Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Hôm nay,thăm Chí Nhân sau một ngày hóa trị lần 2

 Sáng nay Ngày QT Thiếu Nhi,1/6/2013, nhóm CLB T5 : Tiến Dũng,Kỳ Nghĩa,Tuấn Linh,Thái 'lọ' (K9) (cầm tài) và Kiến Quốc (K5)  tới nhà thăm Chí Nhân sau một ngày bạn truyền hóa trị lần 2.


Pha ấm trà sáng cái đã
Chí Nhân nhận sách tặng của Kiến Quốc và tập ca khúc Nga từ Trịnh Thành Công


Vui vẻ rải một gam Đô trưởng
Làm một pô cùng bạn bè với mũ Quân Thượng

















Thêm pô nữa cho riêng mấy bác già

Nấn ná với nhau chia tay ở cổng nhà 

Người vợ đảm hiền của Chí Nhân phút cuối mới chịu lộ diện trước ống kính

Kế hoạch gặp mặt K3 ngày 01/08/2013 tại Đà Nẵng (dự thảo)


THAM GIA DỰ KIẾN KẾ HOẠCH
GẶP MẶT TRỖI KHÓA 3 TẠI ĐÀ NẴNG
 NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ
01-8-1968 * 02-8-2013



A- Kế hoạch tổng quát : Chương trình chính thức trong 3 ngày

1/Thứ tư ngày 31-7-2013 :
- Đón khách từ tp Hồ chí Minh và Hà Nội đến Đà Nẵng
- Sắp xếp,bố trí ăn nghỉ cho anh chị em ở xa đến
- Họp ban tổ chức để soát xét công việc và phổ biến chương trình lễ gặp mặt và kế hoạch thăm quan,du lịch.

2/Thứ năm ngày 01-8-2013:
-Sáng : Tổ chức lễ gặp mặt (có chương trình riêng- có văn nghệ chào mừng)
-Chiều và tối : Thăm quan du lịch chùa Non Nước và phố cổ Hội An (có chương trình và kế hoạch riêng).

3/Thứ sáu ngày 02-8-2013:
-Sáng : Thăm quan du lịch Cáp treo Bà Nà (có kế hoạch riêng)
-Chiều thăm quan du lịch Bán đảo Sơn Trà và chùa Linh Ứng (Có kế hoạch riêng).
-Tối: Tự do theo kế hoạch cá nhân.

B- Kế hoạch cụ thể:


I/Đối tượng tham dự lễ : Tổng số dự kiến khoảng 100 gồm các thành phần sau:

1-Toàn bộ cựu học viên khóa 3 trong cả nước
2-Đại diện các khóa:Từ khóa 1 đến khóa 8
3-Các thầy cô của trường
4-Chị Phan thị Quyên và gia đình
5-Cựu học viên trường Trỗi tại Đà Nẵng
6-Một số khách mời

Chú ý:Nếu có người nhà đi cùng thì báo cụ thể với ban tổ chức.

II/Kế hoạch đi Đà Nẵng và về.
-Từng cá nhân căn cứ vào thời gian mà ban tổ chức thông báo để tự sắp xếp phương tiện đi.
-Nếu cần đi tập thể thì hợp đồng với Nguyễn Thắng Lữ Thái(Hà Nội),Khánh Tường –Tuấn Linh(TP Hồ chí Minh).

III/Kế hoạch ăn –nghỉ tại Đà Nẵng:
1-Nơi nghỉ:
Phương án 1: Hợp đồng thuê nhà khách T20 của Quân khu 5.
Phương án 2: Hợp đồng thuê KS quen với giá hữu nghị là 150.000đ/người/ngày đêm.
-Cá nhân nào muốn nghỉ nơi khác theo kế hoạch riêng thì báo rõ với ban tổ chức.

