Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

BẠN CÓ BIẾT ?

Blog k3 ngày càng sôi động, tôi thây cân phải có một sự đóng góp, mong nhận được xẻ chia từ bạn bè gần xa, bạn có thể tham gia cùng tôi trong "bạn có biêt" có thể tranh luận trong phạm vi những vấn đề thuộc về lịch sử. Khai trương cho chuyên mục, là một số vấn đề xung quanh Hà Nôi ngàn xưa.

Một chút hoài niệm về Hà Nội từ phương Nam với hai mùa mưa , nắng

                           Tên gọi Hà Nội có từ bao giờ ?
Sách Mạnh tử (thế kỷIII Tr.cn) có câu : “Hà nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội”( có nghĩa. là nếu Hà Nội gặp tai họa thì di dân tới Hà Đông, chuyển thóc gạo về Hà Nội”. Số là đất Hà Nội ngày ấy tương ứng với tỉnh Hà Bắc ngày nay ở Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Hoàng Hà còn phía nam con sông này gọi là Hà Ngoại. Sông Hoàng Hà cũng còn là ranh giới của Thiểm Tây và Sơn Tây, cho nên phía đông sông Hoàng Hà ( Sơn Tây ngày nay) thời cổ còn có tên là Hà Đông, phía tây ( Thiểm Tây ngày nay) gọi Hà Tây.
Còn ở nước ta , địa danh HÀ NỘI xuất hiện vào đầu triều Nguyễn (1802-1945).  Vua Gia Long lên ngôi lập ra triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 –(1805) đặt tên Thăng Long( Thịnh vương lên) thay cho Thăng Long (Rồng lên) , đồng thời xây lại thành mới nhỏ hơn thành cũ , đổi phủ Phụng Thiên- vốn thuộc khu vực kinh thành Thăng Long của các triều đại trước- do Lê Thánh Tông lập ra 1469, thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) do việc phân định các khu vực hành chính trên toàn quốc ( bãi bỏ các trấn thay vào đó là các tỉnh) , Hà Nội là một trong số 15 tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc kỳ đã ra đời, bao gồm bốn phủ, Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân. Có thể nói tỉnh Hà Nội ở thời điểm này bao gồm thành phố Hà Nội ngày nay, tỉnh Hà Đông thời thuộc Pháp và toàn bộ tỉnh Hà Nam, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.

                     Phải chăng “ Hà Nội 36 phố phường”?
Hiểu thế nào cho đúng về phố và phường ? Cần phải quan niệm đây các khái niệm mang tính lịch sử.
Thời nhà Lê phường không chỉ được quan niệm như là một tổ chức của những người cùng làm một nghề mà còn được coi như một đơn vị hành chính cơ sở của kinh thành Thăng Long. Phủ Phụng Thiên là tên gọi của Thăng Long dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1492)- bao gồm hai huyện Vĩnh Xương ( sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (sau là Vĩnh Thuận), chia đều thành 18 phường cho mỗi huyện. Như vây Thăng Long với tên gọi mới phủ Phụng Thiên bao gồm 36 phường.
Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn đặt phủ Hoài Đức thay cho phủ Phụng Thiên và chia nhỏ với nhiều đơn vị hành chính như phường, thôn,trại, như vậy phủ Hoài Đức dưới triều Minh Mệnh bao gôm 13 tổng , 239 phường , thôn , trại. Tời triều Tự Đức chỉ còn 153 phường , thôn, trại. Như vây đã cỏ thể hiểu có hay không Hà Nội 36 phố phường. Dưới góc độ là một khái niệm lịch sử phố sẽ được hiểu như thế nào ? do cách hiểu về sự hinh thành đơn vị hành chính phường từ thời Lê, cho nên phố không thể ngang cấp với phường, có thể hiểu phố nguyên nghĩa chỉ là chỗ bán hàng hay như ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu , nhiều phố tập trung lại thành các dẫy phố mang tên Hàng Chiếu, Hàng Bạc v.v.v vì vậy có thể hiểu trong phường cổ có nhiều phố , vậy có nên quan niêm 36 phường thời Lê là 36 phố + phường.

43 nhận xét:

AMk3 nói...

Chào mừng nhà sử học của chúng ta tham gia cộng đồng Bạn Trỗi! Mở đầu của lecong là một loạt bài "Bạn có biết?!" sẽ gợi nhiều còm của các bậc "học giả" trỗi. Các bạn đã nói nhiều về tư tưởng, tính cách, suy tư...Nay mời tham khảo các sự kiện!

TC nói...

