Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Tin hoạt động 22/12.

K3 HN tổ chức kỷ niệm 65 năm QĐND tại Bia "Hải xồm" Đường Nguyễn 
Đình Chiểu. Xin dẫn lại hình ảnh từ BLk5 do tui không được tham dự để 
có thể trực tiếp đưa tin. Nhân vật trong cuộc có quyền đăng tin là HĐ thì 
chắc do vui vẻ quá nên quên!

Trời mùa đông lạnh, anh em có vẻ đông đủ.

Ngồi cạnh HĐ là ai thế nhỉ? tui không nhớ ra ai.


Tại SG, chỉ có bí thơ CB Bình Ng. nhớ và tổ chức cho AE ĐV gặp mặt, 
nhậu nhoẹt! Cái hay của họp CB thường xuyên là thế, không bỏ sót bất 
kỳ sự kiện trọng đại nào cùa Nhà nước, Quân đội...

Lúc này LCong đã ra về trước vì lí do sức khỏe, XNam vắng mặt có lý do.
Mọi người đều vui vì có Minh K9 cùng tham gia.

BẠN CÓ BIẾT

Bạn hãy đọc cuốn sách mà LC muốn giới thiệu sau đây-50 facts that should chage the world ( 50 sự thật làm thay đổi thế giơi) của Jesica Williams.
Một số nhận định xung quanh cuốn sách “Một cẩm nang nghiên cứu dành cho thế hệ không biểu trưng” “Thật là một công trình can đảm và thuyết phục.Bạn cần biết những điều trong cuốn sách này”. “Một cuốn sách gây ngạc nhiên, phẫin nộ và cung cấp nhiều thông tin, đây là một liều thuốc giải độc danh cho căn bệnh thờ ơ…”. “Một cái nhìn gây sửng sốt và buộc ta phải mở to mắt về những gì thực sự đang diễn ra trên thế giới ngày nay.
Và đây là những số liệu thống kê được đánh giá là “lạnh lung dữ dội tới mức chúng tự nói lên tất cả”. Xin chọn lọc một số trong 50 sự thật để AE “bình loạn”:
1.Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật là 84, còn đối với dân Botswana chỉ là 39
2. 1/3 số người béo phì trên thế giới đang sống ở các nươc đang phát triển ( số thứ tự vấn đề theo sự lựa chọn của tác giả )
8. Mỗi con bò của EC đươc bảo trợ 2,5 $ một ngày, cao hơn mức sống của 75% dân châu Phi
10. Trên thế giới cứ 5 người có một người sống dưới mức 1$/ ngày
15. Dân các nước công nghiệp hóa ăn từ 6 đến 7kg phụ gia thực phẩm/ năm
23. Tại Kênia những khoản tiền hối lộ chiếm 1/3 ngân sách gia đình
24. Thương mại thế giới về ma túy lậu được dự đoán khoảng 400 tỷ đô la- tương đương với ngành dược phẩm trên thế giới
25. 1/3 dân Mỹ tin rằng người ngoài hành tinh đã đổ bộ xuống trái đất
30. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2040
32. 70% dân số thế giới chưa bao giờ nghe thấy nhạc hiệu truy cập mạng
36. Số người chết vì tự sát mỗi năm nhiều hơn số người chết vì xung đột vũ trang trên toàn thế giới
38. Có ít nhất 300.000 tù nhân khác chính kiến trên toàn thế giới
39. Mỗi năm có 2 triệu phụ nữ bị cắt âm hộ
42. 10 tỷ đô la dành cho lĩnh vực khiêu dâm ở nước Mỹ mỗi năm, tương đương số tiền dành cho viện trợ nước ngoài
Tác giả có trình bầy kiến giải về các vân đề đã nêu

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Hát mãi khúc quân hành.

Chào mừng 65 năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam!


Chúc mừng toàn thể cộng đồng Bạn Trỗi nhân dịp 65 Năm QĐND Việt Nam!

Ảnh - Báo QĐND online

BẠN CÓ BIẾT



Sư tử Hà Đông
Đời nhà Tống có người tên là Trần Quý Thường chỉ lo tu hành, chẳng ngó ngàng đến vợ con. Vợ là Liễu Thị la mắng cũng tỉnh bơ , bạn là Tô Đông Pha làm thơ chế giễu:
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,u
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên,
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ thương lạc thủ tâm mang nhiên
Từ đó có thành ngữ Sư tử Hà Đông , chỉ người đàn bà ghen ( Hốt văn Hà Đông sư tử hống)

BẠN CÓ BIẾT

Hà nội có bao nhiêu cửa ô?