2-Về ăn uống:
-Ăn uống thường xuyên:Ban tổ chức sẽ báo ăn tại nơi nghỉ
-Chiều 31-7-2013:Ban liên lạc Trỗi tại Đà Nẵng mời cơm thân mật Thường trực ban liên lạc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
-Trưa ngày 01-8-2013:Ban liên lạc khóa tổ chức liên hoan toàn bộ sau lễ gặp mặt.
-Chiều ngày 01-8-2013: Ăn uống tự do tại Hội An.
-Trưa ngày 02-8-2013: Ăn uống tự do tại khu du lịch cáp treo Bà Nà.
-Chiều ngày 02-8-2013:Ban liên lạc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan chia tay.

IV/Kế hoạch kinh phí:

1-Phần kinh phí do ban tổ chức đảm nhiệm:
-Chi phí cho trang trí hội trường gặp mặt.
-Bồi dưỡng cho văn nghệ chào mừng
-Chi phí cho buổi liên hoan chung vào trưa ngày 01-8-2013.
-Bảo đảm cho các thầy-cô và các đại biểu(Đi lại-Ăn nghỉ-Quà tặng).
- Chi phí thuê xe đi thăm quan-du lịch.
-Hỗ trợ cho một số bạn có hoàn cảnh khó khăn.

2-Phần kinh phí cá nhân tự lo:
-Chi phí tàu xe đi và về.
-Chi phí cho người nhà đi cùng.
-Chi phí cho vé thăm quan du lịch và ăn uống tại khu du lịch.
-Đóng góp cho ban tổ chức để chi phí chung:Tối thiểu 300.000đ-500.000đ một người.

3-Nguồn kinh phí:
-Quỹ của ban liên lạc khóa,ban liên lạc các khu vực.
-Vận động hỗ trợ của các bạn có khả năng về tài chính.
-Vốn tự có của cá nhân.

V/Tiến độ thực hiện:
1-Thành lập bộ phận điều hành tại các khu vực:
-Khu vực Miền bắc:Thái Chi-Tài Chí-Nguyễn Thắng-Lữ Thái-Hà Đông
-Khu vực miền Nam:Khánh Tường-Tuấn Linh-Anh Minh-…
-Khu vực miền trung:Thanh Hải-Việt Cường-Phan hoài Lưu(em của Phan hoài Thuận).

Tổng chỉ huy: Đ/c Bùi Vinh

2-Lên danh sách tham dự:
-Từng khu vực bằng mọi biện pháp tuyên truyền,vận động để các bạn tham gia đông đủ.
-Các mốc thời gian để chốt quân số:

+Đợt đầu chậm nhất là 15-5-2013 để hợp đồng đặt chỗ nghỉ.
+Đơt Bổ sung :chậm nhất là 30-6-2013.Các khu vực cho biết luôn số tiền ủng hộ của các mạnh thường quân.
+Chốt quân số: vào ngày 28-7-2013.

VI/ Dự kiến thành lập ban tổ chức và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Thanh Hải-Đà Nẵng.

.                                
---------------------------------------------------------------------- 

Ý kiến của trưởng Ban LL TP HCM  Nguyễn Khánh Tường :


Đây là KH do Thanh Hải dự thảo. Để triển khai ở phía Nam, chúng tôi có một số ý bổ xung như sau:  Thành phần tham gia, ngoài ace K3, trân trọng mời thân nhân của K3, các bạn trường Trỗi, ace K9.

Kinh phí tổ chức: ngoài quỹ của khóa, dự kiến mỗi người đóng góp thêm từ 1 đến 2 triệu (ai có khó khăn không cần đóng góp). BLL rất mong sự đóng góp của các mạnh thường quân. Hiện đã có bạn hỗ trợ phương tiện đi lại từ TP ra ĐN và ngược lại. Sự đóng góp của MTQ sẽ dùng để chi tiêu cho cac chương trình tham quan, vui chơi giải trí và ăn uống những ngày không có trong chương trình.