Lê Công: cậu xuất hiện khá muộn nhưng tư thế đàng hoàng, pờ rồ lắm. Mình đã đọc lai lịch số 36 đâu đấy,ko hẳn là 36 chắc nịch. Nó chỉ bắt chặt, ko chắc lắm, khi Thạch Lam có tập gì đấy kể chuyện ba sáu phố phường. Còn có hẳn một "trường ca" (dao) về các phố "Hàng". Còn HN, "thành phố trong sông" do Minh Mạng đặt, vì sông Hồng chảy đoạn này uốn cong có hình vành tai, gọi là "Nhĩ Hà" vì thế,ôm lấy đô thị.
Thế thành ngữ "Sư tử Hà Đông" là thế nào ông bạn?

tualinh nói...

@lecong: TC nhận xét đúng quá : lời văn vào bài của cậu chải chuốt đấy.
- Sao địa danh tương ứng ở hai nước giống nhau quá vậy? tỉ lệ 3/4.Nếu Hà ngoại thành Hà nam thì 100%.Ngẫu nhiên? bắt chước? Hay người kinh xa xưa ở phiá bắc sông Hoàng Hà? Lý giải nào đây?
- Theo tôi cứ phải tìm câu 'Hà nội 36 phố phường' gốc gác từ đâu,có từ thời nào thì mới luận bàn có cơ sở được.
Có câu hỏi này tôi muốn hỏi lecong:
Lịch sử nước ta có mấy triều đại?Có bao nhiêu ra đời từ khởi nghĩa chống đô hộ của giặc ngoại xâm,bao nhiêu ra đời từ cách mạng cung đình,bao nhiêu ra đời từ khởi nghĩa chống triều đình trong nước?Triều nào chống được giặc ngoại xâm?

TK8 nói...

Bác gì K3 lại ngoáy vào môn SỬ cháu cực dốt nhá. Sực nhớ bài TIẾN VỀ HÀ NỘI của ông Văn Cao : "Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về..." cháu chạy mua tấm bản đồ xem là những CỬA Ô nào ? - đếm đi đếm lại vẫn ra 6 CỬA Ô : 1.Ô YÊN PHỤ - 2.Ô CẦU GIẤY - 3.Ô CẦU DỀN - 4.Ô QUAN CHƯỞNG - 5.Ô CHỢ DỪA - 6.Ô ĐÔNG MÁC.

Cái ông Văn Cao này VĂN của ổng rất là CAO, không thể nhầm được !

Như vậy chỉ có thể là : quân ta tiến về 5 CỬA Ô thôi, còn 1 CỬA quân ta dứt khoát không TIẾN vì nghi bọn TÂY chưa rút hẳn.

Như vậy cháu đã fát hiện ra 1 MẢNG TỐI CỦA LỊCH SỬ !

Các bác cứ tham khảo thêm Ở ĐÂY

4 SG nói...

"...còn phía nam con sông này gọi là Hà Ngoại."

Điều này cho thấy cái gọi là Trung Hoa thời xưa chỉ là một nước nhỏ nằm trong tỉnh Thiễm tây mà thôi!
Còn dư lại đều là đất xâm lược!!

Mong các pác phản biện!

4 SG

TC nói...

4SG: "còn dư lại là đất xâm lược...". Văn minh Hán chỉ coi trọng vùng Hoa Hạ, còn đâu là Man Ri Mọi Rợ, ta còn ở dưới Nam Man của Mạnh Hoạch, đúng ko ông?
Nhưng tôi muốn "lái" sang chuyện này. Có một quan điểm nghiên cứu sử mới, cho là trước đây viết sử chỉ coi trọng phía bắc,ông Phan Huy Lê gọi là "duy văn hoá sông Hồng", nay cần coi cả quá trình nghìn năm qua là mở rộng, tập hợp bao nhiêu nền văn hoá khác. Chăm chẳng hạn, lãnh thổ mất nhưng văn hoá còn, người Việt vào Trung còn phải thờ thần Đất của người Chăm bản địa. Tây Nguyên, vùng Phù Nam Chân Lạp ta "giải phóng" cũng có dị biệt văn hoá riêng, cần rất tôn trọng.
Mình ko biết quan điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả gì về chính trị, xã hội,nhất là khi áp dụng vào sách giáo khoa. Nhưng chắc phải có

TL:"Mấy triều đại?" thì lại tuỳ "quan điểm". Kể từ cụ Lê VĂn Hưu thời Trần trở đi, có cụ cho Hồ, Mạc là "nguỵ triều", ko tính vì thiên triều bên kia ko công nhận, cụ khác bảo phải tính chứ lỵ

tualinh nói...

@TC: Cứ có niên hiệu là tính! để xem từ đó đến giờ xã hội người Việt mình vận động biến chuyển như thế nào,và từ đó có thể rút ra điều gì không về cái vận của dân tộc? Tôi nghe nói là mình bị yểm từ thời Cao Biền,tới nay các cụ vẫn chưa gỡ hết.

Nặc danh nói...

Chào LêCông,cậu chọn tên hay lắm,biểu cảm có tính lịch sử.
Nói về HN mình lại nghĩ nhiều về những v/d hiên tại của nó
1)Dương trung quốc có viết 1 bài khá hay về tên Thănglong hay Hanoi?Có cả ý kiến cá nhân tướng Giaps về v/d này.
2)V/d phong thủy của HN.Dây theo mình là v/d rất lớn quyết dịnh đến sự trường tồn và phát triển của dân tôc .(theo kts Nguyễn thanh vân thi fair dặt trung tâm hàng chính QG ở tây Hồ tây thì mới đúng thuật phong thủy,con vì lợi ích ai đó cho bon Hànquoc khai thác thì có hại lâu dài cho vận mệnh quốc gia...)

Vài lời gợi ý mong AE cùng thảo luận.


THD-K3

tualinh nói...

Một lần nữa lại thấy TC công bằng làm sao!
TC nhận xét đúng quá: TNH đang chơi trò thầy bóp mũi trò.Vấn đề là ta tỉnh táo.Nếu quá nhậy cảm mà nhức đầu sổ mũi thì rõ ra là anh học trò rồi còn gì. Hì hì. Còn nhiều cái cần bàn về cách mình nhìn sự đối xử TNH đối với nước Việt nên như thế nào.

Nặc danh nói...

AE:Tui muốn nói thế này:tui xem ở đâu dó ko nhớ nữa,thế đất chữ S của ta nằm ở vị trí đặc biệt"linh" và nhạy cảm,lá nơi tập trung sự đối kháng âm -dương xét trong phạm vi toàn cầu.Ko biết đúng sai ra sao nhưng lịch sử 50 năm qua là đúng.
Còn hiện nay,sự trỗi dậy mạnh mẽ của TQ dang làm Mỹ Tâyâu,Nhât...rất "ớn".Mấy thằng to dầu này rất hiểu vị thế và muốn VN mạnh lên trong cuôc chơi này,cái trò " dánh ...dến ng VN cuối cùng "
Lịch sử vốn oái ăm và trớ trêu như vậy,và làm ta cứ fai hắt hơi sổ mũi mà chẳng biết làm sao!
Xin cac bác minh xét !

THD-K3

tualinh nói...

@HĐ: Thử bàn chơi nhé :
Nếu vẽ một đường tròn ngoại tiếp VN chữ 'S'thì ta thấy gì? đảo Hải nam (TQ) và Biển Hồ (Cam pu chia) ở vị trí 2 chấm trong vòng tròn âm-dương bát quái. Như thế để tạo một nước Việt âm dương bát quái cần:
- Mở rộng biển hồ sao cho có hình tròn tương đối lớn.
- Thủ đô chuyển về tâm vòng tròn, đâu đó ở vùng Huế-Đà nẵng.
- Nhập các phần đất trong vòng tròn về VN.
Xong được như thế,thì nước ta sẽ ra sao nhỉ?
Hì hì.

TC nói...

Chuyển đô về Huế thì chúng ta ít nhất được tước Hầu, cỡ Trần Quốc Toản, nếu ko cũng được tập ấm. Học "dạ" lối Huế, nói năng biền ngẫu mở miệng trích Thánh Hiền.

Nặc danh nói...

TL:1)Huế không phải là đất đế đô,vì vậy triều Nguyễn không mạnh,sơm phụ thuôc Pháp.
2)Thăng long mới là vung giàu vượng khí:trươc cả khi Lýthaito minh định điều này thì Caobien (thời Đường y tông)đã tìm ra ở đay 632 huyệt chính (huyệt phát đế)và 1617 huyệt bàng(phát quan).Theo lệnh vua Đường hắn đã iểm các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài nước ta . Hơn nữa vì biết giá trị vùng đất này hắn còn xây thành Dại la mưu đố nghiệp bá .
3)Theo thiển ý của tui,thì các cu mình ngay xưa tuy ko vẽ "vòng tròn bát quai" nhưng cũng có dụng ý tương tự la thành lập Liên bang Dông dương .Nhưng việc lớn bất thành vì a)Qúa bân rộn đánh Mỹ,ko còn thời gian và công sức lo viêc khác. b)Diều này quan trọng hơn:thằng TQ nó phá .Khi họp Gionevo,Chuânlai đã khôn khéo nắm chặt các phe phái của Lào và Campuchia,gây chia rẽ ,đưa dần tất cả vào ống tay áo Tàu.
Cho đén hôm nay thì càng rõ CPC phụ thuôc Tau100% còn Lào thì cũng gần như vậy,tuôt khỏi sự ảnh hưởng của ta rùi !
Vài lời rông dài xin các bác chỉ giáo.

