Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Ôn tân tri cố

(Bài này viết 08, gửi anh em để tham khảo, nhân chuyện Hà Đông mới nhắc mấy hôm nay về sử ta - TCk3)


Đầu năm nay, chuẩn bị cho loạt bài 50 năm đường Trường Sơn, nhóm phóng viên chúng tôi đến Tân Kỳ – Nghệ An, nơi có di tích và tượng đài kỉ niệm km 0 con đường huyền thoại này. Gặp người lặn lội đi làm hồ sơ di tích, chúng tôi ngạc nhiên thấy ông không trả lời những câu hỏi “Tại sao lấy đây (ngã tư đặt tượng đài) làm ki – lô - mét 0?”, “Sao không thể lấy lên trên, lùi xuống dưới hoặc sang trái, sang phải?”, “Vai trò của làng Ho, khe Hó thế nào?”… Dù sao, loạt bài tuyên truyền về đường Trường Sơn vẫn hoàn thành, in ra. Nhưng nó để lại cho những người thực hiện sự bối rối, có lẽ giống như khi ta xem phim về chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Có những câu hỏi “hiện ra”: quá khứ là cái như ta hằng học, hằng ghi nhận hay chỉ gần gần như thế, khó khăn hơn là không hẳn như thế? Lịch sử gần đã vậy thì lịch sử xa còn di dịch đến thế nào? Nghĩ vẩn vơ, rồi lại nhớ đến câu của Blaga Đimit’rôva, bà nhà thơ Bungari rất thân thiết với Việt Nam thời đánh Mỹ: “Lịch sử Việt Nam trộn lẫn với huyền thoại”.
Sau nhiều “chặng” chinh chiến hoặc dài hoặc ngắn, xen giữa là vài “đợt nghỉ” ngắn ngủi, đến năm 1954, một nửa đất nước bước vào công cuộc “xây dựng”. Tiếng là “hoà bình” nhưng những ngày đó vẫn rầm rập bước quân đi, vì miền Bắc còn nhiệm vụ chi viện, giải phóng miền Nam, đương đầu với chiến tranh phá hoại. Đặc điểm chính trị – xã hội ấy quy định cho công việc của khoa học xã hội nói chung, ngành nghiên cứu sử nói riêng những quan điểm, những phương pháp, cách tiếp cận…, nhiều khi còn hệ trọng hơn cả tính khoa học. Sự kiện, con người, giai đoạn càng gần thì ảnh hưởng trên càng lớn. Cho nên, không lạ gì là thời kỳ này, những nhà khảo cổ, nghiên cứu cổ sử lại được độc lập hơn bên cận đại. Làm sử hiện đại càng khó…
Chẳng hạn, người Pháp sang xâm lăng, chấm dứt nền độc lập Đại Việt đã kéo dài ngót hai nghìn năm, thế thì đương nhiên đã là người Pháp thẩy đều là thực dân; những gì họ “bỏ lại” đất nước này chỉ để phục vụ cho sự đô hộ. “Giặc núp sau bóng chúa”, nên ảnh hưởng của những giáo sĩ tạo lập gia quốc ngữ, đào tạo nên lớp trí thức, văn nghệ sĩ thuộc địa phải bị hạn chế. Chẳng hạn, những ai Để mất nước vào tay quân Pháp, triều đình Nguyễn, đương nhiên phải mắc tội tày đình nhất. “Cõng rắn cắn gà nhà” mặc nhiên là dấu vết duy nhất vương triều này để lại. Sự ngắn gọn, chắc nịch của thành ngữ được vận dụng hằn một vệt quá sâu trong các nghiên cứu, phổ biến ra sách giáo khoa, để rồi “đóng đinh” trong nhận thức xã hội. Rồi đương nhiên tất thảy những gì, những ai dính líu đến Tây thì đều xấu xa, “tay sai phản động”.
