Người Tây tạng sinh tồn trên vùng đất khô cằn, khí hậu nghiệt ngã, một ngày đủ bốn mùa, sang đông lạnh như Xibia cực bắc, tới hè nóng như sa mạc
Một trong các bí quyết sống khỏe của họ là “nhắm” rượu tỏi (chứ không phải ăn tỏi sống).
Nhưng bên ta uống để làm gì?
Nước ta rừng vàng biển bạc, bốn mùa cây trái tốt tươi, mặc sức ăn chơi chứ không “vất” như bên Tây tạng, có lo là lo cái đường tiêu hóa, là lo trúng gió, cảm, cúm mà sinh “hư”. “Trăm bệnh do hư” – các cụ bảo thế. Nếu Bọ kém về đường tiêu hóa hoặc kém khả năng chịu đựng thời tiết hoặc chả bị làm sao cả, thì chỉ việc “nhắm” rượu tỏi.
Bí thuật chế biến ra sao?
Lựa tỏi già (tỏi Bắc tốt hơn tỏi Nam) bóc sạch vỏ, tách rời các tép ra, cho vô chai, chế rượu dzô, cứ phân nửa kí tỏi thì chế dzô nửa lít rượu từ 50 độ trở lên. Ngâm trên 15 ngày là dùng được.
Trình tự “nhắm” rượu như thế nào?
Trình tự sử dụng rượu tỏi của người Tây tạng tuân theo đồ thị “hình sin” rắc rối, nhưng thiển nghĩ ở bên ta như sau đây đã quá ổn rồi: Đều dặn mỗi ngày, Bọ “nhắm” nửa muỗng cafe rượu tỏi. Với kẻ không biết uống rượu thì pha thêm nước “lọc” cho nó lợt. Nó “hay” ở chỗ uống xong mồm miệng không có mùi tỏi như cái ngữ tỏi sống, gặp bồ hôn được liền hà, khỏi đánh răng.
Kết quả điều trị?
Bọ uống liền liền nửa năm (dĩ nhiên lâu hơn càng tốt) thời bụng nào cũng thành I-nốc hết trọi, ăn chi cũng được, cá sống, cơm hơi thiu, thịt hơi ươn, cứ “vô tư”. “Xương cốt” biến thành I-nốc, mưa gió chỉ là trò trẻ ranh.
Vấn đề cuối cùng là đơn vị đo lường, “muỗng cafe” thuộc hệ SI hay hệ Anh hay hệ Trung hoa cổ đại? Phiên phiến thôi.