Đề nghị ace trong và ngoài khóa đăng ký với BLL K3 phía Nam trước ngày  15/7/2013, để sắp xếp việc đi lại và ăn ở trong những ngày tham gia chương trình gặp mặt  tại ĐN. Để đăng ký nhắn tin cho K Tường dđ 0903 92 4443. 

TM BLL K3 PN Khánh Tường. 01/06/2013.

Đời thường của một “ông quan” – bạn tôi

 Đây là tiêu đề một bài vừa đăng bên Báo liếp K5.trân trong mời các bạn đón đọc.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Quân Thượng!

CLB Thứ năm hôm nay họp tại nhà Dũng Cố. Hai hậu sinh là con trai và con rể Dũng đã biểu điễn các món BBQ sườn heo và thăn bò hết ý, rượi bia thì vô tư.... Tuy nhiên, tâm điểm hôm nay còn có thêm phấn tiếp của "Quân Thượng' Các đ/c vắng mặt kỳ trước lần này được nhận mũ với ba sao trên trán!

Hình ảnh khiến tui liên tưởng đến những đúa bé con ngày ấy, quần áo đủ kiểu nhưng giống nhau cái mũ cối trên đầu! Hè, Hãy nhìn những khuôn mặt này, chả có gì khác biệt với thời điểm cách nay gần năm chục năm với cùng tính cách cá nhân thể hiện ra ngoài.

 Em cũng từng là lính mà, có gí đâu.

BẠN CÓ BIÊT

Nhân dịp đại đội ta ra kỉ yếu , có vài thông tin mang tính tổng kết ( tất nhiên chưa thể đầy đủ - mong được các bạn bổ xung  ),
A ) Những gương mặt thành đạt nhất :
1- ( Nguyên Đại tá ) GS -TS Nguyễn Bình
2)- TS -PGS Nguyễn Phương Tùng
  )- Đại tá NSUT Dương Minh Đức
4 )- Thứ trưởng Trần Chiến Thắng
5)- Thiếu tướng - phó CNTCKT Nguyễn Minh Đức
6)- Thiếu tướng Bùi Vinh - cục trưởng , tư lệnh BĐ 11
7)- Thiếu tướng Phạm Sơn Dương
8)- Thiếu tướng Từ Linh
9)- Đại tá Nguyễn Tài Chí - Cục phó cục QL

B)- Các Tiến Sĩ :
1-Đỗ Trung Việt
2-Nguyễn Tuấn Linh 
  - Đặng Thanh Hùng
4- Phan Bình
5- Trịnh Vạn Thiện
6-Nguyễn Hoàng
7- Dương Thanh
8- Hồ Xuân Nam
9)- TS - BS Hoàng Minh Châu

C)- Dạng khác : Những bài ca không lời :
1) Đoàn Đức Bình - dũng sĩ 8 bằng diệt xe cơ giới
2) Trần Trường Chiến - nhà báo ( Vua biết mặt , Chúa biết tên ) - Tác giả " Đèn vàng ".
  ) Trịnh Thành Công - Trưởng bộ môn sử Trương ĐHSP - HCM
4) Vũ Quốc Quân - Đại tá , Trưởng phòng kế hoạch Bộ TM TCKT BQP - 
5) Lê Việt Bắc - nguyên thư kí riêng của Thượng tương TTMT Đào Đình Luyện
6) Nguyễn Thanh Hà - CTHĐQT hãng hàng không Việt-jet 
7) Đặng Quốc Dũng TGĐ  Lục quân công xưởng 
8) Dương Thanh - PCT hội Golf VN 
9) Nguyễn Thanh Hải - cục trưởng kĩ thuật QK5
10) Lê Mĩ Toàn - cục phó xăng dầu TCHC
11) Dương Anh Tuấn - cục phó Quân huấn BTTM
12) Cũng tương đương cục trưởng Q Khu , là các trưởng phó phòng , chuyên viên cấp cao trên Bộ  : Hoàng Định  , Trịnh Tường , Cao Long Tinh , Nguyễn Đăng Doanh ....
13) BS Hoàng Đình Chân - " tay dao " nổi tiếng , bác sĩ phẫu thuật lòng ngực Bệnh viện K

