Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Về xứ Quảng thăm làng nghề đá Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân dãy núi Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hòa Hải- quận Ngũ Hành Sơn, về phía đông nam TP Đà Nẵng, cách phố cổ Hội An khoảng gần 20 km. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ở đây đã được hình thành ngót 400 năm (từ cuối thế kỷ XVII), do nghệ nhân Huỳnh Bá Quát quê Thanh Hóa có công mở đất, khai thôn, lập ấp và sinh sống ở đây.
           Trong quá  trình mưu sinh, ông và những người dân đã lấy đá núi đục đẽo thành vật dụng thô sơ  phục vụ cho cuộc sống hằng ngày gồm những hòn bi đá buộc để neo tàu thuyền, cối giã  gạo, cối xay bột, điêu khắc bia mộ, chế  tác tượng tứ linh, trang trí chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm, cung đình.... Từ chế tác sản phẩm phục vụ đời sống lao động thuần túy, nghề đá ở Ngũ Hành Sơn đã phát triển theo một xu hướng mới  đó là phát triển thành làng nghề mỹ nghệ đá như  ngày nay.
         
 Tương truyền ở đây do có 5 dãy núi mang 5 màu sắc của ngũ hành, đó là kim mộc thủy hỏa thổ: vàng , xanh, trắng, đỏ và nâu... nên cái tên Ngũ Hành Sơn đã được đặt cho 5 ngọn núi ngũ sắc này. Ngũ Hành Sơn là nguồn nguyên liệu vô tận để người dân làng đá có thể yên tâm mà sống chết với nghề hết đời này sang đời khác. Trong thiên nhiên có rất nhiều chất liệu để người ta lựa chọn làm tượng: Đá, đồng, gỗ, gốm, xi măng... nhưng chỉ với chất liệu đá, người thợ thủ công có tâm hồn nghệ sĩ mới trổ được hết cái tài hoa và sáng tạo trong từng sản phẩm, là chất liệu bền chắc với thời gian và không quá hiếm đắt.
         Họ Huỳnh được nhân dân tôn làm“ Thạch Nghệ Tổ Sư” và lập đền thờ. Ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ ở đền thờ ông tại làng đá Non Nước. Đây là dịp  để các nghệ nhân, các thợ điêu khắc, các cơ  sở sản xuất và kinh doanh đá của làng nghề  tri ân tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công tạo dựng nên làng nghề truyền  thống này...
         
            Đá Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch mát mịn, trong như ngọc và có vân mây bồng bềnh...không chỉ phù hợp để cho nghệ nhân thổi hồn vào đá và trở thành các tượng thờ kích thước lớn như các tượng Phật A di đà- tượng Quan Âm- tượng La Hán- tượng Sư tử, tượng Nghê cho đến các tượng mỹ nghệ nhỏ...mà còn chế tác ra những đồ trang sức như cườm tay, vòng cổ và khuyên tai, mặt dây chuyền đá, các tượng mỹ nghệ đủ kích thước khác nhau theo nhu cầu để có thể trưng bày ở phòng khách....v.v...


      
Khi nói đến tượng đá mang đề tài văn hóa tín ngưỡng, thì không thể không nhắc  đến nét văn hóa Champa trên vùng đất của Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi này nằm trong vùng ảnh hưởng văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn. Nơi đây mang đậm di tích về văn hóa điêu khắc và kiến trúc văn hóa Champa. Làng đá Non Nước nằm trong vùng giao thoa văn hóa giữa Việt và Chăm. Vì vậy dòng tượng theo văn hóa Champa đã tạo nên sự phong phú cho làng nghề ở đây.


         Quảng Nam hay còn gọi là xứ Quảng, cái miền đất đầy nắng và gió, nằm ở vị trí giao thoa của 2 nền văn hóa: Văn hóa Đại Việt và văn hóa Chiêm Thành nên đã thừa hưởng được những gì tinh túy nhất.

Dọc từ bắc vào nam, chỉ có 4 vùng đất được gọi là “xứ”. Đó là: xứ Lạng- xứ Thanh - xứ Nghệ và xứ Quảng...Thư tịch cổ viết: "chỉ những vùng đất có bề dày văn hóa mới được gọi là “xứ”. Đất Quảng Nam không chỉ giàu tiềm năng về kinh tế, có bề dày về văn hóa mà còn nổi tiếng về danh thắng và làng nghề...
      