Những năm sáu mươi có lẽ là “cao trào” phê phán nhà Nguyễn. “Quốc sử quán” - tức Viện Sử học, sách giáo khoa… đều khẳng định cách nhìn này. Cũng khó làm khác đi vì đó là thời chiến, khoa học xã hội phải phục vụ các nhiệm vụ chính trị, chưa hẳn được tồn tại hoàn toàn với những mục đích tự thân. Nhưng ngay từ thời kỳ đó, không phải đã không có những nhận thức “khang khác”. Theo GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử ngày nay, chính viện trưởng Viện Sử học hồi ấy, ông Trần Huy Liệu, từng “thổ lộ”, tất nhiên không công khai: “Nói Tây Sơn có công thống nhất đất nước tôi cứ thấy thế nào…”. Đây là điều khả dĩ thống nhất với đánh giá của Trần Trọng Kim (người ông Liệu rất không ưa) trong Việt Nam sử lược, rằng Nguyễn Phúc ánh đã “đem giang sơn về một mối, nam bắc một nhà, làm cho nước ta thành một nước lớn ở phương nam”.
Kể thì cũng lạ. Bởi vì trước Trần Trọng Kim, sử liệu và vô số những đánh giá khác đã cho thấy cả những điều tích cực về nhà Nguyễn. Lê Quý Đôn, một “người của chúa Trịnh”, khi nhậm trị ở Thuận Hoá đã viết trong Phủ biên tạp lục về một Nguyễn Hoàng rất đẹp : “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yêu tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp. Hằng năm nộp thuế má để giúp việc quân việc nước, triều đình cũng được nhờ”.
*
Đất nước yên hàn. Mối nguy trực tiếp, sát sạt về một sự đe doạ từ bên ngoài đã tàm tạm lùi ra xa, khiến người có quyền định đoạt không còn khiến các khoa học xã hội như một công cụ. Đó là những điều kiện để giới nghiên cứu được độc lập theo đòi một phương pháp khách quan, khoa học, tôn trọng sự thực lịch sử hơn. Những tư liệu xuất hiện dưới dạng gốc, chứ không phải “thứ cấp” hoặc bị cắt xén. Những nhà nghiên cứu viết điều mình nghĩ. Những “đa”, “đề” cỡ Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giầu, Võ Văn Kiệt che mát các hoạt động khoa học. Các hội thảo đã sôi nổi cả về phần “thảo”, chứ không chỉ là cái “hội” với mọi thứ đã “nhất trí cao” trước khi diễn ra. Sáng ra một hình ảnh Phan Thanh Giản giầu lòng yêu nước thương dân, vì trung quân mà bị đóng đinh trong câu “Phan Lâm mãi quốc / Triều đình khí dân”. Sự hình thành miền đất Nam Bộ được gắn liền với những tên tuổi “khả nghi” kiểu Lê Văn Duyệt, hoặc chưa mấy ai biết đến, như cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích – những cựu thần phục Minh phản Thanh từ Trung Hoa chạy sang khai phá…
Tháng 10 – 2008, hội thảo “”Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19” do Hội Khoa học lịch sử và tỉnh Thanh Hoá gây ảnh hưởng lớn theo những chiều khác nhau. Thu hút lãnh đạo, nhân dân “Quý hương” – tỉnh Thanh, các dòng hoàng tộc Nguyễn, đã đành, nó quy tụ nhiều tên tuổi trong giới nghiên cứu các vùng miền, cả giới khoa học Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc… Thời kỳ “Quảng Nam quốc” sáng lên với công cuộc nam tiến, chinh phục xong tộc Chăm… Các vua Nguyễn, điển hình là Minh Mạng, được tôn vinh với công hoàn thành thống nhất lãnh thổ, quản lý hành chính. Về văn hoá, hiếm có một vương triều nào để lại được ba di sản được UNESCO công nhận như nhà Nguyễn với cố