Hẹn gặp nhau ở Đà Nẵng.
KHÓA 3 NGUYỄN VĂN TRỖI
TRÊN TỪNG CÂY SỐ
(Kỳ cuối)
Vào năm học
mới, nhà trường thành lập các phân hiệu (tiểu đoàn) quản lý học viên. Đại đội
10 nằm trong đội hình phân hiệu 3. Đại đội gồm hai đại đội 91 và 92 tập hợp lại
với bốn trung đội. Trung đội 1, trung đội trưởng Lê Trịnh Tường. Trung đội 2,
trung đội trưởng Nguyễn Vũ Định. Trung đội 3, trung đội trưởng Nguyễn Tiến
Dũng. Trung đội 4, trung đội trưởng Nguyễn Việt Hùng. Trung đội học yếu của 91
giải thể, chia học viên ra các trung đội, them trung đội 5 từ khóa 4 chuyển
lên. Trung đội 5 gồm các bạn đã học rút gọn chương trình suốt cả mấy tháng hè
để vào lớp 10 năm học mới cùng toàn khóa. Trung đội 5 do Phan Thanh Bình là
trung đội trưởng.
Theo biên chế
này, mỗi trung đội là một lớp. Mỗi lớp có một chi đoàn. Mỗi tiểu đội là một
phân đoàn thanh niên. Từng tiểu đội lại có các tổ 3 người, tổ tâm giao…luôn gần
gũi, giúp đỡ, động viên nhau trong học tập, sinh hoạt.
Ban chỉ huy
đại đội là các thầy đã làm nhiệm vụ quản lý học viên khóa 1, 2 rất có kinh
nghiệm, nhiệt tình và tận tụy: Đại đội trưởng – thầy Nguyễn Biểu. Chính trị
viên – thầy Vũ Văn Điểm.
Người gắn bó
với đại đội suốt từ hồi ở Trại Hòe, Trại Cờ - thầy Bạch Quốc Bình – không làm
công tác quản lý nhưng vẫn tiếp tục gắn bó với lớp trong trọng trách giáo viên
Toán. Giáo viên các bộ môn tiếp tục là các thầy cô, gắn bó nhiều năm với lớp –
vừa uyên bác, đức độ vừa rất sư phạm. Dạy
Văn – thầy Nguyễn Đỗ, Chi Phan.
Dạy Địa – thầy Đinh Khắc Tư. Dạy Sinh vật – thầy Nguyễn Văn
Hóa. Dạy Vật lý – thầy Nguyễn Đức Lương, thầy
Nguyễn Thân Bổng… Các lớp trước đây đang học Trung văn (trung đội 1, trung đội
2) nay cũng chuyển qua học Nga văn với giáo viên mới – cô Thái Hồng Hảo.
Cơ sở vật chất
của trường sang cơ sở mới ở Phong Khẩu như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng
học chuyên dung… đã được triển khai hỗ trợ tốt cho công tác giảng dạy và học
tập.
Đại đội vẫn
tiếp tục được “tăng viện”. Học viên mới, lứa “út” có Thanh Hà (nữ) Chí Đỉnh
(nam)… Các bạn nhanh chóng bắt kịp nề nếp sinh hoạt và học tập chung.
Bước vào đầu
năm, là đợt huấn luyện quân sự; ném lựu đạn, xạ kích, điều lệnh đội ngũ, báo
động, hành quân. Giờ học đầu tiên ở tất cả các lớp được tiến hành rất trang
trọng: lớp trưởng báo cáo quân số, có anh hung liệt sĩ Nguyễn
Văn Trội dự học… với bài giảng về hành động
anh hùng của anh “Mạnh hơn sung gươm và án tử hình” (Thơ Giang Nam)
Lại có những
va chạm giữa “bồ tây”, “bồ ta”. Tại các trung đội, các chi đoàn đều tổ chức hội
thảo: tình bạn là trọng nhưng việc học tập đã vào năm cuối, trồng cây đã tới
ngày ăn quả… không nên để mất tập trung, ảnh hưởng kết quả thi tốt nghiệp. Các
chi đoàn phân công các đôi bạn, tổ ba người gần gũi, quản lý, giúp đỡ nhau,
tránh va chạm. Đại đội cũng tổ chức các hoạt động tập thể, thu hút đông đảo
người tham gia: hội thao quân sự, cắm trại dã ngoại… Tháng 10, học viên của đại
đội còn tham gia gặt lúa giúp dân. Đi gặt – đối với học viên của đại dội không
còn xa lạ gì. Chỉ lạ là lúa rất xấu nhưng cán bộ địa phương vẫn giới thiệu
“được mùa chưa từng có”.