Cho đến nay ít nhất cũng có thể kể ra 7 cửa ô :ô Yên Phụ, ô Cầu Giấy , ô Chợ Dừa, ô Đồng Lâm, ô Cầu Dền , ô Đống Mác, ô Quan Chường và có thể còn nhiều hơn. Cửa ô là một khái niệm lịch sử đã có một quá trình hình thành lâu dài qua nhiều triều đại phong kiến
Sử cũ cho biết năm 1749 chúa Trịnh Doanh đắp thành Đại Độ- một tòa thành đât bao bọc kinh thành Thăng Long- có 8 cửa ô để ra vào, hiện chưa biết đươc vị trí và tên gọi của các cửa ô này. Như vậy cửa ô là cửa xẻ qua thành đất bao bọc Thăng Long, các cửa ô ngoài cửa chính ở giữa còn có hai ô cửa phụ ở hai bên.
Sách xưa còn cho biết vào đầu thế kỷ XIX , Hà Nội có 21 cửa ô.
Năm 1831 thời Minh Mạng ,bản đồ Hoài Đức phủ cho thấy có 16 cửa ô. Bản đồ 1866 cũng cho biêt , cho đên trước khi thực dân Pháp phá bỏ tòa thành này , Hà Nội có 15 cửa ô, hình dáng như ô Quan Chưởng ngày nay. Như vâỵ Hà Nội có nhiều cửa ô qua nhiều thời kỳ lịch sử vời nhiều tên gọi còn để lại cho đến ngày nay, thực sự chỉ còn ô Quan Chưởng là một di tích để lại bóng dáng xưa .

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Quê hương tuổi thơ tôi

Nhạc và lời : Từ Huy , hát : Mỹ Tâm

BẠN CÓ BIẾT ?

Blog k3 ngày càng sôi động, tôi thây cân phải có một sự đóng góp, mong nhận được xẻ chia từ bạn bè gần xa, bạn có thể tham gia cùng tôi trong "bạn có biêt" có thể tranh luận trong phạm vi những vấn đề thuộc về lịch sử. Khai trương cho chuyên mục, là một số vấn đề xung quanh Hà Nôi ngàn xưa.

Một chút hoài niệm về Hà Nội từ phương Nam với hai mùa mưa , nắng

                           Tên gọi Hà Nội có từ bao giờ ?
Sách Mạnh tử (thế kỷIII Tr.cn) có câu : “Hà nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội”( có nghĩa. là nếu Hà Nội gặp tai họa thì di dân tới Hà Đông, chuyển thóc gạo về Hà Nội”. Số là đất Hà Nội ngày ấy tương ứng với tỉnh Hà Bắc ngày nay ở Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Hoàng Hà còn phía nam con sông này gọi là Hà Ngoại. Sông Hoàng Hà cũng còn là ranh giới của Thiểm Tây và Sơn Tây, cho nên phía đông sông Hoàng Hà ( Sơn Tây ngày nay) thời cổ còn có tên là Hà Đông, phía tây ( Thiểm Tây ngày nay) gọi Hà Tây.
Còn ở nước ta , địa danh HÀ NỘI xuất hiện vào đầu triều Nguyễn (1802-1945).  Vua Gia Long lên ngôi lập ra triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 –(1805) đặt tên Thăng Long( Thịnh vương lên) thay cho Thăng Long (Rồng lên) , đồng thời xây lại thành mới nhỏ hơn thành cũ , đổi phủ Phụng Thiên- vốn thuộc khu vực kinh thành Thăng Long của các triều đại trước- do Lê Thánh Tông lập ra 1469, thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) do việc phân định các khu vực hành chính trên toàn quốc ( bãi bỏ các trấn thay vào đó là các tỉnh) , Hà Nội là một trong số 15 tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc kỳ đã ra đời, bao gồm bốn phủ, Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân. Có thể nói tỉnh Hà Nội ở thời điểm này bao gồm thành phố Hà Nội ngày nay, tỉnh Hà Đông thời thuộc Pháp và toàn bộ tỉnh Hà Nam, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.

