Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Việt minh suýt thua ... (P2)

(để tăng độ tin cậy, các tư liệu trong “VM suýt thua…” tôi không lấy từ các trang tin trên mạng, kể cả trang tin đáng tin cậy. Tuy nhiên, do tóm tắt nhiều trang vào một vài dòng nên sự tóm tắt có thể bị thiên lệch).

1.1. Chiến lược của Việt minh (VM): “Lấy nông thôn bao vây thành thị. Lấy miền núi là chính, lấy đồng bằng là phối hợp” (bị chi phối nặng nề nguyên lí của Trung quốc (TQ).
Về kế hoạch: “…hướng chiến lược chủ yếu trong Đông-Xuân 1953-1954 vẫn là Tây Bắc và Thượng Lào…”.

1.2. Chiến lược của Pháp: Chính phủ Pháp không đưa ra được chiến lược chính trị ở Đông dương, nên Nava đành đề ra là “tạo cơ hội để Pháp rút khỏi Đông dương trong danh dự”. Về quân sự là “…giành lại thế chủ động để dẫn tới tỉ số 1/1 về quân sự”, và kế hoạch “đạt đến défense indirecte” của Nava như sau:
Bước 1: Ổn định hậu phương, bỏ hàng rào Đờ-la-tua (hệ thống tháp canh) để xây dựng 44 tiểu đoàn cơ động chiến lược.
Bước 2: Dùng một phần lực lượng cơ động lập ra các “gai nhọn” (tập đoàn cứ điểm) cắm sâu vào cơ thể VM tại các “huyệt xung yếu”. Lấy đó làm bàn đạp tấn công hậu cứ VM, tạo nên các chiến thắng quân sự, phục vụ cho cuộc “hòa đàm” về chính trị.

1.3. Các “huyệt xung yếu”: Các gai nhọn sẽ cắm “…ở vị trí sao cho trước khi chúng tiếp tục tấn công thì chúng phải tấn công cứ điểm hoặc phải bao vây cứ điểm bằng lực lượng rất lớn…”. Nava “nhất trí với VM” là Tây Bắc và Thượng Lào vẫn là hướng chiến lược chủ yếu.

2.1. Quá khứ Tây Bắc: Tướng Salăng, người tiền nhiệm của Nava, đã lập tập đoàn cứ điểm Nà sản và cụm Lai châu. Tháng 1/1953, Salăng tính lập tập đoàn cứ điểm Điện biên phủ (hãy gọi là GONO) nhưng vì nhiều lí do nên tới 21/6/1953 (ngày Salăng “trả gậy” cho Nava) vẫn chưa làm được. Nava “nhất trí với Salăng” là Nà sản và Lai châu không phải là “huyệt xung yếu” ở Tây Bắc và Thượng Lào.

2.2. Thời cơ xây dựng GONO: VM đưa 3,5 vạn chủ lực và 20 vạn dân công lên giải phóng Tây Bắc, uy hiếp Thượng Lào. Đây là giọt nước trào để ngày 20/11/1953 Nava triển khai GONO.

2.3. VM và Pháp đã “nhìn nhau mà gắp”: hai bên cùng gia tăng lực lượng lên Điện biên. VM từ 3 f lên các f chủ lực, f Công-Pháo, một số e độc lập. Pháp từ 6 lên 12 d (cuối chiến dịch là 17 d) chưa kể lực lượng đảm bảo.

3.1. Pháp-phương án phòng ngự GONO: Nava khẳng định, do GONO ở quá xa hậu cứ VM nên VM chỉ có thể có một phương án đánh GONO là “đánh nhanh thắng nhanh”.
Vì vậy Nava đã xây dựng GONO theo phương án bóp chết VM trong vài ngày nếu họ tấn công theo kiểu này, “…có thể tiêu diệt phần lớn sinh lực địch ngay trong ngày đầu tiên”.

3.2. VM-về cách đánh nói chung:
- Sau thất bại thảm hại trước tập đoàn cứ điểm Nà sản, VM đã lo ngại về việc áp dụng các hình thức chiến thuật của cố vấn TQ, bởi tổn thất quá nhiều người.
- Cố vấn TQ: “…nhược điểm của các đ/c là ít quân quá…”

3.3. 10/1953. Hội nghị Bộ chính trị về kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 53-54:
- Chúng ta phải “…trở về với truyền thống quân sự Việt nam. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc … Người của ta không nhiều (như TQ) nên chỉ có thể thắng, không được bại. Bại là hết vốn…”.
- 19/11/1953. Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch hoạt động ở Tây Bắc:
Đợt 1: f 316 đánh Lai châu. Kết thúc chiến dịch vào cuối tháng 1/1954. Nghỉ 20 ngày.
Đợt 2: “…tấn công GONO, thời gian ước tính 45 ngày… Chiến dịch khởi đầu vào tháng 2/1954, sẽ kết thúc vào đầu tháng 4/1954 … Quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 quân và toàn bộ pháo binh, công binh, lực lượng phòng không… Hậu cần bước đầu phải huy động… Dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên là 14.500 người… Thời gian tiến hành từ tháng 12/1953…”.