Thời kỳ này,
Cách mạng văn hóa của Trung Quốc bước vào giai đoạn xung đột căng thẳng. Các
phe phái giải quyết mâu thuẫn với nhau cả bằng tiểu liên và đại bác. Có lần, đạn
pháo rơi sát tường nhà trường. Việc bảo đảm của địa phương cho nhà trường bị bê
trễ, gián đoạn. Đã có hiện tượng mất điện, mất nước. Đích thân hiệu trưởng nhà
trường phải vào nhà dân, tìm nguồn cung cấp lương thực dự trữ.
Tết Mậu Thân
1968 – Tết thứ 2 trên đất Trung Quốc. Nhà Trường tổ chức Tết cho cán bộ, nhân
viên, học viên rất chu đáo. Đêm 30, các trung đội đều họp mặt đón giao thừa, có
hoa đào, hoa mai, có bánh kẹo, văn nghệ, hái hoa dân chủ, đón nghe lời chúc Tết
của Bác Hồ
Tết này hơn
hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin
vui khắp nước nhà
Nam
Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn
thắng ắt về ta
Ngày mùng 1,
cả đại đội ủa ra dưới loa truyền thanh nghe tin đại sứ Mỹ ở Sài Gòn bị ta tấn
công, Quân giải phóng làm chủ các biệt khu đô thành, nhân dân nổi dậy diệt ác,
phá kìm. Tổng tấn công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Nhiều bạn hò reo, “Giải phóng
rồi, thống nhất rồi…” Ai cũng thấy phấn chấn, rạo rực trong lòng.
Không khí Tổng
tấn công tràn vào các lớp học – thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, sẵn sàng
lên đường giải phóng miền Nam.
Bảng thi đua dựng ngay trong sân, thông báo kết quả thi đua trong từng tuần,
từng tháng. Những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong rèn luyện, học tập
được đại đội chụp ảnh, biểu dương treo trong hội trường, sau đó gửi về gia
đình. Thật sôi nổi, cuốn hút.
Vào giai đoạn
ôn thi. Cán sự các bộ môn ở các lớp phát huy vai trò: hướng dẫn anh em làm đề
cương, hệ thống hóa kiến thức. Các buổi tự tu
trở thành buổi giải đáp ôn tập, có sự có mặt của giáo viên, khêu gợi cách suy
nghĩ, bao quát kiến thức. Các phòng học được phép sang đèn quá giờ quy định.
Khi khóa 4 đã lên đường về nước, đại đội tiến hành “dãn dân”: Cứ một trung đội
ở một tầng nhà (3 phòng) tiện cho việc thức khuya, dậy sớm. Nhiều tổ, đôi bạn
tranh thủ truy trao, giảng lại những bài chưa
hiểu, chưa rõ.
Kỳ thi tốt
nghiệp, năm học 1967 – 1968, được nhà trường tổ chức chu đáo. Học viên tham gia
thi 4 môn Văn, Toán, Lý, Hóa tại 4 phòng thi. Kỳ thi được sự động viên cả vật
chất và tinh thần của toàn trường.
Thi xong, đại
đội bước vào huấn luyện quân sự: báo động chuyển trạng thái, hành quân mang
nặng. Một lần, hành quân leo núi buổi tối, cả đoàn quân với ba lô tư trang đi
hì hụi vượt dốc thì phát hiện có mấy thanh niên Trung Quốc đi ngang qua… Thời
buổi xung đột Cách mạng văn hóa không biết những thanh niên này thuộc phe phái
nào? Đại đội phát lệnh: dừng tại chỗ, bắt nhịp…hát: “Giải phóng miền Nam
chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt lũ Đế quốc, phá tan bè lũ bán nước…”Tiếng
hát hào hùng vang lên khắp đồi núi giữa đêm khuya, vừa hừng hực khí thế vừa để
báo hiệu – chúng tôi là Việt Nam.
Việt Nam
đây…
Nhận được kết
quả thi tốt nghiệp, đại đội cũng nhận được lệnh: chuẩn bị về nước. Các công tác
bàn giao, thanh toán cơ sở vật chất, chuẩn bị quân tư trang được tiến hành khẩn
trương. Đại đội cũng hoàn thành việc bắc đường ống dẫn nước dự trữ từ trên núi
về trường đề phòng khi bị cắt điện, nước.