                     Phải chăng “ Hà Nội 36 phố phường”?
Hiểu thế nào cho đúng về phố và phường ? Cần phải quan niệm đây các khái niệm mang tính lịch sử.
Thời nhà Lê phường không chỉ được quan niệm như là một tổ chức của những người cùng làm một nghề mà còn được coi như một đơn vị hành chính cơ sở của kinh thành Thăng Long. Phủ Phụng Thiên là tên gọi của Thăng Long dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1492)- bao gồm hai huyện Vĩnh Xương ( sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (sau là Vĩnh Thuận), chia đều thành 18 phường cho mỗi huyện. Như vây Thăng Long với tên gọi mới phủ Phụng Thiên bao gồm 36 phường.
Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn đặt phủ Hoài Đức thay cho phủ Phụng Thiên và chia nhỏ với nhiều đơn vị hành chính như phường, thôn,trại, như vậy phủ Hoài Đức dưới triều Minh Mệnh bao gôm 13 tổng , 239 phường , thôn , trại. Tời triều Tự Đức chỉ còn 153 phường , thôn, trại. Như vây đã cỏ thể hiểu có hay không Hà Nội 36 phố phường. Dưới góc độ là một khái niệm lịch sử phố sẽ được hiểu như thế nào ? do cách hiểu về sự hinh thành đơn vị hành chính phường từ thời Lê, cho nên phố không thể ngang cấp với phường, có thể hiểu phố nguyên nghĩa chỉ là chỗ bán hàng hay như ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu , nhiều phố tập trung lại thành các dẫy phố mang tên Hàng Chiếu, Hàng Bạc v.v.v vì vậy có thể hiểu trong phường cổ có nhiều phố , vậy có nên quan niêm 36 phường thời Lê là 36 phố + phường.

4SG ra mắt

Kính chào các pác K3 và blogger Troi cac khóa!
Hôm nay 4 SG tui xin được góp mặt cùng Blog K3.
Kính chúc các pác khỏe mạnh, thân tâm an lạc!

Mời các pác thưởng thức một bài hát gợi lại thời mái đầu còn xanh!

Hà Nội nhìn từ nhà quê .

                                      
 