Bình luận :



Khi bàn về cái tên " Quân thượng " của cái mũ ( quà của CLBT5 cho đoàn đi ĐN ) , tôi với Tuấn Linh có nói với nhau nhiều điều ..., nhưng tôi thấy có 01 điều tâm đắc , đó là : xét về trinh độ , phẩm chất ...nhìn chung , chia đều ....thì anh em ta thuộc diện " 2 sao " , nhưng vì tính cố kết , tính truyền thống . bản sắc ....nên ta " tự thưởng "
                              
                           
                              cho mình thêm 1 sao nữa thành " Ba sao " - bởi vậy trên mũ gắn từng đó sao . ( xin nói thêm : theo TL và tôi , thì đẳng cấp cụ Nguyễn Du chẳng hạn - là Siêu sao (6) - Trần Đức Thảo , Văn Cao , Trịnh Công Sơn , Ngô Bảo Châu : 5 sao ....)
Đã nhiều lần , ông bạn Đông Khu có nói với tôi , rằng muốn viết 1 cái gì đó về anh em ta , về khóa ta ...để lí giải cái " sức hút " ko dễ gì có được của KHÓA BA . Anh em vẫn đang chờ , và coi như ĐK vẫn đang nợ anh em mình 1 món quà tình nghĩa .
Noí thật lòng , cái danh sách trên kia , mà tôi soạn ra , sơ bộ , cũng chỉ là phần nổi - phần dễ nhìn thấy của " tảng băng k3" - còn thực chất , sức sống nội tại của chúng ta , cái làm nên bản sắc " ko lẫn vào đâu " ấy , có khi lại nằm ở đâu đó ...lại gắn với không chỉ với những con ng có tên tuổi ở trên . Tất nhiên đó là những gương mặt sáng , là TOP , nhưng " cây đời xanh tươi k3 " đâu chỉ có vậy , phải ko các bạn ?...và có lẽ tôi , chúng ta ...vào 1 lúc nào đó sẽ viết về cái điều dản dị đó !,

( Bài viết là ý kiến cá nhân , là những gì lưu giữ trong bộ nhớ của tôi , tất nhiên còn nhiều thiếu xót . Mong mọi người đóng góp thêm cho đầy đủ hơn !)

THĐ





Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Ảnh Các Bạn về lại Đại Từ và Hòang quang Minh k3

Lê quốc Chính về lại Đại Tư
 Nguyễn Cương
 K3 về Đại Từ
 Thái Chi vưa được Thanh Hùng Gửi 5 Tấm hình của Bạn (Hoàng Quang Minh Đã Mất) Vô cùng Thương tiếc-Xin các ban K3 xem Ai k3 trong ảnh này?





Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

KHÓA 3 TRÊN TỪNG CÂY SỐ

KHÓA 3 NGUYỄN VĂN TRỖI
TRÊN TỪNG CÂY SỐ
(Kỳ 5)



Ngày 3-1-1976, toàn trường tập trung tại trường Trưng Vương (Hà Nội). Một ngày chờ đợi… Chiều tối, từng đại đội được xe ô tô đưa ra ga, lên tàu liên vận. Không có cảnh đưa tiễn bịn rịn, cũng không hát hò hoành tráng: các lớp được phân công lên theo toa. Từng trung đội kiểm tra quân số, nhận chỗ, ổn định vị trí. Tàu chầm chậm chuyển bánh… Phố phường Hà nội mờ mờ trong ánh đèn phòng không. Qua cầu Long Biên, thị trấn Gia Lâm… những hàng cây, những con đường cứ lùi về sau vun vút…Khuya, có tiếng thầy Phú, chính trị viên, nhắc nhở: “Sắp đến cây số 0, địa đầu của Tổ quốc rồi đấy. Nhìn lại đất nước mình một lần nữa đi, các em…”Cả toa nhoài người về phía cửa sổ…Không ai cười nói…Một không khí thiêng liêng bao trùm…Tất cả trầm tư, xúc động…
  Trần Hồ Bắc

