Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

BẠN CÓ BIẾT



Sư tử Hà Đông
Đời nhà Tống có người tên là Trần Quý Thường chỉ lo tu hành, chẳng ngó ngàng đến vợ con. Vợ là Liễu Thị la mắng cũng tỉnh bơ , bạn là Tô Đông Pha làm thơ chế giễu:
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,u
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên,
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ thương lạc thủ tâm mang nhiên
Từ đó có thành ngữ Sư tử Hà Đông , chỉ người đàn bà ghen ( Hốt văn Hà Đông sư tử hống)

6 nhận xét:

TC nói...

Thế còn thành ngữ "Hà Nam cầu tõm" là thế nào? Trưa nay 22-12, tôi nghe Hà Đông dịch thơ Lý BẠch rằng
Hà Nam cầu tõm / Lõm bà lõm bõm / Phi Hùng Trung Lột / bèn ngồi đánh phỏm. Kể cũng thương!

Nặc danh nói...

Em xin phép các bác thử bàn về 'sư tử hà đông''

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Dịch nghĩa:
Ai hiền như cư sĩ đất Long Khâu
Bàn về thuyết không thuyết có của nhà Phật đêm không ngủ
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên
Gậy chống rơi khỏi tay, lòng bàng hoàng quên phắt đi hết.

Cô đọng nhất là câu 'Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên'. Chữ 'hà đông' là chỉ người đàn bà họ Liễu,mượn ý từ một câu thơ của Đỗ Phủ.
'Hà Đông nữ nhi thâm tính Liễu'
(người con gái đất Hà Đông tên Liễu)
Còn sư tử hống là tiếng nhà Phật dùng để nói về sự uy nghiêm của Phật tổ, nói giọng thuyết pháp âm thanh chấn động thế giới như sư tử gầm.Cũng là cái khổ chủ say sưa mải mê mà quên cả chuyện vơ con.Ở bài thơ ý này cũng lại là chỉ cái ghê gớm của Liễu thị.Ý nghĩa kép,ý trong ý. Hay và thâm thúy là ở chỗ đó.
Thật ra câu chuyện ở đất Vĩnh gia chứ không phải đất Hà đông và cũng chẳng có con sư tử nào cả.

Người bạn nói...

@Bác TC: AE trong SG nói là bọn Hà nội có nhóm 'tứ quái':Fi đù-Trung lột-Thắng mắt xanh-Đông quỉ.Bài dịch hay vì có đủ 4 vị,tôi hình dung thế này: Thắng mắt xanh 'cầu tõm',chắc táo bón nên chỉ 'lõm bà lõm bõm' được thôi; Fi đù,trung lột ngồi trên bờ nghe buồn quá nên đánh phỏm chờ,còn Đông quỉ thì như người quan sát ghi chép cho cả nhóm,lấy cảm hứng từ cảnh này vận công mà dịch ra thành vần bài thơ của Lý Bạch. Hàhà.
'Hà nam cầu tõm' mô tả đặc điểm 'ngoạ xả' của dân đất Hà nam nước lụt,mỗi lần phát chưởng là mổi lần nghe thấy tiếng rơi 'tõm'.Lúc lụt nước ngập thì rõ rồi,nhưng khi đồng cạn cứ vưỡn phải có tiếng 'tõm',nên cái chổ ấy là phải bố trí vươn ra mặt ao.Miền Bắc có không, nơi nào giông như thế?không!
Giải phóng Miền Nam cứ tưởng 'Hà nam cầu tõm' nay sẽ trở thành độc chiêu trên phạm vi toàn quốc.Ai ngờ không thể được. Vùng miền Tây NB 'cầu tõm' rộng khắp, quá thường. Mà vị trí không như ở Hà nam- cô độc chỉ 1,ở đây cặp 2,cặp 3 kia.Người ta có thể vừa hành sự vừa chào hỏi nhau và nói chuyện rôm rả,nhất là lại không có chỗ dành riêng cho 'quí bà'.Ai xấu hổ thì cầm theo tờ báo để che mặt.
Chưa hết, ngoài Bắc ao nuôi cá trắm-ăn chìm nên 'tõm' một cái là êm ru,còn ở NB-Miền Tây thì ao nuôi cá basa-ăn nổi lại phàm nên chỉ sau tiếng 'tõm' đầu tiên là cá quẫy ầm ầm,có con còn tung mình lên mặt nước,vui vẻ lắm!
Ấy là chuyện của hai chục năm trước,có phải không a?Câu'Hà nam cầu tõm' giờ đây đã thực sự thành thành ngữ rồi.