THD-K3

*)À,TC giàu trí tưởng bở nhỉ,sao ko mơ tước "Công" cho oai,tươc "Hầu" (trung ủy ) hơi bị nhỏ .Keke!

Chien Tran nói...

HĐ: tớ mơ tước Công Công, được rửa chân cho các người đẹp

LC nói...

Lịch sử do con người "vẽ"ra,con người lại không thể chọn cửa để sỉnh ra. Mình sống bên cạnh anh hàng xóm khó chịu,có thể chuyển nhà đi chỗ khác, nhưng nước VN ta ở bên cạnh ông láng giềng Ba Tầu, là định mệnh đã an bài rồi.Ông nào có phép thần thông cỡ Tề Thiên Đại Thánh hãy mau mau xuất chưởng,đưa nước ta chuyến lên Băc Cực biết đâu trở thành anh hùng dân tộc.

TC nói...

TL:"Sao địa danh hai nước giống nhau quá?", mình thử giải thích:
- Mấy tỉnh TQ giáp Hoàng Hà, ta giáp sông Hồng, nên đâu đó đều có "Hà" cả
- địa phương nhỏ của ta gọi tên Nôm thì còn "tính dân tộc", từ vua Hùng là "kẻ". Chết nỗi ta ko có chữ, phải mượn Hán tự - sau này "chiết" một nhánh làm chữ Nôm. Từ tổng, xã trở lên tỉnh huyện đều phải chép tên Hán cả (đâu như từ Minh Mạng bắt đầu làm địa bạ hành chính, mình ko dám chắc lắm). Cạnh tên Nôm là tên chữ (tất nhiên chữ Hán), kẻ Lủ thành Kim Lũ, kẻ Mơ thành Hoàng Mai, BẠch Mai, kẻ Bưởi thành Nghĩa Đô Nghĩa Tân gì đấy.

Đặt ra chữ Nôm nhưng dường như các cụ vẫn mặc cảm, nôm na cha mách qué. Phải chữ Hán mới oách, những trí thức làm thơ Nôm như Nguyễn Trãi không nhiều. Với mặc cảm ấy, ta lại tiêu hoá ngon lành quốc ngữ - phần lớn do một ông Bồ đặt ra - khi Pháp sang, cất Hán Nôm đi. Một đặc điểm dân tộc đấy. Để rồi giờ đi chùa chiền chả hiểu các cụ viết gí
AM: thử tính xem năm nay tăng bao nhiêu bờ lốc so cùng kỳ năm ngoái?

AMk3 nói...

@TC: Bá cáo d/c rằng thì là mà nếu năm ngoái giờ này 1 tháng có 2 bài thì năm nay một tháng có trên chục bài! Quan trọng hơn cả là AE còm rôm rả. Ngay d/c Công, trước nay chỉ đọc không còm, nay thời cũng còm như ai

tualinh nói...

@TC: Nôm Hán phức tạp thật! Giai nào không thích 'rửa chân cho các người đẹp' hở ông?
Tôi đã thấy đền chùa trong này câu đối viết chữ quốc ngữ kiểu tròn.
@AMk3: con số tổng kết phấn khởi quá!

TC nói...

TL: dưng mà công công thì chả nước mẹ gì nữa, dù rửa cả đít cho hậu, phi, tần. Chỉ được cái gần vua lắm quỳên lực. Mấy ai được như Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký, tiền, tình, quyền lực, bộ ba ấy được cả.
Nói thêm: SG có Cao Tự Thanh tức Cao Quý(?) Dũng nghiên cứu Nam Bộ và dịch Kim Dung như điên. Hỏi ra thì dân trường Bé
Nhiều người chửi quốc ngữ tròn trên câu đối, hoặc dịch nghĩa ngay trên bản khắc Hán Nôm, là ko đúng kiểu, ko tôn trọng, thậm chí xâm phạm di tích. Nhưng ko làm thế thì di tích chết. Ta ko "tiếp cận" được các cụ, cứ đứng xa mà kính mãi à.

LC nói...

AMK3:Đ/C Công vốn đã "còm"( nhom)từ lúc AMK3 còn là A trưởng, nay dù mới là "lều sử"( không dám nhận là "nhà"),nhưng học theo các bậc tiền bối, chỉ chép sử, dành phần còm cho các bậc đại nhân.

Nặc danh nói...

Khiêm nhường!Khiêm nhường!Xin bái phục!bái phục! Kính.

Chien Tran nói...

TL,Le Cong:Nôm là "mô phỏng" Hán. Quốc ngữ lấy con chữ la tinh. Chả hoá ra ta là dân tộc ko có chữ à? Hay là ko có chữ "gốc"?
Mỹ cũng đếch có chữ riêng, trình độ nó thế chả hơn mình

tualinh nói...

@TC: Hiện nay một số nhà nghiên cứu đang chứng minh ta có chữ riêng từ thời Húng Vương,chứng cứ thuyết phục lắm.Theo ý kiến của thiền sư Mạnh Thát cũng là ta có chữ riêng,nhưng đến nay sở dĩ có ít chứng cứ văn tự để lại vì cuộc đô hộ 1000 năm của phong kiến phương Bắc đã tận hủy mọi thứ liên quan đến chữ Việt cổ.Nay muốn tìm bia đá khắc văn tự đó hoạ chăng mò dưới đáy các hồ,đầm thì may ra có

Chien Tran nói...

TL : "chứng cứ thuyết phục lắm" thì sao các bố ấy ko đưa ra ngay đi. Có để ta đỡ tự ty mà sánh ngang năm châu
Đời Hùng Vương cáhc nay hơn 2000 năm, trái đất nơi đâu có văn tự rồi nhỉ? Hay chỉ là những vết khắc trên hang động? Mình nghi nghi, vì Bắc thuộc vào, thái thú Sĩ Nhiếp đem chữ Hán sang khai hoá cho Nam man, ta tôn làm "Nam Giao Học Tổ". Thế dễ là trước đó trắng phau về văn tự chứ.
Dù sao có thì rất hay, dù chỉ là những "kí tự" kiểu tượng hình
LC: một ông làm sử bảo cụ Lê Văn Hưu (cùng họ với cậu) "đẩy" tổ ta là Kinh Dương Vương lên trước nữa, xưa nữa, là để được cổ kính bằng Hoàng Đế và (hình như) Phục Hy bên Tàu, cậu thấy đúng ko?

hadongtran nói...

TC: Có phải Lêvanhuu "đẩy" hay ko là tùy quan niệm,và hiên vẫn đang tranh cãi.
Truyện rằng: ĐếMinh(cháu 3 đờiĐế viêm-Thần nông)sinh ra Dếnghi,Dếnghi lai sinh ra Đế lai-vua của cả vùng rộng lớn từ nam sông Hoàng hà cho đén bắc sông Dương tử( sử Tàu gọi là Xivuu ).Dế lai sinh ra Âu cơ.
Đế minh đi tuần du phương nam đén vùng Vân nam gặp 1 tiên nũ xinh đẹp lấy và đẻ ra Lộc tục(Kinh dương vương ).KDV lấy con gái vua Dộng dình hồ dẻ ra Sùng lãm -Lac long quân.KDV làm vua vùng nam sông Dương tử - nước Xích quỉ.
Khi LLQ thay cha làm vua, lấy Âu cơ và liên minh với Dế lai .Như vậy nước Bách viêt là 1 vùng rộng lớn từ nam Hoàng hà cho đén Thanh hóa Nghệ an ngày nay .
Như vậy nếu hiểu theo nghĩ hep TỔ của dân Việt ta là LLQ và Âu cơ.Còn rộng hơn thì fair kể cả KDV thậm chí xa hơn nữa là Thần nông .Ng ta đã c/m đươc VN là 1 trong những cái nôi của nền nông nghiêp trên thế giới( bữa cơm đàu tiên của ng Lạc việt - cũng là của nhân loại-có cách nay 15000 năm )

LC nói...

TC:Văn tự cổ AiCập đã có vào khoảng
3700 năm tr.cn, là chữ tượng hình được viết trên đá, gỗ ,da,vải hoặc trên giấy Papirus.Năm 1822Champollion một học giả người Pháp đã giải mã và đọc được loai chữ tượng hình này, từ đó lịch sử Ai Cập cổ đai dần dần được sáng tỏ. Còn thời đại của các vua Hùng chỉ được Ngô Sĩ Liên ghi lại từ truyền thuyết vào tk XV "để truyền lại sự nghi ngờ" với nhiều sự "quái đản" như truyện Lạc Long Quân-Âu Cơ, chú lấy cháu-loạn luân.Thời đại của các vua Hùng chỉ có thể coi là thời tiền sử .

LC nói...

TC:Câu chuyện buổi sáng chưa nói hết. Thời đại của các vua Hùng chỉ nên coi là thời tiền sử (thời kỳ lịch sử trước khi có chữ viết)là thời kỳ theo các nhà khảo cổ học là thời kỳ đồ đá,theo các nhà xã hội học là thời kỳ cua xã hộinguyên thủy.Vấn đề ở chỗ không có văn tự cổ để xem xét lịch sử , không đơn thuần là có hay không có chữ viết.

Chien Tran nói...

HĐ, LC:"Đế Minh tuần du phương Nam..." , chắc các cụ làm sử nhà mình lại "lôi" về, "buộc" vào cho thành sử dân tộc mình. Hoặc những dân từ Trung Hoa sang, chủ yếu BÁch Việt - mang theo luôn "gốc" của họ làm "lý lịch" cho vùng mới. Họ có chữ, sau này làm sử chính thức, thì những thần thoại truyền thuyết sẵn có ở bản địa tu chỉnh, nặn bóp lại thế nào chả được. Đến thời cụ Liên cụ Hưu, ý thức quốc gia bắt đầu mạnh, do phải sinh tồn bên Trung Hoa, nên sử ta lại thêm vài lần nữa nặn lại
Tức là sử luôn luôn được viết trong yêu cầu muôn thuở - phải trung thực, đúng thực tế - , lại phải đáp ứng thời cuộc - luôn luôn là quan hệ để sinh tồn, nói thô thiển là "phục vụ chính trị".

Một mặt, quy luật "văn hoá vùng ven, vùng ngoại biên" thể hiện rất rõ. Bách Việt ảnh hưởng Hoa Hạ. Ta lại rước vài vị trong hệ thống thần của Bách Việt về làm gốc. Tớ thấy điều này có trong chuyện cổ Tày, Thái - làm lúa nước, sống gần Kinh, có những "mô típ" như là đem ở xuôi lên
Mặt khác, lại là nhu cầu tự cường tự chủ, phải nêu bật cái truyền thống của mình "lên" xa xưa. Nhưng nó mỏng, phải "nối" với phương Bắc. HĐ nhắc ta là một cái nôi, nhưng có vẻ những thần thoại,truyền thuyết từ cái nôi ấy bị các cụ - toàn theo Nho - ko coi trọng lắm nên ko sử dụng.

Tớ càng nói càng rối, bèn dừng ở đây. Nhưng phải kể thêm: truyện cổ vùng cao luôn có ông bố vợ bị thằng rể người Kinh xảo quyệt nó chơi xỏ, chiếm đất, chạy mãi lên ngược. Đâu đó có liên quan gì ko nhỉ?

Chien Tran nói...

TL: tớ vẫn cứ ngứa mồm. ko biết ông Mạnh Thát nói gì, nhưng chắc bia đá là "sách" dính đến đạo Nho. Trong tướng Tàu đánh ta tớ phục Trương Phụ đời Minh lắm, đốt sách, đập bia, mấy ông xâm lược đạt đến tầm ấy...

tualinh nói...

TC: Về chữ Việt cổ,có một suy đoán thế này : trên trống đồng có hình như người đọc sớ,không có chữ thì sao đọc? có nhà nghiên cứu đã đưa ra cả ký tự việt cổ và viết thành thơ nữa? đường link HĐ giới thiệu có nhiều bài về việc này.
Năm 2008 một nhà báo đã đăng loạt bài về những phát hiện của Thiền sư Lê Mạnh Thát gây chấn động và tranh cãi(hà nội mới online cũng đăng đấy). xem ở :
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/162201/

http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/162070/

http://vietbao.vn/Van-hoa/Thien-su-Le-Manh-That-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong/65122025/181/

http://vietbao.vn/index2.php?option=com_content&task=emailform&id=65122025

http://vietbao.vn/tp/Thien-su-Le-Manh-That-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong/452899/

http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/phat-giao-khoa-hoc/891-thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong-iv.html

Tìm hiểu vvề Ths LMT ở :
http://www.quangduc.com/tacgia/lemanhthat.html

http://www.quangduc.com/lichsu/79gioithieu.html

Chien Tran nói...