Đến trường “Y Trung”, đại đội được bố trí chỗ ở trong các lớp học. Mỗi trung đội ở gọn trong một lớp. Giường tầng, có chăn bông ga, đệm ấm áp. Phòng Ban chỉ huy đại đội ở cuối lớp. Toàn trường ăn tập trung. Ngày đầu chia ra, ăn theo lớp. Lớp này ăn xong, lớp khác vào. Có nhóm ăn xong ra cửa, lại bị các cô chú người Trung Quốc đưa vào… ăn tiếp. Phải giải thích, mọi người mới hiểu và cười ồ…

Các lớp tiếp tục chương trình học kỳ 1. Lần đầu tiên học viên được học trong các lớp có bảng kính, xóa bằng bàn xoa. Học sinh 2 người học một bàn. Buổi sang lên lớp, buổi chiều tự học. Do phòng học chưa bố trí đủ, giờ tự tu tiến hành ở nhà ăn hoặc phòng ngủ, vẫn rất nghiêm túc.

Việc ăn, ở vừa ổn định thì dịch màng não bùng phát. Đã có học sinh các lớp khác phải đi cấp cứu, đưa ra bệnh viện Quế Lâm. Thành phố cử bác sĩ vào trường, cùng bác sĩ Oánh tiến hành thăm khám, dập dịch. Toàn trường thực hiện cách ly, hạn chế thăm viếng, giao lưu giữa các đơn vị, cơm cũng được chia về từng trung đội, sinh hoạt “gọn” trong từng trung đội, từng lớp…

Nhà trường tổ chức chiếu phim đèn chiếu, kể chuyện các anh hùng, dũng sĩ miền Nam, chiếu tại mỗi lớp. Phim do thầy Phạm Lực vẽ. Lời thuyết minh được thu vào băng, thơ của thầy Chi Phan, đệm Piano của thầy Hồng Tuyết… rất thu hút.

Tết Nguyên Đán 1967, Tết đầu tiên xa nhà, xa Tổ quốc. Liên hoan đón giao thừa được tổ chức trên lớp: có cành đào, có câu đối đỏ, thầy trò hái hoa dân chủ, ca hát văn nghệ chúc mừng năm mới. Bữa ăn ngày Tết có bánh chưng, trong đó có bánh chưng của bà con xã Yên Mỹ (Đại Từ, Thái Nguyên) gửi sang. Thật cảm động…

Giữa những ngày buốt giá, dịch bệnh đe dọa, đại đội nhận được tin bố Tất Tuấn hi sinh tại chiến trường. Thêm một tin buồn, ai cũng xúc động, muốn chia sẻ tình cảm đối với bạn…

Sang học kỳ 2, đại đội chuyển vị trí đồng thời với tổ chức lại biên chế: Đại đội 9 tách ra làm 2, gồm đại đội 91 và 92. Đại đội 92, ban chỉ huy gồm thầy Phong, thầy Thuân và thầy Kha, có hai trung đội: Trung đội 2 – trung đội trưởng Vương Minh Sách và trung đội 4 – trung đội trưởng Nguyễn Việt Hùng. Đại đội 91, ban chỉ huy có thầy Bính, thầy Phú và ba trung đội. Trung đội 1 (học Trung văn, có học viên nữ) do Lê Trịnh Tường làm trung đội trưởng. Trung đội 3 (học Nga văn, có học viên nữ) do nguyễn Tiến Dũng làm trung đội trưởng. Trung đội thứ ba gồm các bạn học yếu, do Tống Thái Liên làm trung đội trưởng. Trung đội này có hai tiểu đội, một học Nga văn, một học Trung văn. Tại các trung đội, còn các thầy bộ môn nằm tại chỗ để cùng quản lý học sinh, nắm lực học, kịp thời tổ chức kèm cặp, phụ đạo học tập…