                                             Ngôi nhà tạm
Tôi thường có ý nghĩ “thương” Hà Nội, nhất là khi ra đường. Thành phố gì mà chen chúc, nhem nhếch, vứt rác ra đường, đang đi gặp người quen đứng lại nói chuyện cản trở giao thông... đều hồn nhiên. Quê quá. Đúng là quê chứ gì, người đô thị mà ai cũng “có ngón chân cái còn dính bùn”, nói như nhà văn Nguyễn Khải. Nghĩ vậy rồi tìm hiểu thêm, càng tâm đắc với những “khái quát” của riêng mình và chả phải của mình.
Như là tại Thủ đô, nơi phải có cỡ hai ba triệu người ngoại tỉnh đang đổ về, cơ cấu dân cư đã bị phá vỡ, kèm theo đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp. Hai quá trình thành thị hoá nông thôn, nông thôn hoá thành thị cứ tồn tại song song, “tranh đấu” với nhau; một người trở nên “thanh lịch” thì lại thêm hai ba người về nhà không đóng cửa, ăn nói mở đài cứ oang oang.
Như là vì hình thành từ những làng nghề nên quá trình đô thị hoá của Hà Nội bị chậm, không như Sài Gòn. Hà Nội như một cái làng lớn, anh thợ trẻ nào nghĩ ra mẫu hàng nào mới, dễ bị ông trưởng họ, trưởng phường mắng là không tôn trọng truyền thống, qua mặt các tiên sư lắm, thế là trí sáng tạo nhụt đi, không dám hướng về cái mới nữa.
Như là…, như thế nghĩa là cái tuổi một đô thị không nói hết được trình độ đô thị hoá của nó.
Nghĩ thế và viết ra, tất nhiên có cả “luận điểm” rằng Hà Nội mạnh mẽ, phong phú, đứng làm tinh hoa văn hoá, giáo dục cho cả nước là còn do có bao người tài từ tứ xứ tụ về. Thành phố tiếp nhận, sàng lọc, nâng cao lên rồi lan toả ảnh hưởng đi nơi khác. Về đây, con người ta trở nên lịch duyệt, phát huy được cái ưu điểm trong mình, gột rửa những thiên kiến thiển cận, hẹp hòi kiểu trong luỹ tre làng, chỉ biết “chào cờ xã ta”. Những anh đồ, “lều”, “lán” thơ đã chả trở nên vĩ đại nếu không tắm táp trong không gian văn hoá Thăng Long. Nhưng dù thế nào, về Kẻ Chợ, trong bao năm qua, đâu phải chỉ tinh hoa, mà cả cặn bã, khôn mống chứ, nó làm nên cái chất tiểu thị dân trong tôi, trong anh, người nấy người nọ. Không thể không viết ra rằng nhiều tập người ở tỉnh lên bản năng sinh tồn quá mạnh, tạo ra một không gian sống thuần tuý thực tế. Không hài hước, không hề mơ mộng, mà tràn đầy sinh lực, khát vọng quyền lực, họ pha vào cộng đồng những quan hệ cục bộ kiểu phe giáp, coi đó như ngôi nhà tạm, thuần tuý làm phương tiện chứ chả yêu thương gì. Hà Nội giầu truyền thống, đúng quá, nhưng cũng không ít lần ngoảnh đi trước những con người mới, những cơ hội đổi mới...
Đọc những bài viết của tôi, có người bảo đúng nhưng nghiệt ngã, buồn bã quá. Có người chỉ nhìn chả nói, ra điều “thành phố này của riêng mình anh đấy a?”. Vẫn biết Thủ đô được bồi đắp cả nghìn năm nay bằng những người tài từ tứ xứ đến, cô đọng lại thành tinh hoa, nhưng không thể không viết ra những “nhận thức trái chiều” trên. Và mỗi Tết đến, được hưởng cái thú đi bộ trong thành phố tinh tươm, vắng lặng (người ngoại tỉnh về cả rồi mà), cứ ước ao cái nơi mình trú ngụ nó cứ như thế này mãi.
Gần chỗ tôi ở có gia đình từ Bắc Giang về trú, nguyên cả nhà. Họ để ruộng lại cho người nội tộc cấy, thu hái chút đỉnh, bảo những tiền thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, đóng góp làm đường làng, quỹ khuyến học khuyến tài, nuôi văn nghệ... nặng quá, chỉ đủ ăn chứ chả tương lai gì. Ra đây cày đường nhựa, dù chỉ là bốc hàng theo chuyến, thuê xích lô chở người nhưng khá hơn, chỉ về lúc giỗ tết thôi. Rồi một hôm họ kêu ầm lên rằng cái dự án lấy đất ở nhà tính cả đền bù với hỗ trợ trên chỉ trả 30 triệu đồng một sào, quá bằng cướp không. Nông dân không có đất thì chết chứ còn gì, con gái chỉ có nước đi làm đĩ... Thế là tranh đấu, những đám đông đến trụ sở công quyền đứng cả ngày, can trường, kiên trì đến lúc được giải quyết. Hể hả, thoả mãn được vài năm, lại thấy vợ chồng nhà ấy ước giá có dự án lấy đất nữa, để lại được đền bù. Nghĩa là nghĩ đúng kiểu “chân đất mắt toét” gì cũng muốn, muốn gì cũng chỉ là cái trước mắt. Cái nhà ấy bao năm nay chỉ độc làm thuê, chả cất mình lên nổi.
Lại nhà khác, những nhà khác, về thị thành đã sẵn nong né, có họ mạc làm to để được nhờ. Ban đầu khiêm nhường, rón rén, chắc chân, phất lên rồi thì “vi tính” hẳn, vặn loa tra tấn cả con ngõ hẹp.
Những cảnh người quê, những phận người quê ra tỉnh, hình như rất khác nhau, “đi lên” hay “đi ngang” mỗi ông mỗi kiểu. Nó làm tôi rối tinh khi muốn “phát triển óc quan sát”. Lâu rồi chả có bom đạn để ta lại sơ tán với đi bộ đội đóng nhà dân, thật khó biết “chân dung” nông thôn với “đội quân chủ lực” hôm nay ra thế nào.
Rồi tôi về quê, bỗng nhiên về, cái chốn mình hằng ghi trong trích ngang trích dọc nhưng chả biết nó màu hồng hay tím, hình tròn hay chữ nhật. Là bởi vì ý thích du lịch, khám phá trỗi dậy trong cái vỏ hiếu hạnh với quê nhà, về để thắp hương mộ các cụ, để biết cái ao cha ông mình đã bì bõm ra sao... Mới cưỡi ngựa xem hoa, thè lưỡi ra “nếm” vị quê, đã thấy bao nhiêu quan sát, nhận xét, chiêm nghiệm rất không giống cái cũ của mình. Đâm ra ngổn ngang quá.