đô Huế, phố cổ Hội An (vật thể) và nhã nhạc cung đình (phi vật thể). Những nghiên cứu có tính phát hiện rất thú vị, như Hội An đánh dấu một tư duy mở, giao thương ra thế giới và khu vực, khác hẳn cách nghĩ bảo thủ, khép kín, độc tôn của phong kiến, càng khác cái “bản chất” “sợ biển ngại rừng chỉ loanh quanh đồng bằng của người Việt”. Như Nho giáo Đàng Trong có tính chất “dân gian”, thực tế, không quá “cử tử trường ốc” như Đàng Ngoài… Như Tây Sơn, thật ra là một phong trào nông dân với đủ cả nồi da nấu thịt, tranh giành quyền lực… Vai trò chúa Trịnh cũng khác, chả phải chỉ gây ra sự phân tranh, họ cũng thúc đẩy cuộc mở mang lãnh thổ.
Dầu sao, trong “nẻo rẽ” mới, các nhà khoa học đủ tỉnh táo để nhận rằng bên cạnh những điều được bổ sung trên, nhà Nguyễn vẫn là anh để mất nước. Công là công, tội là tội, không thể quên được một Nguyễn ánh đã mời 5 vạn quân Xiêm sang, ký hiệp ước Versailles với Pháp. Độc tôn Nho giáo, khinh bỉ lũ “ngạ quỷ hồng mao”, nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu, để mất nước là đương nhiên. Và cũng chả thể xoá bỏ những gì Tây Sơn đã làm được. Đó là sự khách quan về phương pháp, đem lại sự công bằng lịch sử. Người xưa có những giỏi giang và hạn chế khác với thời nay, bắt họ phải giống ta là vô lối.
Mang lại nhiều tư liệu, nhận thức khác trước, hội thảo trên không chỉ có ý nghĩa với triều Nguyễn, tỉnh Thanh, mà còn đánh dấu mốc về phương pháp, mức độ chuyên nghiệp hoá việc nghiên cứu sử. Những giả cứ, phẩm bình không thể “nhất trí” ngay, theo người ta về lọ mọ tìm hiểu thêm, là cái được của hội thảo. Hình như là có thế thì Ăng – ghen mới bảo “lịch sử luôn luôn phải được viết lại”.
Thế giới “phẳng”, nhiều thông tin, cứ liệu mới về các giai đoạn, nhân vật, sự kiện trong quá khứ tiếp tục được đưa ra, khiến ta rơi vào những nỗi bối rối khác. “Lịch sử như một sợi chỉ”, hình dung ấy thật tù mù mà cũng chả chính xác, nhưng lại ám ảnh dai dẳng. “Sợi chỉ” thì có thể rút ra cho “kim chỉ có đầu” được, nhưng có khi lại thật rối rắm, càng gỡ càng rối. Nhưng nói thế là muốn thể hiện cái cảm giác bất chợt xuất hiện khi nhìn vào những “lỗ hổng” chưa được khoa học lịch sử giải quyết, hoặc những phát hiện “mới tinh” đòi hỏi sự nhìn nhận không thể giống cũ.
Chẳng hạn, cái nhận thức ta có 4000 năm lịch sử, một ngày đẹp trời được “nói lại cho rõ” là “mấy nghìn năm” thôi, tức là chưa dài lâu đến thế đâu. Ta đinh ninh đất nước từ Âu Lạc, An Dương Vương tới nay có ngọn nguồn từ nền văn minh sông Hồng, trung tâm là người Việt, cứ thế lan toả xuống phía Nam, và kiên cường trụ vững trước thế lực từ phương Bắc. Nhưng nhiều nghiên cứu mới đây cho biết trên những vùng đất “quy tập” về Đại Việt đã có cư dân, thổ ngơi, văn hiến riêng biệt, không thể cứ “duy văn hoá người Kinh” mà soi chiếu. Nhu cầu về sự thống nhất trong tinh thần dân tộc, rất cần thiết, đã có lúc làm đơn giản nhiều sự kiện có ý nghĩa rất lớn nhưng phải được nhìn nhận đa chiều. Hà Nội chưa khôi phục lại tên phố cho công chúa Huyền Trân vừa chưa thoả đáng với người con gái hy sinh thân mình cho vương triều Trần thu được một vùng đất lớn, vừa che đi một mảng về sự mở mang cương vực của đất nước. Hoặc sự kiện cuộc mít tinh ngày 17-8-1945 ở Nhà hát lớn, bên tổ chức là Tổng hội Viên chức - tất nhiên lập thời Trần Trọng Kim - đã để Việt Minh cướp diễn đàn, thì liệu có ai trong đó lại là cộng sản?