TL: trí nhớ phản bội ta quá. Vụ báo thanh niên đưa ông LMT thì tớ cũng biết, đọc cả Phan Huy Lê tranh luận lại và "thách" làm cái bàn tròn công khai, thế mà mọi người nói thấy như mới. Vụ này chìm rồi, chưa ai đưa ra lời cuối, hình như ông Thát không tranh cãi gì thêm, lối thiền sư chăng?

tualinh nói...

@TC: Đó là nhà báo viết lại về những trao đổi với Ths LMT nên có trạng thái cảm nhận cá nhân NB ở đó.Có lẽ Vì đây không phải là công bố công trình nên Ths LMT im lặng.Tôi không biết đúng sai thế nào nhưng tôi thích tinh thần đó,tinh thần tự cường-cái mà lâu nay sau khi thắng Mỹ tự nhiên biến đâu mất trên công luận? Ths LMT là người chủ trì hội nghị phật giáo quốc tế tổ chức ở nước mình năm rồi,ngoaì ra nghe nói ông là người duy nhất được chọn cầu siêu ông VVK.

LC nói...

TL:Rất dễ nhận thấy cái không binh thường xung quanh sự kiện TS Lê Mạnh Thát,bắt đầu từ baì báo của Hoàng Hải Vân trên báo TN với cái tựa"Một phát hiện chấn động lịch sử" Thật ra đối giới sử ,những vấn đề "tù mù" của lịch sử thời kỳ HV đâu có gì lạ lẫm. Cái không bình thương là ở chỗ tác giả cúa cái gọi là "những phát hiện chấn động lịch sử "đó đã hoàn toàn im lặng trong suốt thời gian vấn đề đươc "cày xới" trên báo chí và thái độ đó tiếp tục duy trì một cách có ý thức khi GS Phan Huy Lê có ý đinh "bàn tròn" xung quanh vấn
đề này.
Nguồn tài liệu mà TS LMT sử dụng là
"Lục độ tập kinh",công trình đã được công bố năm 2005 "Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân
tộc ta".Muốn tranh luận với tác giả
phải đọc công trình này, hơn thế nữa phải tiếp cận được bản gốc của
tài liêu từ chữ Phạn.Bản thân tác giả nếu có ý đinh muốn khẳng định giá trị khoa học của vấn đề môt cach nghiêm túc , thì không thể có một thái độ như đã thấy.
Công trình của TS LMT ,LC đang có,nếu TL muốn đọc thì đến,LC cho bạn mượn.

TC nói...

LC: ngoài ông Lê, còn bài Nguyễn Hoà, TRương Thái Du nữa nói lại, nhưng me xừ Thát "tự tại" ko nghe luôn. Mình mò trên mạng, ko thấy mấy bài trên, tuy có file nhưng trắng tinh. Nguyễn Hoà nói mồm, ông Thát đã đưa ý kiến này từ 72, tức là trước khi Công nói Lục độ tập kinh xuất hiện, '05.
TL: báo chí thổi cái kim thành sự kiện là bình thường. Đặt tít "kinh dị" chẳng hạn, rồi để người trong cuộc vào thế bí, phải "im lặng là cao quý" chăng?
"... biến đâu mất rồi ấy nhỉ", mình cho cũng là cần thiết với một con người, một dân tộc. Cái trạng thái muốn tìm hiểu ta là ai, ta có thể làm gì, không thể làm gì... có thể gây bối rối. Bối rối nhưng ko đến nỗi hoang mang, rồi tự điều chỉnh được cũng tốt.
Muốn nói sâu nhưng "nhạy cảm" quá!

LC nói...

TC:Văn bản mình đang có xuất bản 2005-Viện nghiên cứu Phật học VN-NXB Tổng hợp T.HCM,trong đó có bài Tựa của tác giả 1972 và Lời nói đầu 1971.Có lẽ phát hiện của tác giả từ 2005 đã không giành được sự quan tâm của giới nghiên cứu,cho nên Hoàng Hải Vân đã PR giùm ông ta trên báo TN.

hadongtran nói...

Ke ke, theo link các bố chỉ, đọc toét cả mắt.Đúng là l/s thời HV phưc tạp thật, 100 năm nữa cũng chưa thể có tiếng nói "cuối cùng " đc.
Phải công nhận LMT là một hoc giả uyên thâm về nhiều mặt, đăc biệt là l/s Phật hoc .Nhưng về cổ sử nói chung có vẻ hơi amater nên ý kiến có vẻ võ đoán và thiếu thuyết phục.Hơn nữa thông qua HHV,cha này "nổ" hơi to ,thâm chí lạc điệu , gây nên phản cảm .Chính ở thế "ket" đó mà ông LMT phải im lặng.

