ĐÀ NẴNG ĐẤT
& NGƯỜI
( Phần 1 )
Lê Công
Một vài nét chấm phá về vùng
đất mà anh em mình sẽ quần tụ ở đây vào những ngày đầu tháng 8 này. Các bạn đọc
chơi cho vui.
Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng
Không gian văn hóa xứ Quảng,
trong đó có Đà Nẵng bao gồm cả Quảng Nam
và Quảng Ngãi, trải dài theo trục Bắc- Nam với chiều dài khoảng 300km và chiều ngang
rất hẹp nơi rộng nhất như Quảng Nam
chỉ 100km.
Dựa lưng vào dải Trường Sơn ở
phía Tây, hướng tầm nhìn ra biển cả ở phía Đông, phía Bắc giáp vơi Băc Trung bộ
được ngăn cách với tiểu vùng văn hóa xứ
Huế bằng đèo Hải Vân. Ở phía Nam
ngăn cách với Bình Định bằng đèo Bình Đệ. Địa hình xứ Quảng mang một sắc thái
riêng biệt so với nhiều vùng miền khác trong toàn quốc, đó là sự đan xen lẫn
nhau giữa đồng bằng, rừng núi và sông biển trong một không gian địa lý chật
hẹp.
Đèo Hải Vân sừng sững như một
ranh giới không chỉ về địa hinh mà còn là một cột mốc của sự chuyển giao giữa
khí hậu nhiệt đới chí tuyến ở phía Bắc với khí hậu á xích đạo ở phía Nam, con
đèo nổi tiếng này là giới hạn của sự phân chia chế độ khí hậu của hai khu vực :
gió mùa đông bắc từ phương Bắc và gió mùa tây nam ở phương Nam .
Sự đa dạng của cac yếu tố địa
hình và khí hậu mặc nhiên quyết định sự đa dạng của hệ sinh thái. Rừng núi ở
đây nằm trong hệ thống nam Trường Sơn với diện tích chiếm 2/3 lãnh thổ, bao
trọn mặt phía Tây xứ Quảng, nhiều khu vực rừng núi nhô ra sát biển ôm lấy cả ba
mặt đồng bằng.
Từ hệ sinh thái núi đồi và trung
du này, hình thành sự đa dạng trong hoạt động sinh tồn của con người xứ Quảng :
trồng lúa nước ở đồng bằng, lúa nương ở nương rẫy, trồng rừng và khai thác tài
nguyên rừng. Chủ nhân của các hoạt động sản xuất này không chỉ là các tộc người
thiểu số mà còn là người Kinh. Đây là một điểm khác biệt so với nhiều vùng miền
khác.
Đồng bằng miền Trung cũng như
xứ Quảng càng xuôi về Nam càng hẹp, sự hạn hẹp của đất đai dẫn đến những hạn
chế của sản xuất nông nghiệp, bù lại nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú tạo
điều kiện cho sự phát triển đa dạng của các ngành nghề thủ công truyền thống
như chế tác đá, sản xuất mía đường, dệt lụa, đóng ghe thuyền. Người xứ Quảng từ
xa xưa đã biết đã tận dụng tối đa các nguồn lợi tự nhiên để làm phong phú hơn
đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
Cửa sông và bờ cát ven biển
tạo thành một hệ sinh thái đặc thù của người xứ
Quảng, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt với mật độ cứ 20km trên
tổng số 200km bờ biển lại có một cửa sông với các quy mô lớn nhỏ tùy theo địa
hình. Hệ sinh thái nước lợ bao gồm các cửa sông, bãi bồi, bãi sú vẹt ngập mặn,
không chỉ tạo ra nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú, mà còn tạo ra những
vùng đất cát pha thích hợp để trồng các loại cây củ vốn là nguồn lương thực chủ
yếu của các cư dân vùng núi và trung du.