Nặc danh nói...

Thiển nghĩ, nước ta nên xây dựng "tua" du lịch Hà nam:
Nếu như ở Phú quốc, du khách có chuyến ra biển câu cá và thưởng thức chính con cá mình câu được, thì ở đây, du khách ra cầu tõm "làm mồi", cá lên là quơ dao chém, và thưởng thức món đặc sản (con cá) nóng giòn.
Nghe nói, Nam hà hồi xưa, khi nhà có khách tới chơi, anh chồng hầu trà bác khách, còn chị vợ cầm dao "ra sau", làm mồi-rình-chém cá. Cá tươi roi rói, đội lên mâm trên, rước bác xơi.
HCQuang

Chien Tran nói...

Kể thêm: đàn bà Hà Nam rửa 10 củ khoai, rửa xong đếm được 11 cục. Đàn ông ngồi xuống hành sự, chưa "ra" nước đã bắn tung toé. "Đéo mẹ thằng nào ném tao", gọi là "giai làng tó"

TC nói...

Giới thiệu thêm một tour ngay Hà Nội, mà từ lúc thành phố ngót 1000 tuổi. Đi bộ lên cầu Long Biên, rẽ xuống bãi giữa - có cầu xuống, sang phải 200m ra bờ sông, là bãi tắm truồng. Thỉnh thoảng có đàn bà nhưng chỉ nue 99,99%. Đa phần trên 50 rồi, thanh niên nó tắm bãi thượng lưu, lên cầu rẽ trái. Tắm lâu thành nghiện, ai cũng bảo nước rất sạch, khỏi nhiều bệnh. một cụ trung tướng ngoài 80 hôm nào cũng đáp bus lên, và đủ các gương mặt, nhiều giới vô cùng. Giữa thinh không tự do, chả còn ranh giới gì hết. Ngày rằm ngày một có thắp hương- bàn thờ Phật tự lập- xong chia nhau oản chuối. Ông cẩn thận tắm xà phòng, ông sạch sẽ nữa mang chai nhựa 1,2 lít nước máy tráng, kĩ thuật tráng siêu đẳng, 5 phút mới dùng hết chai. Bơi giỏi thì ra 50m có bãi nổi, đứng được. Từ cầu Long Biên nhìn xuống, cầu Chương Dương nhìn lên nếu có ống nhòm chắc thành tour đắt khách cho các bà, mắt thường chỉ thấy tiên ông xa xa. Rét 10o vẫn có người tắm, có khi chỉ nằm dài "đéo nghĩ ngợi gì" sau giờ tan sở. Mùa hè tổng kết bằng cuộc bơi, yếu thì đi thuyền lên Tứ Liên, ngã ba sông Hồng chia sang sông Đuống, khoẻ lên hẳn cầu Thăng Long rồi thả trôi, có thể kèm theo can nhựa làm phao. Xong cả hội lên uống bia thả phanh, nhiều đại gia trong hội mà

Mình đã ra đấy một mùa hè, đóng 5nghìn tiền làm đường đi qua ruộng ngô người ta, rồi nghỉ hơn năm nay.Đeo kính bơi hụp xuống tối đen, kể lại cảm giác thì có người bảo "có lẽ ông mù cũng thấy thế..."

Trong lịch sử, đâu như đấy là đất canh tác của dân bị Lý Công Uẩn làm thành TL di ra Phúc Xá bây giờ (lúc đó gọi phường Cơ Xá). Rồi họ lại bị đuổi lần nữa sang hẳn bên Gia Lâm, nhưng vẫn trồng khoai đỗ ở đấy