Dường như cách đây hơn bốn chục năm, khi đề cương Lịch sử Việt Nam, cuốn thông sử của thời đại còn đang được tính toán, đã có một vấn đề đặt ra, rằng nên “nghiêng” về mảng dựng nước hay giữ nước? Nói theo cách khác, đây là tương quan giữa “võ công”, để mở mang, bảo vệ đất nước, với “văn trị” - để cho nó ổn định, phát triển. Thời phong kiến xếp “sĩ” lên đầu, còn “thương” đứng sau cả “nông, công”, nay có nên dùng lại thứ bậc ấy? Chuyện chưa đi đến đâu, nhưng rõ ràng đến nay đây vẫn còn là thời sự.
Là bởi vì “quan điểm” “được làm vua thua làm giặc” đã là chính thống trong nhiều thế kỷ làm sử. Hồ Quý Ly hạn chế số ruộng đất, nô tỳ của quốc thích nhà Trần, phát hành tiền giấy thay tiền kim loại, xứng bậc nhà cải cách lớn. Nhưng ông thường bị coi là một “điểm đen”, không thể sánh với Trần Thủ Độ – cũng “cướp ngôi” đấy chứ, vì đã để mất nước vào tay quân Minh. Nguyễn Huệ dùng binh cái thế trước quân Xiêm, Mãn Thanh, dễ được “quên” đi những chuyện ông lục đục với Nguyễn Nhạc. Chính vì sợ hở lưng với ông anh cả mà Nguyễn Huệ không thể truy đuổi Nguyễn ánh về phương Nam đến tận cùng, để rồi sau này bị quật lại. Kế vị ông, Quang Toản cũng xử với con Nguyễn Nhạc khá tệ. Đấy có phải là một lý do để Quang Trung, sau khi thống nhất sơn hà, không định đô ở Thăng Long với đám “kẻ sĩ Bắc Hà”?
Đấy là chuyện xa xa. Còn gần gụi thì những gì có đóng góp cho cuộc sống phát triển trong lòng một chế độ chính trị bị phụ thuộc ngoại bang vẫn “lép” so với những người có công đánh bật ngoại bang ấy đi. Buôn bán như Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi, làm báo, trước tác như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, vì đều là trong “thời Tây”, thành thử đều “có vấn đề” cả. Thợ nấu ăn ngon, con hát giỏi càng vắng bóng. Họ rất phức tạp. Nhưng thời thế nó thế, công tội đến đâu đều nên minh xét. Đơn giản hoá cuộc sống, phân định mọi thứ đều ra “bên địch” với “bên ta” không phải là một thái độ khoa học khách quan, vì thật hiếm có ai thập toàn như Nguyễn Trãi, giai đoạn nào “trong vắt” như thời Lê Thánh Tông, và ngược lại.
Ta hằng trách học sinh, thanh niên không quan tâm, bàng quan tới môn học lịch sử, thuộc sử Trung Hoa – giờ đây là sử Hàn Quốc – hơn sử mình. Điều ấy có thật, và lý ra thì nhiều nguyên nhân lắm. Nhưng định hình, “là” phẳng, “trói chặt” quá khứ vào một hình hài nhất định, “mầu” thì chỉ hoặc trắng hoặc đen, không coi nó là một đối tượng còn “cựa quậy”, diễn biến để tìm hiểu tiếp tục thì chính những người có tuổi cũng thấy nhàm.

Trường Chiến K3

ĐIỆN BIÊN PHỦ-QUA TÀI LIỆU

( Trao đổi cùng HCQ, HDDTK3 xung quanh một vấn đề lịch sử, trước đây vào các dịp kỷ niệm 4o năm-1994 và 50 năm-2004 ,tôi đã có một số ý kiến và tham luận trong các Hội thảo khoa học có liên quan tới sự kiện này,nay nói lại để các bạn cùng bình luận)

Nói đến Điện Biên Phủ 1954, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm thường đặut ra những câu hỏi như ĐBP nằm ở đâu trong " kế hoạch Navarre" cũng như chủ trương chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953- 1954 ( theo cách trình bầy của các tài liệu mang tính giáo khoa , phổ biến kiến thức phổ thông, thì " kế hoạch Navarre" bao gồm hai bước, còn chủ trương chiến lược của ta "tập trung mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược ở đó địch yếu nhưng không thể bỏ"- lưu ý ĐBP địch không hề yếu mà ngược lại rất mạnh.

ĐBP dường như là một hiện tượng đặc biệt của lịch sử quân sự nằm ngoài quy luật của các cuộc chiến tranh thông thường. Cuộc chiến tranh Đông Dương kéo dài 9 năm từ 1946 đến 1954 đã kết thúc ở vùng rừng núi thuộc Tây Bắc VN, cách Hà Nội 200km đường chim bay, chứ không phải là ở những trung tyâm đầu não về kinh tế , chính trị, văn hóa - xã hội của chế độ thuộc địa đương thời như Hà Nội hay Sài Gòn, kết cục này nếu xét theo cách nhìn nhận dưới góc độ mang tính chính thống về một thắng lợi "đỉnh cao,có ý nghĩa thời đại" thì dường như không được phản ánh đầy đủ trong cuộc đấu tranh ngoại giao tạii Hội nghị Geneve cũng như kết quả của Hội nghị thông qua các văn bản của Hiệp định Geneve về Đông Dương 1954.
Xét cho cùng tất cả những vấn đề trên hoàn toàn có thể lý giải được, nếu có một phương pháp tiếp
cận và giải quyết vấn đề một cách khách quan và khoa học
Trước hết cần xác định những vấn đề xung quanh chủ trương chiến lược Đông -Xuân 53-54
( theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp c hỉ là kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 53-54, xung quanh khái niệm "chủ trương chiến lược" và việc sử dụng khái niệm này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc). Từ các nguồn tài liệu hiện có như Hoàng Văn Thái- Cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953-1954-nxb QĐND 1984 cho biết, từ tháng 1/1953 Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN đã nghiên cứu và xây dựng phương án tác chiến theo chỉ đạo cuả Hội nghị BCH TƯ IV.
Một câu hỏi lớn được đặt ra , đòi hỏi phải có câu trả lời" Chủ lực của ta sẽ đánh vào đâu" nói cách khác đâu sẽ là hướng hoạt động chủ yếu trong hai năm 1953-1954?
Cũng đã có sự cân nhắc khi phân tích để lựa chọn giữa Trung Du, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc( Lai Châu và Nà Sản), câu trả lời cuối cùng là Nà Sản, nhưng bất ngờ từ 8 đến 12/8/1953 H.Navarre đã cho rút bỏ toàn bộ tập đoàn cứ điểm này ( Nà Sản được hình thành theo chủ trương của R.Salan). Vậy là phải xác định lại hướng tấn công chủ yếu của chủ lực . Theo tài liệu trên "Lai Châu không thể là hướng tấn công chủ yếu.Thượng Lào, Trung Lào, Bình Trị Thiên địch tuy yếu nhưng quá xa khó tiếp tế, Nam Bộ chưa có điều kiện đánh lớn, Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ cũng không thể là hướng tấn công chủ yếu,cho nên trước mắt chỉ sử dụng từng bộ phận nhỏ của chủ lực đánh ở đây với mục đích là để rèn luyện.
Tuy nhiên cho đến đầu tháng 9/1953 do đã phần nào nắm được "kế hoạch Navarre" nhưng do chưa có thể nắm được toàn bộ ý đồ chiến lược cũng như phương thức tác chiến của địch, cho nên chủ trương chọn Lai Châu và Trung Lào với mục đích phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Navarre đang tập trung ở đồng băng Bắc Bộ.
Các tài liệu hiện có như Võ Nguyên Giáp- ĐBP điểm hẹn lịch sử, Văn kiện Đảng về ĐBP, các bài viết của các nhà nghiên cứu Hoàng Minh Phương, Trần Trọng Trung ch o biết, từ ngày 19 đến 23/11/1953 Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng đã triệu tập cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông -Xuân 1953-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:
" Hướng chính là Tây Bắc, kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch,tranh thủ nhân dân,giải phóng Lai
Châu và mở rộng căn cứ kháng chiến,uy hiếp Thượng Lào để phân tán địch,tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tác chiến sau này.Lực lượng sử dụng hai đến ba đại đoàn. Hướng phụ là Trung Lào,lực lượng sử dụng hai trung đoàn.Hướng phối hợp là đồng bằng..." Trước đó vào tháng 10 đã có cuộc họp của Bộ Chính trị để bàn về kế hoạch tác chiếni Đông -Xuân 1953- 1954, Bác Hồ đã kết luận Hội nghị trên tinh thần chọn Tây Bắc là hướng hoạt động chính.
Như vậy Chiến dịch Tây Bắc II đã được khởi động và từng bước hình thành. Ngày 26/11/1953 Bộ tư lệnh tiền phương của chiến dịch đã được hình thành và lên đường đi Tây Bắc bao gồm Tổng tham mưu phó Hoàng Văn Thái, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục cung cấp Đặng Kim Giang và Cục phó cục tác chiến Đỗ Đức Kiên.
Cniến dịch Tây Bắc II dự kiến chia làm hai đợt ( chỉ là dự kiến bởi vì sau này đã có sự thay đổi căn bản so với kế hoạch ban đầu) :

Đợt 1: Đại đoàn 316 đánh Lai Châu, kết thúc vào cuối tháng 1/1954, sau đó nghỉ khoảng 20 ngày để chấn chỉnh và củng cố để tiếp tục đánh ĐBP.

Đợt 2 : Tấn công ĐBP thời gian dự kiến 45 ngày, nếu địch không tăng cường có thể rút ngắn hơn
Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4/1954, sau đó sẽ tiếp tục phát triển sang Thượng Lào uy hiếp Luông Phabăng.

Ngày 6/12/1953 tờ trình của Tổng quân ủy gửi Bộ Chính trị nêu rõ " Thời gian tác chiến ở ĐBP ước độ 45 ngày, dự kiến bắt đầu tháng 2/1954"
Sau này khi cuộc chiến đã chấm dứt, người Pháp cứ day dứt mãi với câu hỏi"Tại sao ĐBP" H.Navarre đã trả lời,mục đích của việc hình thành tập đoàn cứ điểm ĐBP không phải chỉ là " ĐBP sẽ là một cái cối xay thịt nghiền nát chủ lực của VM" mà còn là thực hiện ý đồ ngăn chặn sự phát
triển của VM sang Thượng Lào" nhưng chính giới Pháp lại cho rằng VM hoàn toàn có thể bỏ qua
ĐBP nếu họ vẫn muốn tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc- Thượng Lào.
Tương tự như chính giới Pháp , người VN cũng có thể đặt vấn đề , tại sao ta không tiếp tục thực hiện chiến dịch Tây Bắc -Thượng Lào như chủ trương đã được hoạch định.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Việt minh suýt thua ở Điện biên phủ, nếu như...

Rất nhiều người cho rằng, do hồi đầu, Tập đoàn cứ điểm Điện biên phủ (TĐCĐ) có ít quân nên Việt minh xài kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”, rồi do sau đó, do TĐCĐ tăng quân nên Việt minh bèn chuyển qua kiểu “đánh chắc tiến chắc” (đánh lấn). Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy. Để góp phần làm rõ vấn đề này, tôi xin đưa một số liệu sau:

Theo hồ sơ Quân đội Pháp, kế hoạch tác chiến của Tướng Nava cho TĐCĐ như sau (và rất chắc chắn khi tướng Nava khẳng định TĐCĐ chỉ cần một phương án tác chiến - NBS):

"... Trận chiến sẽ tiến triển như sau:
-Giai đoạn 1: địch tập trung binh lực - trong vài tuần.
-Giai đoạn 2: địch tiếp cận và tiếp xúc – từ 6 tới 10 ngày.
-Giai đoạn 3: địch tấn công – trong vài ngày.
-Giai đoạn 4: địch tháo chạy.

Do đó, nhiệm vụ phòng thủ (của TĐCĐ) sẽ là:
-Giai đoạn 1: trì hoãn sự vận động của địch bởi những hoạt động dưới đất và trên không.
-Giai đoạn 2: tiến hành oanh tạc để đánh bật địch khỏi Lai châu.
-Giai đoạn 3: chặn các cuộc tấn công của địch (tại TĐCĐ). Bắt chúng phải trả giá đắt trong những trận đó bằng những trận phản công.
-Giai đoạn 4: khuyếch trương việc địch rút chạy …”

“... Cơ số dự trữ cho TĐCĐ gồm: 9 ngày ăn, 8 ngày xăng-dầu, 6 cơ số đạn cho từng D bộ binh, 6,5 cơ số đạn cho pháo 105, 7 cơ số đạn cho pháo 155, 8 cơ số đạn cho cối 120, 9 cơ số đạn cho tăng M24…”.

Số liệu cho thấy, TĐCĐ sẽ phòng ngự chỉ trong một khoảng thời gian tối đa là 8 ngày. Nói cách khác, theo Nava, địch chỉ có thể dùng cách đánh duy nhất là tấn công vỗ mặt, ồ ạt, mãnh liệt (đánh nhanh thắng nhanh). Do vậy, TĐCĐ đã được xây dựng để chống đỡ và tiêu diệt rất hiệu quả những kẻ tấn công TĐCĐ theo kiểu đánh nhanh thắng nhanh.

(Để chống cuộc tấn công ồ ạt, chỉ riêng về hàng rào của TĐCĐ “… những mạng lưới dây thép gai dày từ 50 tới 70 met vây quanh từng trung tâm đề kháng. Trong các trung tâm này, dây thép gai được vây quanh từng điểm tựa. Các hướng địch có thể thâm nhập đều bổ sung mạng lưới dây thép gai và các bãi mìn thường, mìn đĩa, mìn napan ngầm …”).

Hồi đó, qua trinh sát và dự báo, cả hai bên đều biết tỏng các cuộc di chuyển của nhau (có tài liệu): Khi Pháp biết Việt minh đang đưa một lực lượng rất lớn (lớn hơn dự kiến cũ của Nava) lên Điện biên, thì Pháp đã gấp rút bổ sung quân cho TĐCĐ. Tức không phải do Pháp tăng quân ở TĐCĐ mà Việt minh thay đổi kiểu đánh, mà ngược lại, do Việt minh tăng quân nên Pháp phải tăng quân theo.

Ý kiến của một binh nhì (tôi):
1. Như vậy nếu Việt minh đánh theo lối đánh nhanh thắng nhanh thì chắc chắn sẽ bị “toi”: Tướng mà cứ nhăm nhăm đưa quân vào thế trận do địch dàn dựng, gài bẫy thì, hoặc là tướng ngu dốt, hoặc là tướng đó muốn mượn tay địch diệt quân mình.
2. Các tướng của ta không ngu và không có ý định giết quân mình, vậy thì ai đây?