                      Dòng sông trong mát
Quê tôi thuần nông, còn giữ được khá nguyên vẹn cái hình ảnh làng truyền thống. Không còn tường chình mái lá, những ngôi nhà xây khiêm nhường vẫn núp dưới bóng cây xanh rợp. Những mít, na lúc lỉu, kiến bò quanh quẩn trên cành. Ngoài đồng đỗ, lạc trồng cạnh cây lúa, lách chách tiếng vịt đàn rỉa gốc, ông lão thảnh thơi vung cây gậy buộc lá chuối. Cấu trúc đình - đền – chùa còn nguyên vẹn. Nhìn lá cờ hội phấp phới đầu mái đao cong vút lên, tôi nhớ đến anh bạn phó nháy, hắn phàn nàn nông thôn giờ khó kiếm được góc máy nào không bị vướng dây điện với nhà mái bằng quá. Khi tôi bảo thế cậu có “đi” được trong những “toa lét” có thúng gio để rắc xuống không, hắn già giọng: “Nhìn theo quan điểm ấy thì chết!”
Cảnh thế là đẹp, là êm ả rồi, để ta có thể tĩnh tâm với những “suy tư” thơ mộng. Thế mà gặp họ hàng, người làng, bước chân vào từng căn nhà, cảm giác về ngôi làng bình dị, an ổn của mình cứ bong ra, thay vào là sự lo lắng, thậm chí thấy bất trắc.
Nhà nào cũng toàn người già, trẻ con. Đàn ông đàn ang đi tiệt, ra phố làm thợ xây, xe ôm, lâu lâu có thể thành thợ chính hoặc đủ tiền thầu “công trình”. Bà chị họ tôi trông cháu, tết thảm, ngày được hai nghìn bạc, thịt không dám ăn. Cột nhà dán mảnh giấy ghi ba chục ngày giỗ trong năm, lo đủ ngần ấy cái là bạc mặt ra rồi. Tội nghiệp, tôi không tả nổi nét mặt bà lão sáu chục khi nhận món quà trị giá ba cốc bia chưa có cái gắp của thằng em “rơi từ trên trời xuống”. Lại một bà chị khác, quý hoá chân tình, kể tình đầu các cụ bên tôi tử tế thế nào, nhưng chả dám giữ khách ở lại ăn trong khung cảnh quá nhếch nhác.
Đất không nuôi nổi người, nói thế là quá. Nhưng chỉ cho đủ ăn, chứ không thoả mãn đợc những giấc mơ ngày càng phức tạp, cao vời. Thế nên nhà nào cũng trống hơ hoác. Phụ nữ “kiêm nhiệm” hết, từ cầy bừa đến xấp mặt cắm cây lúa, được cái đã có đôi ủng cao quá đầu gối tha hồ lội bùn không sợ mảnh sành, đỉa với thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Kể cũng lạ, đôi ủng cao su tiện lợi, hơn hai chục nghìn mà cũng phải “Made in China”. Các bà làm việc nặng nhọc, mới ngoài ba mươi đã nhầu nát, da đen, dáng cứng cỏi, chả được túng tắng ném quả tình như mợ nhà tôi ngoài sàn nhẩy. Và vừa phun thuốc sâu về nhà chả tắm gội đã vạch áo cho con bú là làm sao...
Khá nhất làng là Khị. Ngoài bẩy mươi, ông cứ một mực gọi tôi là chú cho đúng tôn ti. Nhà xây ba tầng rìa làng, trần đắp phào tô xanh đỏ, có bức cuốn thư chạm chữ nho gì gì mà cả tôi và Khị đều không đọc nổi. Nhưng tường chưa trát, những ô cửa trống hốc, mái lợp tạm tôn ốt Nam, khách ngự trên chiếu khai mù vì “xa lông cha mua được”. Giữa tiếng trẻ u ơ, tiếng tivi vặn to hết cỡ, cố gắng lắm tôi mới thủng được gia cảnh. Rằng cậu con trai, ngoài ba mươi, đi kéo cưa lừa xẻ trên ngược. Chúng đẻ hai con vịt giời, cay lắm, tính tiếp nữa nhưng phải làm kinh tế trước đã. Vợ nó chạy dăm chục triệu được xuất ô sin ở Đài Loan, đi bốn năm mang ba trăm