Pho tượng này bằng nhựa đúc của TQ
Tuy vậy, sản phẩm của làng nghề hiện nay đang được bày bán cùng với rất nhiều hàng nhựa đúc của Trung Quốc  và đá công nghiệp Trung Quốc dễ bị nhiễm phóng xạ. Có khoảng 30% sản phẩm nhựa TQ bày bán ở đây. Do là đồ đúc, lại theo khuôn mẫu nên các tượng này cực kỳ tinh xảo về đường nét và chuẩn về tỷ lệ. Nếu không tinh ý, các bạn sẽ rất dễ nhầm khi  mua. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ tay lên sản phẩm, nếu là đá sẽ có độ mát lạnh, gõ vào tiếng nghe trong. Đồ nhựa ấm nóng và khi gõ vào âm thanh đục. Đồ nhựa nếu bật lửa ga đốt thử ở góc đáy sẽ cháy khét, đồ đá thì không hề gì.
   Đồ đá ( loại đá có đến mấy ngàn vạn tuổi) nó có năng lượng tự nhiên và sức mạnh như là sự bảo trợ cho con người. Đá có mặt trong mỗi gia đình nó tạo nên sự sang trọng và an tĩnh cho ngôi nhà bạn đang sinh sống:
- Sơn vô thạch bất kỳ (núi không đá không kỳ vĩ)
- Thủy vô thạch bất thanh (nước không đá không trong)
- Viên vô thạch bất tú (vườn không có đá không cẩm tú)
- Gia vô thạch bất an ( nhà không có đá không an tâm)
- Nhân vô thạch bất tĩnh ( người không có đá, lòng không yên tĩnh) ...

    
Các bạn Troik3, về xứ Quảng, thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước, ta cần tới vãn cảnh ngôi cổ tự với hệ thống  Chùa chiền- hang động. Chùa tô điểm cho hang động càng thêm đẹp. Xưa kia, là nơi dân chúng thường đến đây làm lễ "ăn thề" hoặc "cầu tự". Trong các hang động, người ta vừa thờ các vị thần của người Chiêm ( Thiên Y A Na Chúa Ngọc);   thờ các nhân vật của đạo Lão (Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Tam Thánh); vừa thờ Phật, thờ thần theo tín ngưỡng bản địa. Các chùa ở Non Nước - Ngũ Hành Sơn đều theo phái Đại Thừa (ảnh hưởng Phật Giáo miền bắc)  nên không chỉ thờ riêng Đức Phật Thích Ca mà còn thờ nhiều vị Phật khác. Các nhà tu hành ở đây không mặc đồ màu vàng mà y phục màu nâu sồng.
 Một vài cảm nhận, Trung dc mời các bạn tham khảo để chuyến đi thêm thú vị.


Tượng A di đà ở chùa Non Nước

7 nhận xét:

TrunDC nói...

- Muốn An Lạc, bạn hãy chọn mua tượng Phật cười.
- Nếu muốn trấn trạch, bạn hày tầm một pho tượng Quan Công,
- Nếu muốn cầu sức khỏe, bạn hãy chọn mua cặp Voi đá.
- Nếu muốn hóa giải thù hiềm và để cầu danh, bạn hãy mua một đôi Rồng đá
- Nếu muốn cầu An, bạn hãy chọn một quả cầu pha lê...
- Ngoài ra, bạn tuổi con gì nên chọn con giáp ấy.

BantroiK9 nói...

Rất là nhiều thông tin bổ ích qua bài viết này. Thật là thú vị. Cảm ơn bài viết của Trun dc. Chả trách tôi thấy ông có miếng ngọc bội... như là của cậu Bảo.

AMK3 nói...

Lần này TrunDC sẽ có thêm bộ ấm chén trà bằng đá Ngũ Hành Sơn, bổ sung cho bộ sưu tập nữa chứ nhỉ? Chuyên gia như ông chắc không sợ chọn lầm đồ rởm.

TrunDC nói...

Chuyên gia gì đâu ? Chẳng qua là chuyên tâm vào cái gì thì mình có thêm thông tin về cái đó mà AM ? Ừ, có lẽ đúng như ông gợi ý thật, tôi phải sắm thêm một bộ ấm chén bằng đá đấy. À mà này, nếu ai đó mua nhầm vào ấm chén nhựa đúc của TQ thì uống nước sẽ độc hại lắm đấy, nhất lại là uống nước Trà nóng nữa.

TK8 nói...

Nghe đâu Bảo Đại chỉ xài Bàn Cầu bằng Đá Non Nước, kể cả Toa - Lét Tây ngài cũng chê và "dùng bữa" rất lâu xong - khi mô về ĐN các bác nên chơi 1 cái mần cho sướng cái fao câu nhể !

TrunDC nói...

Ối Zời ơi là Zời ông TK8 và đây cũng là 1 thông tin thú vị...

TK8 nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.