3.4. VM và phương án đánh GONO:
- 6/12/1953. Tổng quân ủy trình Bộ chính trị kế hoạch đánh GONO: “…ước tính trong 45 ngày… Ta mới có kinh nghiệm đánh công kiên với địch cỡ 1 d ... Nà sản nhỏ hơn GONO rất nhiều mà ta đã bị tổn thất lớn (do áp dụng chiến thuật áp đảo bằng quân số)…”
- 12/1/1954. tướng Giáp: “…ngay bây giờ đánh GONO theo chiến thuật “moi tim” đã khó…”.

4.1. TQ và phương án đánh GONO: Cho tới giờ G, trong cuộc họp với các tướng VM, cố vấn TQ vẫn nhất quán chiến thuật “moi tim địch” đánh cấp tập trong 3 đêm 2 ngày.
- Tướng VM: Pháo của GONO rất mạnh, pháo ta lại nằm trong lòng chảo, vậy giảm thương vong bằng cách nào?
- Cố vấn TQ: do bất ngờ về pháo 105, nên trong đêm đầu tiên, hỏa lực ta sẽ tiêu diệt toàn bộ pháo địch.
- Tướng VM: không quân địch mạnh hơn không quân Tưởng (cố vấn trao đổi kinh nghiệm TQ đánh quân Tưởng), giảm thương vong cho bộ đội bằng cách nào?
- Cố vấn TQ: khi sang ngày thứ nhất thì quân ta đã xen kẽ với quân địch rồi, không quân địch mất tác dụng. Đồng thời Pháo phòng không 37 là con bài bất ngờ (sẽ áp đảo không quân).
- Cuộc họp nhất trí giờ G ngày N là 17g 21/1/1954.
(Sau chiến dịch, nhiều tướng đã bày tỏ về việc tuy không đồng ý với kiểu đánh "moi tim" nhưng đã ... im lặng trong cuộc họp).

4.2. May mà dốc núi quá cao, vực thẳm quá sâu:
- Dự kiến pháo 105 “kéo vào” trong 3 ngày nhưng sau 7 ngày pháo mới vào vị trí.
- Lệnh: ngày N lùi lại 5 ngày.
- Đêm 25/1 GONO bắt được 1 trinh sát VM. Lệnh: lùi ngày N thêm 24 giờ.
- Sáng 26/1 tướng Giáp hội ý riêng với cố vấn TQ (4.3); ngay sau đó hội ý với các tướng VM, ra lệnh: Các đơn vị rút ngay. Kéo pháo ra.

4.3. Thỏa thuận với cố vấn TQ.
Sáng 26/1, tướng Giáp gặp cố vấn VQ.Thanh (chỉ nửa giờ):
- Cố vấn: tại sao đ/c không cho đánh theo kiểu “moi tim địch”?
- Tướng Giáp: 1/Pháo ta chưa tập đánh hợp đồng sẽ không áp chế được pháo địch, trong khi ta đánh ban ngày; 2/ không quân Pháp mạnh hơn không quân Tưởng, cao xạ ta lại không có kinh nghiệm nên không khống chế được địch; 3/ nếu đêm đầu ta không diệt được pháo địch thì hôm sau sẽ hết quân. Chúng tôi không có nhiều quân như các đ/c.
- Cố vấn: “…(sau một thoáng suy nghĩ) đồng ý đổi “moi tim” bằng “đánh bóc vỏ". Tôi sẽ thuyết phục đoàn cố vấn…”.

5.1. Số lượng viện trợ của TQ cho chiến dịch GONO.
- 24 pháo 105 và 3.600 đạn (18% yêu cầu của chiến dịch). Trước đó VM đã “ém” được 11.000 đạn 105 chiến lợi phẩm trong chiến dịch Biên giới, 440 viên 105 lấy từ mặt trận Trung Lào.
- 1.700 tấn lương thực (6,8% yêu cầu của chiến dịch).
- Một số hỏa tiễn H6 “…đưa tới vào cuối thời gian của chiến dịch…”.
- 7.500 viên 105 “…đưa tới khi chiến dịch đã kết thúc …”.

5.2. Pháp vét gần hết lính dù cho GONO: Cuối chiến dịch, khi GONO yêu cầu thả thêm lính dù thì Hanoi trả lời “…hết rồi. Hiện dự trữ cho đồng bằng Bắc bộ chỉ còn 1 d Dù và cả Đông dương chỉ còn 2 d Dù…”.

Hình: ... suỵt ...

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Bài hát theo yêu cầu



Ước gì
Sáng tác: Võ Thiện Thanh ,hát : Mỹ Tâm
( Tạ Việt Chiến K3 yêu cầu )


Em đã sống những đêm trời có ánh trăng chiếu vàng
Em đã sống những đêm ngoài kia biển ru bờ cát
Ước gì anh ở đây giờ này
Ước gì anh cùng em chuyện trò,
cùng nhau nghe sóng xô ghềnh đá ngàn câu hát yên bình
Em đã biết cô đơn là thế mỗi khi cách xa anh
Từng đàn chim cuối chân trời biếc tìm nơi bình yên
Ước gì anh ở đây giờ này
Ước gì em được nghe giọng cười,
và hơi ấm đã bao ngày qua mình luôn sát vai kề
Em xa anh đã bao ngày rồi, nghe như tháng năm ngừng trôi
Khi xa, em nhớ anh thật nhiều, này người người yêu anh hỡi
Ước gì em đã không lỡ lời
Ước gì ta đừng có giận hơn để giờ đây cô đơn vắng tanh
Đời em đã vắng anh rồi
Ước gì cho thời gian trở lại
Ước gì em gặp anh một lần,
em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi..