+ Tiểu vùng
văn hóa xứ Quảng
+Gửi Trun DC và
các bạn quan tâm, yêu thích Văn hóa Việt
Nam
Nói tới xứ Quảng như
trong bài viết của LC, các bạn đã đọc, có thể nhận thấy vấn đề đươc xem xét
dưới góc độ Văn hóa học.
Việc xác định Tọa độ
Văn hóa VN đòi hỏi phải nhìn nhận xem xét trên ba phương diện chủ yếu:Chủ thể văn hóa, không gian văn hóa và thời gian văn hóa , trong đó không gian văn hóa hay vùng văn hóa hoặc địa-văn hóa là những vấn đề khá thú vị tạo nên cảm hứng cho du
khách và tất nhiên là cảm hứng văn chương cho TC và nhiều thi nhân trên nhiều
trang viết.
Như thế nói tới xứ
Quảng là nói tới một tiểu vùng văn
hóa đã được các nhà văn hóa học VN xác định dưới góc độ địa- văn hóa, chứ không thuần túy là địa
lý- hành chính như là một hay năm tỉnh có chữ Quảng ( Quảng Ninh- Bình- Trị-
Nam- Ngãi) hay “ Ngũ Quảng” trước đây ( Quảng Bình- Trị- Quảng Đức- Nam- Ngãi).
Hiện nay quan niệm của các nhà Văn hóa học về các vùng văn hóa ở VN cũng
chưa thống nhất : năm ,sáu hay bấy vùng văn hóa, về các tiểu vùng văn hóa còn
phức tạp hơn. Tuy nhiên tiểu vùng văn hóa
xứ Quảng đã được mặc nhiên thừa nhận với trung tâm là Quảng Nam và ảnh hưởng lan tỏa tới Quảng Ngãi, Bình Định.
- Gửi TC + Ảnh hưởng của Văn hóa Hán
Bia Võ Cạnh đã có thể cho biết về sự ra đời của các tiểu
quốc ở phía Nam Cù Mông với tên gọi Panduranga, nhưng trước đó vài thế kỷ , Bắc
Chăm vẫn còn đưới sự đô hộ của nhà Hán. Khi Lâm Ấp ra đời, các quan hệ thương
mại với Trung Quốc vẫn được duy trì, di dân từ TQ vẫn đến đây để dần dần hình
thành cộng đồng Minh Hương trong các TK XVII- XVIII.
Nói về Lâm Ấp được biết từ TK II đến TK V đã có sự phát
triển với hai giai đoạn gắn liền với tên tuổi của Khu Liên và Phạm Văn cũng
như Khu Liên , Phạm Văn không phải là tên người, có thể chữ Phạm có mối liên hệ nào đó có liên quan đến Bà La Môn giáo- Phạm là sự phiên âm của Brahma sang chữ Hán. Gọi là họ Phạm là cách nói theo văn hóa TQ để chỉ
một thân tộc.
Lên cầm quyền năm 336, Phạm
Văn là người có công xây dựng và phát triển Lâm Ấp thành một vương quốc độc lập. Theo thư tịch TQ, Phạm Văn là di nô của di soái Phạm Chuy
ở Tây Quyến ( quân trị quận Nhật Nam), đã từng sang TQ buôn bán, có tài liệu
nói ông là người Dương Châu (TQ), bị bán sang Giao Châu làm nô, khi vào Lâm Ấp
buôn bán đã giúp Phạm Dật xây dựng thành quách, chế tạo vũ khí, khi Phạm Dật
chết ông đã kế vị ngai vàng
+ TK8: Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ đồ đồng ( 2000 năm TCN) đến sơ kỳ
đồ sắt( TK VII-VI TCN đến TK I/II ) , đồng được sử dụng chế tạo vũ khí, chế tạo
đồ sắt như : dao, liềm , vũ khí. Thủy tinh nhân tạo là một thành tịu rực rỡ của
Văn hóa Sa Huỳnh, để làm đồ trang sức
như hạt cườm, khuyên
LC
4 nhận xét:
LC: cám ơn cậu
Dân Chăm chỉ múa hát, nghệ thuật, k lo Sản Xuất, Quốc Phòng, và như bác TC "mấy tiểu quốc, thèng nèo bị uýnh kệ mẹ mày", bên cạnh chú ĐẠI CỒ VIỆT, rồi ĐẠI VIỆT lúc nào cũng lăm le thôn tính...
Trong lịch sử các cuộc chinh phạt trong quá khứ như Thành Cát Tư Hãn- Tần Thủy Hoàng- Tào Tháo- Trần Thủ Độ- Hồ Quý Ly hay là Hittle... như thiển ý của tớ thì kẻ thủ lĩnh cầm đầu phải có tố chất máu lạnh, độc đoán, độc ác, cơ mưu, túc trí, gian hùng thì mới được thiên hạ cho mình ...chứ không lãng mạn nghệ sĩ và say mê sáng tạo nghệ thuật như dân vương quốc Chămpa và các vua Chiêm thành Chế Mân- Chế Bồng Nga... v.v... nên họ mất nước cũng là điều dễ hiểu.
Đại Việt mình thì ngay từ thời Lý- Trần đã học theo lối "lấy dân làm gốc", "khoan thư sức dân", "ngụ binh ư nông" và tướng sĩ thì "một lòng phụ tử"...cả về chiến lược, sách lược nhịp nhàng bên cạnh các khôi phục lễ nhạc, nhã nhạc khác...
Đăng nhận xét