Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Lặng lẽ của “Lặng lẽ…”


                                                                                                        
                                     Trần Chiến

Thời nào có văn chương nấy, kiểu cách nghệ thuật riêng. Một quãng rất dài, nhân vật được coi là một trong những tiêu chí thành công. Người ta có thể quên Nam Cao nhưng cái anh Chí Phèo còn giãy đành đạch trong cửa miệng bình dân. Nghe nói khi Liên Xô làm phim “Sông Đông êm đềm”, đạo diễn tuyển diễn viên đóng Grigôri Mêlêkhốp, thấy anh nọ trước khi nhảy lên ngựa đá vào chân con vật, bèn chấm. Cái động tác như vu vơ ấy hứa hẹn rất nhiều “phẩm chất Cô dắc”. Tìm được nguyên mẫu để tạc ra nhân vật như vớ được vàng. Các chi tiết xung quanh anh ta sẽ vừa làm người đọc dễ nhớ, vừa tải được những gì ta gửi gắm, nhà văn reo lên như vậy sau bao nhiêu vật vã. Nhân vật có cuộc sống riêng “bướng bỉnh”, dường như khác với các trào lưu văn chương hiện giờ (Hậu hiện đại được nhắc đến nhiều hơn cả) hay lộn trái phải không gian thời gian tính cách… theo chủ quan tác giả.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để đời lại một anh khí tượng. Hồn nhiên, hơi rụt rè, chu đáo, trong trẻo, anh lại thật mạnh khi lăn gỗ xuống đường cản bánh xe khách, cốt có người nói chuyện. Đấy là những chi tiết làm người đọc phải nhớ mãi, nó “đính” theo cuộc sống heo hút trên đỉnh đèo. Nhân vật thứ hai, người họa sĩ già đầy tâm trạng, có lẽ Nguyễn Thành Long chỉ việc “đẽo” từ mình ra. Mờ nhạt đằng sau là cô kỹ sư đi nhận việc, ông xe ca, nhanh chóng rụng khỏi trí nhớ người đọc.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Lúa tháng năm.


Lúa tháng năm, kén tằm vàng óng …
                                       “Khi ta ở, chỉ là đất ở
                                  Khi ta đi, đất bổng hoá tâm hồn”
                                                        (Thơ của ….)           

                                Kính tặng bà con cô bác
                           Xã An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái
                           Quê hương yêu dấu của tôi.
“…Hạt khô giòn, đem đóng thuế nông …” Đó là một sáng tác của nhạc sỹ Lê Lôi. Tôi rất yêu, rất thích “Bức họa đồng quê” của ông. Đến giờ này, nghe hoài vẫn không thấy chán. Ông dùng thủ thuật đảo phách (…Hạt khô giòn; chữ giòn đáng lý phải ở phách mạnh, nhưng tác giả lại cho “giòn” nằm ở phách nhẹ …) khiến tác phẩm rất có duyên và sống thật lâu với đời.
“Kĩu cà kĩu kịt qua sông, qua đò …”. Âm thanh này mà đưa được vào bài hát thì quả thật là tài tình. Đặc biệt là câu kết: “Nắng nhiều sớm nở hoa cau, đóng nhanh lúa tốt càng mau thắng thù”. Một câu khẩu hiệu (cổ súy, cổ động cho việc đóng thuế nông nghiệp) mà nghe như dân ca quan họ.
Hồi xưa, khi các phương tiện truyền thôngcủa ta chỉ có đài phát thanh, chứ chưa có truyền hình, mỗi lần được nghe “Đóng nhanh lúa tốt” là mình chăm chú lắm. Nếu ở hơi xa thì phải chạy nhanh về gần đài để nghe cho … sướng, cô ca sỹ giọng trong veo, thánh thót, phát âm chuẩn, rõ ràng, thế thì xinh, duyên là cái chắc. Ước gì được nhìn thấy mặt, thấy hình người hát nhỉ …
Nhạc hay, lời ca hay. Người hát cũng hay, lại xinh nữa (đoán thôi). Nói không mê thì mới lạ, mới có vấn đề (về thẩm mỹ).