Từ điều kiện tự nhiên và những
hoạt động kinh tế, những sinh hoạt văn hóa mang đặc trưng của người xứ Quảng đã
từng bước định hình .
1.Văn hóa Sa Huỳnh và sự ra đời của Vương quốc cổ Chăm Pa
Lãnh thổ của vương quốc Chăm
Pa cổ trải dài theo ven biển Trung Bộ Việt Nam là những dải đất hẹp dưới chân
dẫy Trường Sơn. Các con đèo nổi như Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cả nối cao nguyên
với biển, chia cắt dải đất hẹp nằm giữa núi và biển thành ba khu vực địa lý : khu vực Amaravati cổ xưa bao gồm ranh
giới các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam- Đà Nẵng ; khu vực Vijaya cổ xưa ( Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên); khu vực Panduranga
cổ xưa ( Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) tương ứng với quần thể kiến trúc và
nghệ thuật điêu khắc mang dấu ấn văn hóa Ấn Độ như Mỹ Sơn, Đồng Dương( Quảng Nam)
; Bình Định; Nha Trang- Phan Rang( Khánh Hòa,
Ninh Thuận)
Cho đến nay giới nghiên cứu
về khảo cổ học và văn hóa học bước đầu đã có sự thống nhất khi đưa ra nhận định
cội nguồn của Văn hóa Chăm Pa là Văn hóa Sa Huỳnh ( Đức Phổ- Quảng Ngãi) có
niên đại được xác định bằng phương pháp C14 cách ngày nay khoảng 4000 đến 3500
năm thuộc thuộc thời đại kim khí, những di chỉ khảo cổ thuộc loại hinh Văn hóa Sa Huỳnh trải dài trên một không
gian khá rộng từ Hoành Sơn đến lưu vực sông Đồng Nai cho thấy một quá trình
phát triển từ thấp đến cao mang tính thông nhât với những hiện vật văn hóa độc
đáo. Chủ nhân của nền văn hóa này được xác định thuộc nhóm tộc tiền
Malayo-Polynesia, trong quá trinh hình thành và phát triển có sự trao đổi và
giao lưu chủ nhân của nền văn hóa hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí ở cao nguyên
Lâm Đồng thuộc ngữ hệ Môn- Khmer hay tiền Nam Á. Bên cạnh đó trong sự giao lưu
và tiếp biến văn hóa với các cư dân thời đại kim khí ở Đông Nam Á hải đảo và
lục địa có thể xác định chủ nhân của Văn
hóa Sa Huỳnh có ngôn ngữ Nam Đảo hay Malayo- Polynesia với nhiều yếu tố Nam
Á. Cũng như nhiều cư dân khác ở Đông Nam Á cư dân của nền Văn hóa Sa Huỳnh cũng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nhưng
thông qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa có thể nói văn hóa Ấn Độ ở đây đã được bản
địa hóa để từng bước hinh thành nền văn minh Chăm Pa với bản sắc độc đáo. Trong
khi đó một nhóm cư dân Sa Huỳnh đinh cư rừng núi và trung du hay các vùng bán
sơn địa đã di chuyển lên cao nguyên hầu như không chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ, bảo toàn ngôn ngữ Nam Đảo là cội nguồn của người ÊĐê, GiaRai hiện nay.
2.Sự hình thành những tiểu quốc đầu tiên và sự ra đời nước Lâm Ấp(
TKII)
Vào giai đoạn cuối của Văn hóa Sa Huỳnh khoảng TK I-II đầu CN, với trình độ phát triển cao về kinh tế-xã
hội, cư dân ở đây đã dứng trước ngưỡng cửa của sự ra đời nhà nuớc. Những dấu ấn
đầu tiên về những bộ lạc Cau và Dừa còn
lưu lai trong bi ký , truyền thuyết dân gian cho biết : bộ lạc Cau
( (Chữ Phạn trong bi ký Kramuka
Vamsa) cư trú ở phía Nam đèo Cù Mông trên địa bàn của các tỉnh Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay và bộ lạc Dừa ( Chữ Phạn trong bi ký Narikela
Vamsa) cư trú ở phía Bắc đèo Cù Mông thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Nam- Đà
Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay.
Căn cứ trên những được ghi
lại trên bia Võ Cạnh ( Vĩnh Trung-
Nha Trang) (được các nhà nghiên cứu xác định có niên đại vào khoảng TK II) viết
bằng chữ Phạn có nói về một triều vua có tôn hiệu Sri Maya chịu ảnh hưởng sâu
sắc văn hóa Ấn Độ.Tiểu quốc Nam Chăm này có thể có tên Pan-rãn( tiếng Chăm cổ) hay Panduranga(
chữ Phạn), tiểu quốc này có thể đã tồn tại độc lập và có vai trò đưa ảnh hưởng
của Văn hóa Ấn Độ vào Bắc Chăm thông qua sự phổ biến chữ Phạn, tạo tiền đề cho
sự sát nhập giữa Nam Chăm và Bắc Chăm sau này.
Tuy nhiên vài ba thế kỷ trước khi có bia Võ Cạnh , Bắc Chăm đang còn nằm dưới ách
đô hộ của nhà Hán.Năm 111 TCN nhà Hàn
đánh bại Nam Việt của nhà Triệu và đặt sự cai tri trên chin quận, trong
đó trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba quận :Giao Chỉ ( Bắc Bộ); Cửu Chân (
Thanh- Nghệ- Tĩnh) và Nhật Nam( từ Hoành Sơn đến Quảng Nam) với năm huyện trong
đó Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam, có địa bàn tương ứng các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay, cũng là địa bàn trung tâm của Văn hóa Sa Huỳnh nơi cư trú của bộ lạc Dừa.
Trong suốt TK II các cuộc đấu
tranh của dân chúng ở Nhật Nam và Tượng Lâm chống ách đô hộ của nhà Hán liên
tục bùng nổ, đỉnh cao là vào năm 192- Sơ Bình thứ ba đời vua Hiến Đế nhà Hán ,
nhân lúc Trung Quốc có biến, Khu Liên đã lãnh đạo dân chúng Tượng Lâm nổi dậy
và lên làm vua ( Khu Liên không phải là tên
người ,có thể là sự chuyển âm từ ngôn ngữ cổ Đông Nam Á có ngĩa là Kurung có nghĩa là tộc trưởng, nhà nước
đầu tiên của người Chăm đã ra đời với tên gọi Lâm Ấp, định danh nay chỉ thực sự xuất hiên trong Thủy Kinh chú- thư tịch cổ Trung Quốc vào
năm 248, khi Lâm Ấp tấn công Giao Chỉ
và Cửu Chân.
Như vậy vào cuối TK II ngay
tại trung tâm của Văn hóa Sa Huỳnh đã
xuất hiện hình thái nhà nước đầu tiên của người Chăm, bằng các tài liệu khảo cổ
có thể khẳng định người Lâm Ấp chính
là những hậu duệ của chủ nhân Văn hóa Sa
Huỳnh.
3. Các tên gọi của Vương quốc Chăm
Pa
+ Lâm Ấp : Theo thư tịch cổ
Trung Quốc từ khi ra đời (192) cho đến năm 757 Lâm Ấp là tên gọi của quốc gia
cổ đại đầu tiên của người Chăm.
+ Chămpa : Tên gọi được ghi nhận từ bi ký của vua
Sambhuvarman( 595-692),là tên một loài hoa- hoa Đại (tên khoa học Michelia Champaca Linnae)
Cũng là một địa danh ở đông
bắc Ấn Độ, hạ lưu sông Hằng. Tên gọi Chăm
Pa không có trong thư tịch cổ
Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đây là tên mà bộ lạc Dừa tự gọi sau khi đã lập nước.