Bước vào một thời kỳ buồn: một số học viên trong đại đội bị lôi cuốn vào xung đột giữa các “bồ”. Anh em  trong đại đội bất ngờ khi có người bịt mặt vào đánh: có người bị truy đuổi, có trường hợp đánh nhau cả trên đường. Khó có giải đáp về nguyên nhân, nhưng mất đoàn kết, xô xát… thì tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm. Các lớp tổ chức tổ tự vệ, bảo vệ lẫn nhau, can gián khi có đánh nhau. Ban chỉ huy đại đội tập trung những học viên dễ va chạm, đưa đi cách ly. Đau xót là một số học viên bị xử lý kỷ luật, phải về nước…

Nề nếp học tập trở lại bình thường. Các thầy bộ môn nằm tại chỗ, chủ động tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức, lôi cuốn toàn đội vào các sinh hoạt học tập tập thể. Lại có cả các buổi ngoại khóa về văn học của thầy Chi Phan, về âm nhạc của thầy Hồng Tuyến… khiến không khí thi đua học tập “nóng” lên. Nhiều hoạt động văn thể được tổ chức. Đại đội 9 đứng ra đăng cai trọn một đêm văn nghệ trước toàn trường. Chương trình do thầy Chi Phan biên soạn và dàn dựng, có “hoạt tượng” giới thiệu hình ảnh đại đội, có tấu nói (Mạnh Quân), có múa (Phương Tùng, Phương Anh) có tốp ca nam (Phạm Nguyễn – Ac Coóc, Mạnh Quân, Nguyễn Thắng, Công Minh, Anh Minh, Hồ Bắc…)

Năm học lớp 9 kết thúc. Một năm học khá vất vả với những biến động về chuyển trường, chuyển vị trí, đối phó dịch bệnh, chia tách lớp, “đánh nhau”. Thực sự đây cũng là năm học mà tập thể đại đội được thử thách về tình đoàn kết, tình đồng đội, tính kỷ luật. Qua thử thách, ai cũng trưởng thành, tiến bộ, trở thành “Trỗi lớn” trong toàn trường

*****
Nghỉ hè, kỳ nghỉ đầu tiên trên đất Trung Quốc. Không có những chuyến xe của các cơ quan, đơn vị đến đón, không được sum họp cùng gia đình như hai kỳ nghỉ hè trước. Nhưng hoạt động hè của hai đại đội vẫn rất sôi nổi: huấn luyện quân sự, học ngoại khóa văn hóa, mỹ thuật, thể thao, tham gia quản lý hè các em cấp 2, cùng nhà trường chuyển sang vị trí mới ở Phong Khẩu. Hàng tuần liền, anh em học viên làm nhiệm vụ khiêng vác lên xuống vật tư, vật dụng doanh trại, đưa vào nhà mới, tiếp đến là san lấp, dọn ẹp sân bãi, đường đi. Các trung đội phân công công việc, bố trí lao động. Anh em lao động rất hăng. Còn nhớ, đòn gánh quang sọt luôn bị gãy, đứt vì chiến sĩ ta gánh vượt định mực

Cuối hè, đại đội được xem văn nghệ do các bạn Trung Quốc diễn. Trong chương trình, có cả ca sĩ từ Quế Lâm đến, hát bài hát Việt Nam rất hay. Mặc dù giữa buổi  diễn, trời đổ mưa, tất cả học sinh Việt Nam vẫn chăm chú xem và cổ vũ. Các bạn Trung Quốc rất khâm phục và cảm động…