Còn ý kiến TL về " tự cường " thì mình nghĩ hơi khác .Qua vụ boxit tây nguyên, Hoàng xa , rước đuốc... thì ta thấy với trí thức va h/s sv tinh thần cao ra phết đáy chứ . Có thấp thì ở "khu vực " khác .
Nói đén sử thì phải hỏi LC : tại sao cho đén bây giờ ma ng ta vân chưa có nhũng đáng giá đầy đủ và trung thưc về cac sự kiên hiên đại như gionevo,mâu thân,,, nhỉ?

hadongtran nói...

À xin nhắn moi ng sang blog k4 có bài viết của con Võ quôc công-Thu hồng rất cảm động .Sang ngay nha!

TC nói...

HĐ: thời nào chả biết, có nhà ba anh em làm sử gia trong triều, rất cà la oách. Vua giao viết giai đoạn Geneve hay Mậu Thân gì đấy, đến quốc sử quán kiểm tra. Người anh cả:"Thưa, đây ko phải chỗ đấng quân vương được vào", nó chém mất. Thứ hai cũng thế. ÔNg út cũng thế thì vua quay ra.
Sử nói riêng, khoa học xã hội nói chung, văn học nghệ thuật nữa, cứ quay mãi quanh cái câu "để phục vui ai?" thôi.

tualinh nói...

@LC,HĐ,TC:
- Tôi thấy cái thời 1000 năm bắc thuộc tù mù quá. Không biết có còn tài liệu nào của người Việt thời gian đó hay không? Hồi nhỏ học sử chỉ biết là tàu đồng hoá mình,tôi mạo muội nghĩ là dân việt,hay đúng hơn là tầng lớp dẫn đường dân mình có phần tự giác tiếp thu văn hoá tầu vì nó hay hơn cái mình đang có lúc đó. Nếu thế là sự học tập tiếp thu chứ ,uất ức làm quái gì.
- rất hay nếu có bài của con cái chúng mình đăng lên. Tôi đã đọc 2 bài báo nhỏ của con trai LC,ngắn gọn nhưng tình cảm và nội tâm sâu sắc,tôi rất thích,nếu được cháu và cha mẹ đồng ý,nên đăng.Đáng xem 'con cái chúng ta giỏi thật' lắm chứ!

hadongtran nói...

Có lần ngồi chơi,TC nói về cái "sao quả tạ ".
Cách nay ko xa giới văn hóa cứ tranh cãi mãi về "vị nghệ thật hay vị nhân sinh ".Cho đen giờ mới thấy nó vô nghĩa lam sao :vị cả 2,vì thiếu 1 thành khập khiễng ,què quặt .
Sử cũng vậy nêu ko thưc thì nhận thưc cua xã hội sẽ méo mó ,sủ sẽ ko còn giá trị là BÀI HỌC nữa .
Là 1 ng bình thường, mình thích sử chỉ vì muốn biết xem tự ngàn xưa ong cha ta nghĩ gì,làm gì và để lại cho con cháu những giá trị gì - vậy thui. Còn tuyệt vời hơh là có " tri âm tri kỉ "đẻ cùng " luân " !
Cac cậu đã xem 3 bài trên VN nét của Ng Trung chưa?-đặc biêt bai 2.Không fair mình " nhức đầu sổ mũi" đâu nha!Nguy cơ đã "trắng phớ" ra rùi, khối ng "hăt hơi " đó.

LC nói...

HĐ:Mình có một số bài viết xung quanh những vấn đề cậu quan tâm ,đọc trong các hội thảo mấy năm gần đây,chắc sẽ đăng,để thỏa mãn phần nào,cơn "ngứa" của cậu.
Đã đọc VTN,con cái chúng ta sẽ còn phán xét chúng ta trong sự bao dung, phải tiếp nhận thực tế này,để loại bỏ những mặc cảm do tâm lý "áo mặc sao qua khỏi đầu" tạo nên.

TC nói...

LC:hu hu, thực tế này ko dễ tiếp nhận
hà hà, thực tế này phải tiếp nhận

hadongtran nói...

Keke 42 com. kỉ luc rùi .
Cảm ơn LC trước nha . Cứ tưởng tương hôm nào "tứ quái "- tui, cậu ,TL,TC ngồi với nhau 1 trận nhể ? Chuyện trời biển thế mới đã còn trên này nhiều thư nhạy cảm quá .
À mà này thằng Lê thắng vẫn đang tìm cậu đấy - vụ án "gốc cây sồi ", cậu còn nhớ chứ?