triệu về xây nhà, mới được cái xác mà chưa có ruột, bèn tốn bẩy chục triệu để sang Đài thêm lần nữa. Tiền con trai đem về, nuôi bố mẹ và con chả hết bao nhiêu, nhưng xây được khu mộ tổ tổ bố, oách cũng nhất làng rồi. Khị tự tin giữ tôi lại ăn cơm. Nhng tôi chả, sợ rằng rượu vào lại hỏi ông có phải thằng con lên trên ấy làm lâm tặc, và vợ nó, mới hai sáu, liệu đi ô sin có thoát khỏi tay ông chủ... Cái sự từng trải thị dân lắm lúc tưởng ra những nhiễu sự rất khốn nạn.
Tôi định ở quê thêm mấy ngày. Khung cảnh thanh bình, tiếng chim, câu kể rủm rỉm của bà lão tám mơi níu giữ ghê lắm. Nhưng cùng với nấy là bao thứ nhiêu khê. Đi đường với anh trưởng họ, chào ông cụ thì ấy đừng, nó còn là cháu mình, gặp anh giáo trẻ định xưng hô lối bằng vai thì bị mắng té tát vì “đứng về bên bà ngoại vợ tôi thì bố cậu phải gọi tôi là anh kia”... Khổ quá, bố tôi mà còn sống, về làng chắc cũng mắc cái tội vô lễ hay khiêm nhường chả phải lối. Muốn sang bà chị họ nghe chuyện thì phải đáo nhà này, nhà kia trước đã, không bị chửi thối ra ngay. Những quan hệ rằng rịt trong ngôi làng nhỏ bé như cái màng nhầy, ngăn không cho ta được là ta, mà trước hết phải là một thành viên của cộng đồng đã. Thế là “trần văn tút”. Anh trưởng họ rất tiếc, hỏi bao giờ lại về, tôi không hẹn được.
Còn một cảm giác kinh khủng, chả dám phô to. Sao mà ở làng trông ai cũng bé nhỏ, mặt mũi chậm chạp? Hay là vì cái thói “ta về ta tắm ao ta”, vợ chồng gần máu nhau quá mà đâm phản động về sinh lý?
*
Quê ta làm sao ấy nhỉ, vừa thương lại vừa tội. Những ý nghĩ mới ngổn ngang trong đầu khi tôi trở lại đô thị. Nó làm cho tôi khoan dung hơn, bớt dị ứng với những thói tật quê mùa bị áp đặt bấy lâu nay. Những ông xe ôm, tôi thấy thật can trường khi phải xa hơi vợ, suốt ngày tranh đấu trên đường mà không thể cậy làng cậy họ. Đứa trẻ đánh giầy đã ba lần bị “nhặt” trả về địa phương vào các dịp lễ lớn, mấy hôm sau lại “vũ như cẫn”, tôi thấy gan góc lắm. Và may mắn làm sao, những cô ô sin được tha hồ mặc áo hở lưng chả sợ mắng, những sinh viên ra trường trường kì bám trụ đợi cơ may. Thời chiến tranh, nhà nhà đổ về quê tránh bom đạn, tưới tắm tấm lòng nhân ái rộng lớn của những bầm, bủ. Giờ đây, theo chiều ngược lại, Hà Nội như dòng sông lớn, sông Mẹ bao dung, ai cũng xuống tắm được. Thành phố, vì thế lấm láp, tẹp nhẹp, luộm thuộm hơn, nhưng đã như cái đầu tầu kéo kẻ quê đi lên. Hồng hộc, nặng nhọc, nó giải phóng được cho bao người khỏi những tủn mủn, chật hẹp của nếp sống sau luỹ tre làng. “Ta về ta tắm ao ta” mãi cũng tức là đóng cửa, bảo thủ chứ gì.
Nghĩ đại thể là thế. Phải khoan thứ, nhìn mọi nhẽ theo đại sự , đừng chấp nê cái lặt vặt theo đòi hỏi của mình, tôi tự nhủ. Nhưng sáng nay ra đường gặp ông xe ôm “đến từ Yên Bái” hỏi đường rồi phóng thẳng, chả cảm ơn cảm huệ, thì lại bừng bực. ối giời ơi, thế thì cái thằng tôi nghiệt ngã trước đây với cái thằng tôi rộng lượng bây giờ, đứa nào đúng đây…

Trần Chiến -k3 2007

(minh họa: www.vnisone.com)