Bọ nay đã già. Sáng sáng bọ ra công viên đi bộ (gọi là "đi bộ thể thao") để cho nó khỏe. Nhưng nếu đi giày không đạt chuẩn thì, thay vì đi bộ là tốt, có thể hư chân, hư tuốt lên đầu gối, lên nữa. Vậy làm sao để chọn được giày đi bộ?
Dưới đây là kinh nghiệm của bá tánh:
1. Theo kinh nghiệm của anh Dũng, một người sành về giầy thể thao, thì hầu hết các hãng giầy nổi tiếng trên thế giới đều đúc logo của hãng vào đế. Logo được đúc rất sắc nét, không bị méo. Những đôi giầy nhái thường có kiểu “đầu Ngô mình Sở”, logo khi thì dập, lúc thì thêu trên trên giầy, ít khi đúc ở đế giầy, hoặc nếu có thì rất “nhoè”, hình ảnh không nét. Giầy “xịn” lót thường làm bằng da hoặc vật liệu tổng hợp, được dán keo rất kỹ vào đế, không bị bong tróc hay xô lệch.
Lót giầy của hàng nhái thường làm bằng bìa cứng, nên dễ bung, dễ ngấm nước. Với loại hàng nhái tinh vi thì khó phân biệt hơn, người mua cần kiểm tra kỹ đường nét, mầu sắc, còn lại là... phó mặc cho “may rủi”.
2. Và anh Âu, chủ một cửa hàng giầy thể thao ở đường Nguyễn Trãi thì cho rằng, giầy thể thao hàng xịn rất nhẹ, chỉ khoảng vài trăm gram, đi êm chân, đệm lót mềm, khả năng hút ẩm tốt. Đế giầy được ép nhiệt nên khác với hàng nhái được dán keo, vì thế ít khi có hiện tượng bong tróc hay há mõm. Điều quan trọng nhất khi đi mua giầy nên đặt giầy lên một mặt phẳng, xem chúng có cân đối không. Giầy tốt sẽ không bị nghiêng vẹo, đầu và gót nằm trên một mặt phẳng, khi ấn vào mũi hoặc gót giầy, giầy vẫn không bị bập bênh.
3. Cách lựa chọn giày thể thao: "Nếu luyện tập trên 3 lần/tuần thì giày thể thao là người bạn đồng hành tốt nhất".
- Thử cả hai bàn chân khi đo giày. Vì bàn chân có thể tăng/giảm kích cỡ hơn so với đôi giày cũ.
- Thử giày ở bàn chân lớn nhất. Hầu hết mọi người đều có một bàn chân lớn hơn chân kia.
- Thử giày cùng với loại tất và quần áo thể thao bạn sẽ mặc cùng.
- Ngoáy ngó ngón chân. Nếu các ngón chân có thể tự do ngoáy ngó trong giày thì giày đó phù hợp với bạn.
- Chú ý kích cỡ và kiểu dáng của các thương hiệu giày khác nhau.
- Thấy thoải mái khi đi (thử) giày.
- Nếu có thể hãy đi bộ hay chạy thử.
- Thấy gót chân của bạn thật vững chắc.
- Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật.
Thời gian tốt nhất để thay giày mới? Thời gian để thay thế một đôi giày thể thao phụ thuộc vào tần suất sử dụng, tình trạng và tuổi của giày. Giày thể thao nói chung nên được thay thế khi:
- đi/chạy được 4.800-8.000km.
- 300 giờ tích cực hoạt động cùng với giày.
- 45-60 giờ bóng rổ, aerobic dance hay quần vợt.
Nên thường xuyên kiểm tra 4 phần chính của giày thể thao là phần ngoài cùng của đế giày; phần giữa giày; phần gót chân – điểm dễ bị tổn thương giúp giữ chân, ngăn cản chuyển động quá mức gót chân; phần giày gần xương ống chân (khu vực giày uốn vòng cung).
Chúc các bọ chọn được đôi giày như ý (còn tui, tui đã chọn Chân Nhái thay vì chọn giày).