(Còn tiếp)
Trần Hồ Bắc

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

TỪ THƠ CỦA BẠN ĐẾN VIDEO-KÝ SƯ ẢNH K3



                    TỪ BÀI THƠ LÌNH TRỖI CỦA ĐÔ TRUNG VIỆT

                    Thái Chi cảm xúc với Bài Thơ” NHỮNG CHÀNG LĨNH TRỖI”của Bạn Đỗ trung Việt-Đẫ mất gần 10 năm, Nhớ phút giây cuối cùng tại Bệnh viện và những ngày cuối đời tại nhà Viêt Khi đọc bài thơ trong máy vi tĩnh của Việt…sao Viêt xóm ra đi bỏ lại Đồng Đội..Việt khi lên trường nhỏ thó  và sau vài năm gạp lại bừng lên cao gân mét bày, Gạp nhau mới hay Viêt là Tiến sỹ-Sỹ quan cao cấp ít nói nhưng sâu sắc, nhất với Đồng dội-Phát biểu trong lần gặp mặt truyền thống  2003 tai HN có câu” Là Đồng đội không phân biệt chức hàm” khi đó bao nhiêu bạn mình đang trên đà tiến bộ Thuongj đại tá,,tổng giám đốc giám đốc Tương lai còn tiến xa -xa hơn bởi là “Lính Trỗi ư”…không mà do nỗ lựctừng bạn và Thiên thời..dù đã gắng cố với đầy tiềm năng và bản lĩnh - được như hôm nay-TUYÊT  xin được dung câu CHÚNG MINH LÀ”Quân Bác Giáp-Bô đội cụ Hồ” có được không? Bởi có Ai mới có Trường có khoa3 ?.Dưới kia Bạn chúng ta vài người còn gặp nhưng cảnh éo le,it đến với nhau có lý  do riêng…nhưng GẶP NHAU VẪN NỤ CƯỜI K3 ngày nào.

        Nay gần100% đã hưu, chi còn 1,2 bạn đang làm viêc –Mỗi lần gặp mỗi lân vui và không quên hỏi, nói đên Việt nói đến các bạn  thương binh, Dũng sỹ, đã hu sinh là liệt sỹ và đã ra đi –Cộng 26  anh chị em của k3-Bây giơ xem ảnh chúng ta già di những nụ cươi của đồng đội Việt cũng như như những bức ảnh xưa khi lên trường – Rời tổ ấm - gia dình đáy tiện nghi, măt búng ra sữa thật hồn nhiên gia nhập “Lính Trôi”-Là Thiếu sinh Quân…
      
         Những nụ cười bây giơ vẫn mang theo phong cách khóa 3 vô tư với bạn-Vì thời lượng và đẻ giúp Bạn thư giãn trong vai phút” với tuổi già trong ảnh nhưg tâm hồn vẫn “MÀY TAO” ,rất khó chiêu
       
         Sẽ thiếu một số gương mặt hay  có thể chưa làm thỏa mãn-còn khiểm khuyết mong bạn có ý kiến làm tiền đề giúp k3 ra được tạp sách kỷ yêu k3 và một đĩa DVD Ký sự Ảnh k3 thật chất lượng.Rât cần tư lieu cần sự chung sức của toàn thể để”Gột nên hồ”.

         Còn 60 ngày lễ gặp mặt truyền thống khóa 3 toàn quốc Ban hãy động viên nhau để 1 thang 8 năm nay có măt bạn có dịp 3 Miên được gặp - đông đủ tại thành phố Đà Nẵng thơ mộng  

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

TƯỢNG BÁC



Tượng Bác Hồ ở Manila, Philippines
Trên VTV2 đang nói về những sai sót trong các tượng đài Bác hiện nay ở các đia phương và cách khắc phục, bỗng nhớ đến điều mong muốn của Bác mà Tố Hữu, một học trò gàn gũi đã nói thay:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng dồng phơi những lối mòn...

Chẳng biết học và làm theo đã đến đâu mà cứ loanh quanh như thế này..


XN.K3