+ Hoàn Vương : Tên gọi Lâm Ấp hầu như không còn tồn tại trong
thư tịch Trung Quốc từ sau năm 749 khi sứ bộ của vua Rudravarman sang TQ.
Gần mười năm sau đó theo Tân Đường thư , Hoàn Vương được xác
định vào thiêời Đường Đức Tông “sau niên hiệu Trí Đức ( 756-757)” vì vậy các
nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất tên gọi
Hoàn Vương có từ năm 758.
+ Chiêm Thành : Từ niên đại 854 của bia Vikarantavarman III ở Po
Nagar, về sau không còn tư liệu về Hoàn Vương cũng như Chăm Pa. Các bia ký mới chỉ xuất hiện vào năm 875 ở Indrapura ( khu vực Đồng Dương- Quảng
Nam). Năm 877 Tân Đường thư- thư tịch
TQ lại có những ghi chép về Chăm Pa với tên gọi mới Chiêm Thành, tên gọi này được phiên âm Hán-Việt từ Campapura ( Thành Chăm pa) đã có trong
bia ký Mỹ Sơn năm 629.
Những tên gọi khác nhau trong
thư tịch cổ TQ và Việt Nam có thể sẽ phản ánh một nội dung quan trọng nào đó
trong lịch sử vương quốc Chăm Pa, nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫ n
chưa có những tài liệu mà họ cần phải có xung quanh vấn đề này. Nhưng trong
thời kỳ này với những tài liệu như bia ký ở Mỹ Sơn thế kỷ VII cho biết về một
tiểu quốc ở phía Bắc có tên là Campapura
cùng với Vương triều Indrapura , như
vậy lịch sử vương quốc Chăm Pa từ đây
cho đến khi suy vong ( 1471), khởi đầu từ vương
triều Indrapura cho
thấy lịch sử Vương triều Chăm Pa
thực chất được xây dựng từ liên kết của các tiểu quốc và vị trí và vai trò bá
quyền sẽ thuộc về những tiểu quốc hùng mạnh. Lịch sử Chăm Pa
thời kỳ Vương triều Indrapura là
những câu chuyện về sự phát triển hùng mạnh, khẳng định quyền lực của một tiểu
quốc ở phía Bắc.
( Hết phần I)
6 nhận xét:
LC:xem thế này thì "Chăm Pa" với "Dừa", hai cái tên khó nối với nhau nhỉ
Mà văn hóa Hán có ảnh hưởng nhiều đến vùng này ko?
Cháu chả hỉu về NIÊN ĐẠI, chỉ suy luận nhà quê như vầy: khi "Văn hóa Sa Huỳnh" đang mải nặn các Chum đất sét thì "Văn hóa Đông Sơn" đã chế tác Kim Loại (Trống đồng), cộng thêm yếu tố "đẻ nhìu" và "dư thóc gạo" nên mình mạnh hơn và mần thịt họ lun.
đọc bài này thấy đúng là bài của một nhà nghiên cứu.Cám ơn Lê Công
Lê Công ơi , ông viết và đại lược cho anh em nhờ ,chứ viết kiểu" bác học" quá ,dài dằng dặc đọc ngạilắm .Muốn biết về xứ Quãng cũng chịu .Già cả rồi ?
Lê Công ơi: Xứ Quảng ở đây là 5 Quảng hay chỉ là Quảng Nam - Đà Nẵng thôi ? Thật sự tôi muốn rõ chỗ này. Xin được hồi âm nhé.
Nếu mình nhớ ko nhầm, thời Nguyễn đặt Ngũ Quảng, là Bình, Trị, Nam, Đức, Ngãi. 4 anh kia biết rồi, còn Quảng Đức ở vị trí nào ko biết
Miền Nam trước 75 có tỉnh Quảng Đức, đâu trên Tây Nguyên. Có thể thế...
Đăng nhận xét