Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đời là thế...?


THÓI  ĐỜI

Khi không có một xu trong túi,
Tôi cười-buồn khi họ lánh xa tôi.
Khi trong tay có nhiều tiền rồi,
Tôi lại buồn- cười khi họ vây quanh.
 Lạ cho thế thái nhân tình,
Không tiền họ bỏ một mình quạnh hiu.
 Đến khi mà có tiền nhiều,
Bên ta không  biết bao nhiêu bạn bè.

            28/8/2001 

       HNN     

12 nhận xét:

Tualinh nói...

Bài thơ này,ý tứ hay chứa ở cách dùng 2 cặp chữ ' cười-buồn' và ' buồn - cười' tương ứng trong 2 tình thế túi tiền 'đầy vơi nghịch cảnh'.

Hoàng Giang nói...

Chị T. Linh cũng buồn cười
Đăng mấy câu ấy chị vui hay buồn
Em tôi chỉ nói rồi chuồn
chị đăng để buồn cười cái chị đăng
Hát câu dung dẻ dung dăng ...

Ngoc Anh nói...

Chị TL ơi! chị có rơi vào tình cảnh đó nhiều không?
Buôn làm gì,chẳng nhiều thì ít, ai cũng vô tình hoặc cố ý ứng xử như vậy, nên tác giả coi như thói đời thường gặp, chả trách ai.
Em được dạy câu này khi mới bước vào đời: Bần cư đáo thị vô nhân vấn.Phú quí sơn lâm hữu nhân tầm (Kẻ nghèo sống giữa đô thị chẳng ai thèm hỏi. Người giàu chui trong rừng sâu vẫn có người tìm đến.)
Em Ngọc Anh.

Hoàng Giang nói...

Xin phép được sửa cho N.A mấy chữ trong câu trích dẫn :

Bần cư NÁO thị vô nhân vấn
Phú TẠI THÂM lâm hữu KHÁCH tầm

Chỉ là chỉnh câu chữ cho nó chuẩn mà thôi !

tranbachai nói...

Bác HG kỹ lưỡng quá. Các tuyệt tác thì thường có nhiều dị bản.

"Bần cư ĐÁO thị vô nhân vấn/Phú quý SƠN LÂM hữu nhân tầm" cũng có thể hiểu là kẻ nghèo ĐẾN chợ cũng chả ai hỏi/Người giàu chốn RỪNG NÚI cũng có kẻ tìm.

Dĩ nhiên là không đối nhau chan chát bằng náo thị-thâm lâm (chợ đông-rừng thẳm); nhân-khách rồi.

Mà các bác ạ, nói ra chắc có bác chửi em vong bản, nhưng em nghĩ người Nhật Bổn thời Minh Trị họ bỏ âm lịch và bứt khỏi quỹ đạo "đồng văn" với Tàu thì con cháu mới có được dân giàu nước mạnh như ngày nay.

Hoàng Giang nói...

3chai : nói như ông cũng là 1 cách nghĩ . Tôi cho rằng văn hóa không của riêng 1 dân tộc nào . Tôi học Đường thi từ Lý Bạch , cũng như thế tôi học Hàn thi từ Hàn thuyên nhà mình (cụ Hàn Thuyên không phải họ Hàn !). Dẫu vậy , văn từ vẫn là văn từ . Các bạn từ xưa vẫn nghe một vế đối : TỬU , PHÙNG TRI KỶ , THIÊN BÔI THIỂU (gặp người hiểu biết mình , uống với nhau ngàn chén rượu vẫn còn ít). Đã mấy ai học được vế đối sau đâu ! Ôi , đời người có hạn còn biển học lại vô cùng ! Trong cuộc đời , anh em mình phải biết học nhau (dù rằng cái sự học nếu chỉ 50/50 đã là quá quý rồi !) , các cụ vẫn dạy " học thầy không tày học bạn" đó sao !
Hôm nay "rượu vào" nói hơi nhiều (mất lý Đường thi "ý tại ngôn ngoại" ) , 3chai thông cảm nhé !

tranbachai nói...

@HG. Em không được học Nho, chỉ lõm bõm nghe lỏm các cụ thôi. Vế đối mà bác bảo là xưa, hôm nay em mới được nghe. Xin múa rìu qua mắt thợ đối lại để được các bác chỉ giáo thêm:

Tửu, phùng tri kỉ, thiên bôi thiểu
Nhạc, đắc nhân tâm, nhất cầm đa

Rượu, gặp tri kỷ, ngàn chén vẫn còn ít
Nhạc, hiểu lòng người, một đàn cũng là nhiều

Tualinh nói...

@Ngọc Anh: chi chưa có lần nào rơi vào tình trạng như trong bài thơ-kể từ lúc 14 tuổi rời gia đình bắt đầu cuộc sống trong tập thể.

Đã là 'thói đời' mà trách cứ thì cũng chẳng ích gì, dù thế nào nó vẫn cứ xẩy ra. Âu đấy cũng là 'hành vi' tuân theo 'bản năng sinh tồn'tự nhiên của con-người : gần 'kẻ mạnh' (hoặc cho là mạnh hơn mình) sẽ có được cảm giác 'an toàn' và 'được che chở'.

Các anh,các chị 'Trỗi' do hoàn cảnh chiến tranh mà được học với nhau từ bé 24/7,và cũng vì được rèn luyện trong môi trường tập thể ấy mà Tình Bạn mới là điều quan trọng nhất đối với mỗi người - để soi xét đánh giá phẩm chất.
Trước một tình bạn keo sơn thì ba cái dzụ 'tham phú phụ bần' quá lẻ tẻ, nhằm nhò gì đâu, có chi đáng kể. Có phải vậy ko N.A ?

Bài thơ "Thói đời" của chị HNN đăng lên ở đây là một 'đề tài' để mọi người cùng bàn luận cho vui... những cái tuổi sắp về già này này. Nó có tính chất 'văn học',chứ ko có hàm ý về 'tâm tư nội bộ' em à.

Về phần mình, N.A đã có trải nghiệm nào tương tự ko?

Hồ Như Nguyện nói...

Người xưa cũng từng thốt "Còn tiền,còn bạc,còn đệ tử.Hết cơm,hết rượu,hết ông tôi"nữa là HNN.Kẻ cầm bút chỉ viết ra những gì đã thấy trong cuộc đời chứ không nhất thiết phải trải qua cái đoạn trường cay đắng ấy.Nhưng nghĩ mình nói có lý,ví như mình không có tiền thì làm sao mà mua nổi cái cục gạch để alo mời gọi bằng hữu hội tụ?Vậy là mình có lỗi chứ chẳng phải ai nhá.Bởi thế nên nghèo là một cái tội.Tiên trách kỷ,hậu trách nhân.Hu..hu..hu..hu...

Tualinh nói...

Vế đối của anh 3CH quá hay!
Mạo muội ăn theo 'nho nhe', đề xuất một câu :
Đàn,so Bá-Tử,nhất thanh đa.
(đàn,so (dây) Bá (Nha)-Tứ (Kỳ),(chỉ) một tiếng (gẩy lên) (cũng đã) là nhiều )

TQtrung nói...

Cái này mới đúng là "...Ngôn bất đồng tâm, bán cú đa" đấy, hehehe!

Nặc danh nói...

khi co tien xum quanh minh khong co ban chi co be. VH K7