thuộc vào sự phân bố chính xác các giá trị của 15 hằng số vũ trụ.
Ông ấy còn phát biểu là chúng ta , tất thẩy đều có liên quan với nhau!
Có lẽ hàm ý là tất tật-từ cây cỏ đến loài người đều giống nhau là cùng mang trong mình cái xác xuất 'sống' xấp xỉ = 0 ấy ,nên vì vậy mà liên quan.
'Chúng ta cùng là em anh một nhà'- Thật ko có gì 'nhân văn' hơn.
Một lần phóng viên phỏng vấn đai ý : vũ trụ vô cùng tận như thế, còn con người mong manh quá, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào độ chính xác của các hằng số vũ trụ,Vậy trước vũ trụ con người còn có ý nghĩa nào ko?
Ông Thuận cười và trả lời ngay,đại ý : có chứ,có ý nghĩa quyết định với 'vũ trụ',bởi vì chính con người 'nhận thức' ra các vẻ đẹp và sự lớn lao của nó.Ko có con người vũ trụ có hiển hiện được ko?
Trước đây học triết học duy vật nhớ một câu 'nằm lòng' : vật chất tồn tại ngoài ý thức con người.
Nay mới hiểu ra : câu này ko sai nhưng 'củ chuối'!
Đăng nhận xét