Ngày 1 – 7,
ngày kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, đại đội vinh dự được tham gia
tiếp khách cùng hiệu trường Bùi Khắc Quỳnh. Khách là thầy Linh Hán Dân, hiệu
trường trường trung học số 1 Quế Lâm. Khách hội đàm với hiệu trưởng, đi thăm cơ
ngơi của nhà trường và gặp gỡ học viên đại đội 10. Trước hàng quân, hiệu trưởng
Bùi Khắc Quỳnh tự hào giới thiệu: “Đây là khóa 3, mẻ thép thứ 3 của nhà trường
chúng tôi.”
Qua mỗi năm
học, phiên hiệu của đại đội “lớn lên” cùng sự trưởng thành của tập thể lớp: đại
đội 7, đại đội 8, đại đội 9, đại đội 10. Được nhà trường xác nhận và công nhận “khóa
3, mẻ thép thứ 3, “thép đã tôi thế đấy”
của nhà trường”, đối với toàn khóa, thật sự là niềm vinh dự, tự hào.
Hai ngày sau,
toàn khóa lên đường. Chia tay mái trường văn hóa quân đội bao năm gắn bó, nhiều
bạn không cầm được nước mắt…
Một tháng sau,
ngày 1 – 8, tại trường quân chính quân khu Tả Ngạn, toàn khóa làm lễ nhập ngũ,
chính thức trở thành Bộ đội cụ Hồ, quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
* * * * *
Các
đồng đội thân mến…Đã đến “cây số” cuối cùng của “Khóa 3 Nguyễn Văn Trỗi trên
từng cây số”. Được Trần Đào Hà Đông gọi là “chính sử”, Hồ Bắc rất sung sướng
nhưng cũng thật sự ngại: nhiều chi tiết, nhiều hoạt động, nhiều niềm vui và nỗi
buồn của tập thể khóa, qua từng ấy năm mà giờ…ghi lại sơ sài quá. Mong các anh
tài khóa 3, những người “yêu lâu nhớ dai” bổ sung, kể thêm để nhớ thêm những
ngày thương mến ấy.
Trần Hồ Bắc
8 nhận xét:
Thật nhiều kỷ niệm được khơi dậy từ loạt bài của Tr.H.Bắc. Cám ơn Bạn.
HO BAC kiem tra lai hinh nhu sang Trung Quoc PHUONG ANH nhap truong cung Thanh Ha ?
phương Anh vào trường từ đầu năm lớp 9, khi còn ở An mỹ, Đại Từ. Có lẽ, do bạn ấy hiền lành, ít nói nên nhiều người tưởng bạn ấy là học sinh mới.
Cứ nhẩn nha thế , mà Hồ Bắc " đi " đc khối dường đất rùi nhỉ !.
Nhớ lại cách đây mấy năm , HB cùng lên Đại Từ với Anh em , chung 1 chuyến xe . Bọn này cũng chỉ " vui đùa " với nhau những câu chuyện " Bình thường thôi " , nhưng chắc vì đã lâu HB ko đc " hít thở " ko khí đó , nên quên mất ..., Anh cười như chưa bao giờ đc như thế ....!
Tưởng vậy thì thôi , nhưng mấy hôm sau , Hà ( vợ Bắc ) gặp vợ tôi kể : " ko hiểu hôm trước các Anh nói những gì mà Anh B về , cười một mình suốt bữa cơm tối .... , đến tận 22h , chui vào trong chăn rồi vẫn còn cười ! " ....
He he ! Hôm nay thì HB " nghĩa lộ " xem nào - sao mà sung sướng thế !!!.
Lại bắt đầu moi chuyện...
Trun Trun chắc lại muốn rủ HB cùng đi xe Long Tỉnh vào ĐN chứ gì ?. Đừng dại mà nghe nó , cậu sẽ cười vỡ bụng ...., tắc thở đấy !.
HB có phải Hô Bác hay là Hoà Bình .? Hà là vợ Lê việt Bấc hay vộ Hồ Bấc? lu xu bu quá, các bạn viết lên mạng đừng viết tất để đọc phải suy mệt lấm .
HB có phải Hô Bác hay là Hoà Bình .? Hà là vợ Lê việt Bấc hay vộ Hồ Bấc? lu xu bu quá, các bạn viết lên mạng đừng viết tất để đọc phải suy mệt lấm .
Đăng nhận xét